Vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới
Trong lịch sử vinh quang của dân tộc Việt Nam, trên mọi lĩnh vực hoạt động, từ miền núi đến miền xuôi, từ Nam chí Bắc, phụ nữ các tầng lớp, lứa tuổi, các dân tộc, tôn giáo đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc. Hàng triệu phụ nữ đã lập những chiến công lẫy lừng trên các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
Công cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu chiến lược là thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình tích cực hội nhập khu vực và quốc tế,... Đây vừa là vận hội, vừa là thách thức đối với chị em phụ nữ, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy lực lượng lao động nữ phát huy khả năng trí tuệ của mình trên các lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội,... góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ việc nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định việc chăm lo phát triển toàn diện người phụ nữ là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của đất nước ở mọi giai đoạn cách mạng.
Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12.1986) nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng mọi năng lực sản xuất, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân,... Đại hội đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước và khẳng định: Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, phải được cụ thể hóa thành chính sách, luật pháp. Các cơ quan nhà nước với sự phối hợp của các đoàn thể cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc(1).
Tiếp đó, các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX và X đều nhấn mạnh phải đảm bảo quyền lợi phụ nữ; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của người phụ nữ. Tại Đại hội X, Đảng chỉ rõ: “Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để người phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động của xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”(2).
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chị em phụ nữ đã sánh vai được cùng các “đấng mày râu” trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Phụ nữ có khả năng độc lập về kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc vào nam giới. Họ tỏ ra có năng lực trong quản lý, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học,... ý chí vươn lên của họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Những năm qua, phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Trong lĩnh vực kinh tế, hàng vạn cán bộ khoa học nữ, hàng triệu phụ nữ nông dân đã khắc phục khó khăn, nghiên cứu, thí nghiệm lai nhiều giống lúa, ngô,... đưa vào sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cao. Phụ nữ nông dân cả nước tham gia ngày càng tích cực các hoạt động khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần làm thay đổi hẳn lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều cánh đồng lúa đạt từ 10 tấn, 15 tấn/ha/năm; nhiều cánh đồng ngô đạt từ 3 đến 5 tấn/vụ, đảm bảo lương thực đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu từ 3 đến 5 triệu tấn gạo/năm,...
Trong sản xuất công nghiệp, lao động nữ chiếm đa số trong các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may. Vượt qua những khó khăn thử thách của cơ chế thị trường, chị em vừa tích cực lao động, vừa tích cực học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề để đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới.
Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phần đông lao động là nữ. Với đức tính cần cù, tỉ mỉ và bàn tay khéo léo, chị em đã góp phần không nhỏ trong khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, năng động sáng tạo trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát huy sáng kiến, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng tinh xảo, đa dạng, đem lại doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng,...
Trong các ngành bưu điện, dịch vụ, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng,... lực lượng lao động nữ chiếm trên 50%, có những cơ sở chiếm 70-80% nữ.
Ngoài ra, vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình cũng đạt những kết quả rất đáng trân trọng. Gần đây, Hội phụ nữ đã huy động 1.700 tỉ đồng cho hơn 2 triệu phụ nữ vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
Ở lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, lao động nữ chiếm tỉ lệ khá cao: 73,4% trong ngành giáo dục đào tạo, 52,3% trong y tế... Các tầng lớp phụ nữ đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, khắc phục những hiện tượng văn hóa tiêu cực lạc hậu. ở các cấp học phổ thông, cao đẳng, đại học, tỉ lệ học sinh nữ đã gần cân bằng với học sinh nam (47,71% ở cấp Tiểu học, 46,5% ở cấp PTTH, 47,54% ở cấp CĐ - ĐH), 100% các xã đã xóa mù chữ cho phụ nữ, phổ cập giáo dục tiểu học.
Vấn đề kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV-AIDS, xây dựng gia đình văn hóa,... đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, thanh toán được một số dịch bệnh ở trẻ em.
Ở lĩnh vực khoa học - công nghệ, tỉ lệ cán bộ nữ trong các ngành khoa học tự nhiên là 36,64%, nông lâm thủy sản là 43,42%, KHKT là 33% và trong KHXH&NV là 35,27%. Nhiều chị em đã thành công trong nghiên cứu khoa học được nhận giải thưởng của Bộ khoa học công nghệ và môi trường, bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 24 cá nhân và 8 tập thể các nhà khoa học nữ được trao tặng giải thưởng Kovalevxkaia.
Trên lĩnh vự an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tuy tỉ lệ nữ tham gia không cao nhưng nhiều tập thể nữ và chị em đã kết hợp hài hòa phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” với phong trào “quyết thắng”. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại. Cho đến nay, Hội đã có quan hệ với hơn 300 tổ chức quốc tế như Tổ chức phụ nữ liên chính phủ, phi chính phủ,... của gần 100 quốc gia khắp các châu lục.
