Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách

Từ ngày 4 đến 15.10.2022, Đoàn công tác gồm các cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng đại diện một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng về truyền thông chính sách tại Hàn Quốc. Chương trình nằm trong khuôn khổ giai đoạn 2 Đề án “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ”, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.
Trình bày Báo cáo Quốc gia tại phiên khai mạc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trưởng đoàn công tác cho rằng, mục tiêu của truyền thông chính sách là làm cho người dân biết, hiểu và thực hiện chính sách; xây dựng đồng thuận xã hội như nguồn lực thực thi chính sách; giúp cho người dân có cơ hội phản hồi chính sách; giúp nhà xây dựng chính sách thực hiện điều chỉnh phù hợp; cơ quan báo chí khẳng định vị thế và định hướng dư luận. Khó khăn đối với truyền thông chính sách tại Việt Nam hiện nay là thiếu nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách; năng lực của đội ngũ hoạch định chính sách còn hạn chế… Đặc biệt, việc ứng dụng và triển khai công nghệ mới trong truyền thông chính sách còn chậm trong bối cảnh chuyển đổi số.
Theo PGS,TS Phạm Minh Sơn, để truyền thông chính sách hiệu quả, cần tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách; sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác, khuyến khích phản hồi; cung cấp thông tin chính sách dễ hiểu, đầy đủ, chính xác và đa chiều.
Trong giai đoạn chuyển đổi số, PGS, TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, cần từng bước ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của công chúng, hướng tới nâng cao năng lực tiếp cận, phân tích, đánh giá và phản hồi thông tin của công chúng…

Theo đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình là giúp các học viên xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn về truyền thông chính sách tại Việt Nam.
Trong 2 tuần tham gia chương trình, các học viên Việt Nam sẽ được nghe các chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc giảng dạy và tham quan thực tế một số cơ quan truyền thông, công ty sáng tạo nội dung lớn của Hàn Quốc.
Đoàn nghe các bài thuyết trình về sự hình thành các kênh quan hệ công chúng trong khu vực công tại Hàn Quốc và quá trình phát triển của từng kênh; hình thành dư luận thông qua các phương tiện truyền thông xã hội; tin tức kỹ thuật số, nhà báo và báo chí trong thời đại kỹ thuật số; hiểu biết về báo chí dữ liệu và dữ liệu lớn chính phủ tại Hàn Quốc.

Sau kết quả tích cực của giai đoạn 1, Dự án “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” giai đoạn 2 (2022-2024) hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu truyền thông chính sách cho cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; chỉ đạo truyền thông chính sách cho lãnh đạo các cơ quan báo chí và cơ quan hoạch định chính sách và truyền thông chính sách cho cán bộ truyền thông ở địa phương.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Nhân dân ngày 5.10.2022
Bài liên quan
- Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
- Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
- Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Trong kỷ nguyên phát triển bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm, truyền thông trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu và tạo lập niềm tin của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đặc sản vùng miền – nơi sản phẩm mang trong mình cả giá trị văn hóa, lịch sử và phong tục bản địa – CSR không chỉ dừng lại ở cam kết về chất lượng, mà còn là lời khẳng định trách nhiệm với môi trường, văn hoá địa phương và cộng đồng xã hội. Truyền thông CSR vì thế đóng vai trò trung gian chiến lược giúp doanh nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, lan tỏa giá trị nhân văn và tạo lập mối quan hệ lâu dài với công chúng. Bài báo nhằm đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị truyền thông CSR tại các doanh nghiệp đặc sản vùng miền trong bối cảnh hiện đại.
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên số ngày nay đang mở ra nhiều không gian hơn bao giờ hết cho sự giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa trên toàn cầu. Trong điều kiện đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, cách thức thực hiện. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa và các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho những giá trị ấy luôn có sức sống qua các thế hệ cộng đồng. Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi những phương thức truyền thông mới, có khả năng kết nối cảm xúc và thích ứng với thói quen tiếp nhận đa dạng của công chúng hiện đại. Chiến lược kể chuyện đa nền tảng (transmedia storytelling) nổi lên như một giải pháp hiệu quả, cho phép truyền tải giá trị văn hóa thông qua hệ sinh thái nội dung phong phú, kết nối nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau.
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra sâu rộng, báo chí cách mạng Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ vững bản chất cách mạng. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là đòi hỏi mang tính thời sự, mà còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, các câu lạc bộ sinh viên không chỉ là môi trường thực hành kỹ năng mà còn là kênh quan trọng để xây dựng và lan tỏa thương hiệu của cơ sở đào tạo. Hoạt động truyền thông của câu lạc bộ được triển khai qua nhiều hình thức tương tác trực tuyến và trực tiếp, đóng vai trò kết nối giữa sinh viên, giảng viên và các đối tác bên ngoài. Bài viết này phân tích hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ của sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao dựa trên các lý thuyết truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và quan hệ công chúng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể, nội dung và phương thức triển khai truyền thông. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phỏng vấn chuyên sâu, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường hợp tác liên tổ chức để nâng cao chất lượng thông điệp, mở rộng phạm vi tiếp cận và đảm bảo tính bền vững cho cộng đồng câu lạc bộ sinh viên.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Bình luận