Vai trò, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình không ngừng được cải thiện. Tỉ lệ cán bộ nữ tham gia Quốc hội tăng dần qua các khóa (18,5% trong khóa IX, 26,22% khóa X, 27,3% và trong khóa XI), xếp thứ nhất châu á-Thái Bình Dương về nữ đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 ở các tỉnh là 21,1%, cấp huyện là 20,1%, cấp xã là 16,6% đến nhiệm kỳ 2004-2007 tăng lên: cấp tỉnh là 23,9%, cấp huyện là 23%, cấp xã là 19,5%. Ngoài ra còn có 1 Phó Chủ tịch nước, 1 Phó Chủ tịch Quốc hội(3), 8 Bộ trưởng, 26 Thứ trưởng, 4 Bí thư và Chủ tịch tỉnh, 22 Phó Chủ tịch tỉnh là nữ(4).
Ở các doanh nghiệp nhà nước, tỉ lệ cán bộ nữ trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý khá cao. Từ năm 1997-2002: 12,4% cấp Bộ trưởng, 9,1% cấp Thứ trưởng, 12,1% cấp Vụ trưởng, 8,1% cấp Vụ phó, 4% chức Tổng giám đốc, 4% chức Phó tổng giám đốc(5).
Trên đây là “những con số biết nói”, tuy chưa thật đầy đủ nhưng đã khẳng định tài năng, trí tuệ, sự đóng góp không thể thiếu được của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Có được kết quả như trên chính là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đúng mức đến sự tiến bộ và công bằng của chị em phụ nữ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ được học tập, nghiên cứu khoa học, phát huy sức sáng tạo của mình trong mọi lĩnh vực, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ vẫn phải chịu nhiều áp lực từ gia đình đến xã hội và còn phải chịu nhiều thua thiệt, bất bình đẳng giới. Theo như nhận xét của Tổng thư ký LHQ Ko-phi-Annan thì: chưa có nước nào phụ nữ được đối xử đúng với vai trò của họ. Phụ nữ còn chiếm hơn 80% trong số những người nghèo khổ; 2/3 số người mù chữ. Phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới về mặt thời gian. Họ vẫn còn là nạn nhân của sự phân biệt đối xử trong gia đình và nơi làm việc.
Theo con số thống kê, điều tra, trung bình nữ trí thức phải bỏ ra 5 giờ/ngày cho công việc gia đình, trong khi nam giới trí thức chỉ bỏ ra 1 giờ/ngày. Tỷ lệ nữ có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 5%. Nữ đại biểu Quốc hội khóa 1997-2002 chỉ chiếm 26,2%. Ngoài ra, tình trạng phụ nữ phải chịu bạo lực, ngược đãi trong gia đình, mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em vẫn chưa được khắc phục.
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo tiền đề quan trọng cho phụ nữ Việt Nam cơ hội thực hiện bình đẳng giới và xây dựng người phụ nữ mới. Song hiện nay, phụ nữ đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức từ xã hội và ngay cả trong bản thân người phụ nữ.
Để phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của mình, trước mắt cần quan tâm đúng mức những vấn đề sau:
Một là, đối với các cấp lãnh đạo: phải thấu hiểu hơn nữa điều kiện, nguyện vọng của phụ nữ; công bằng, khách quan khi đánh giá và bố trí công việc cho phụ nữ; đề ra những chính sách thiết thực giúp chị em vừa có cơ hội phấn đấu, vừa hoàn thành tốt công việc và thiên chức làm vợ, làm mẹ.
Hai là, mạnh dạn tuyển dụng, giao việc cho những phụ nữ có đủ năng lực để họ phát huy sức sáng tạo của mình cho đất nước.
Ba là, bản thân người phụ nữ phải tự ý thức về khả năng trí tuệ của mình, xóa bỏ sự mặc cảm, tự ty về giới tính. Thông qua sự tận tụy, đức hy sinh, phấn đấu vươn lên, chị em tự khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam mới; Cố gắng vươn lên để tự giải phóng mình, khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.
Bốn là, cần lên án mạnh mẽ, nghiêm trị theo luật pháp những kẻ vi phạm đạo đức, chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ./.
____________________________________
(1). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (ĐH VI, VII, VIII, IX), Nxb. CTQG, H, 2003, tr 123.
(2). Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb. CTQG, H, 2006, tr 120.
(3). Số liệu thống kê giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Phụ nữ, H, 2005.
(4). Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam bước thế kỷ XXI, Nxb. CTQG, H, 2000.
(5). Số liệu thống kê giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Phụ nữ, H, 2005.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyền truyền số tháng 10.2006
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận