Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu chuyển cư
Cùng quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, sự tăng trưởng kinh tế luôn kèm theo sự thay đổi dân cư. Đây là một quá trình mang tính quy luật. Quá trình này chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: sinh, tử, và di dân. Sự di chuyển dân cư là một yếu tố động, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chi phối khác như những nhân tố kinh tế, xã hội và văn hoá… gây ra những tác động khác nhau lên quá trình này. Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp. Lý do là đối với mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của một quy luật sống bất di bất dịch của tự nhiên: sinh ra – bước chân vào xã hội và chết - đi ra khỏi xã hội đó hay di chuyển sang xã hội khác dưới những hình thức ra đi khác nhau.
Trong quá trình hoạt động sống có những cá nhân luôn di chuyển nơi sinh sống, cư trú, hoạt động lao động của mình. Sự di chuyển của những cá nhân này không chỉ tạo ra mặt “động” của quá trình dân số mà nó cũng đem lại những hậu quả đôi khi khó lường trước được.
Sự di chuyển dân cư luôn là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là một hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong xã hội. Mỗi dân tộc, trong tiến trình lịch sử đều gắn liền với quá trình di dân được xác định. Điều đó đúng với mọi quốc gia mọi dân tộc. Hoạt động di chuyển dân cư đã từng tồn tại suốt nhiều thế kỷ và luôn gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Từ xa xưa, trong mỗi giai đoạn lịch sử, hoạt động này diễn ra với những đặc điểm riêng của nó, chẳng hạn như sự di chuyển dân cư trong lịch sử luôn gắn liền với sự mở mang bờ cõi, đất đai..., và hệ quả là tạo nên nét đặc thù riêng cho mỗi xã hội cụ thể. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng chứng tỏ điều đó, nhất là đối với tộc người Việt trong vòng hơn mười thế kỷ gần đây.
Nhận thức đầy đủ về sự chuyển cư trong quá khứ cũng như hiện tại là một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển tri thức khoa học. Nhưng vấn đề đặt ra là phải nhận thức thật đầy đủ, khoa học về quá trình di cư đang diễn ra xã hội Việt Nam hiện đại, chẳng hạn như: “Tình trạng di cư hiện nay sao? Di dân sẽ là biến đổi cấu trúc (cơ cấu) dân số – xã hội như thế nào? Những gì là nguyên nhân, là các yếu tố, là những điều kiện… gây tác động, ảnh hưởng đến sự di chuyển dân cư ? Vai trò của quá trình chuyển cư như vậy đối với công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước và phát triển mọi mặt khác nhau của đời sống xã hội nói chung và của từng địa phương cụ thể nói riêng? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội – văn hoá của từng vùng, từng dân tộc? Có sự thay đổi gì về lối sống của họ trong những điều kiện hoạt động sống mới? Những mối quan hệ xã hội mới được định hình như thế nào? Hậu quả môi trường nơi họ mới chuyển đến ra sao? Sự lan truyền văn hoá, lối sống cũng như sự “giao thoa” văn hoá giữa những nhóm xã hội “đi”, “đến” như thế nào? v.v... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra khi quan tâm nghiên cứu hiện tượng xã hội nóng bỏng và bức xúc này.
Trong những năm bắt đầu của thời kỳ đổi mới trở lại đây, ở Việt Nam sự di chuyển dân cư đang diễn ra mạnh mẽ. Những nghiên cứu công bố gần đây cho thấy chuyển cư trong nông thôn là môt hiện tượng tất yếu. Chẳng hạn, “Lấy Đắc – Lắc làm ví dụ, trong những năm 1976 – 1981 chỉ có khoảng 15 ngàn dân di cư tự do đến tỉnh này, nhưng thời kỳ 1986 – 1990 tăng lên đến con số 92 nghìn người, năm 1991 – 1995 có 167 nghìn, riêng năm 1996 đã có khoảng 30 nghìn người; và năm 1997, tạm thời lắng xuống, có khoảng 8 ngàn… do có chỉ thị 267/CP, 288/CP và công điện 1157/ĐP1 ngày 14.4.1997 của Chính phủ về bảo vệ rừng, kiên quyết xử lý dân di cư tự do và bảo vệ rừng. Theo nghiên cứu của TS Đặng Nguyên Anh, dòng di cư đến Đắc Lắc trong những năm 1986 – 1990 có 18.338 hộ với 91.658 khẩu, thì những năm 1991 – 1995 có 35.580 hộ với 166.227 khẩu, chỉ riêng năm 1996 có 6.081 hộ (với 29.577 khẩu) di chuyển đến tỉnh này. Những con số này cho thấy tính bức thiết cũng như quy mô gia tăng của quá trình chuyển cư ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới.
Vấn đề đặt ra là cần xem di chuyển dân cư, một hiện tượng khách quan như những hiện tượng xã hội khác đã và đang nảy sinh cần được tìm hiểu, nghiên cứu một cách khoa học, nhằm xác định đúng những quy luật và tính quy luật tác động, chi phối nó. Từ đó có sự nhận thức đúng về hiện tượng xã hội này và đề ra những chính sách, những giải pháp đúng đắn điều tiết chính quá trình chuyển cư sao cho hợp lý, phù hợp với tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cũng như quá trình hoà nhập vào khu vực và quốc tế hiện nay.
Nghiên cứu sự chuyển cư là cần thiết, lý do là hậu quả của quá trình này không những chỉ dừng ở khía cạnh xã hội, mà những hậu quả do chính quá trình chuyển cư đưa lại, chẳng hạn như sự khai phá đất đai và kèm theo đó là những vấn đề về môi trường sinh thái. Lấy Đắc Lắc làm thí dụ, đến năm 1999 Đắc Lắc chỉ còn 65% rừng (khoảng hơn 1,2 triệu ha), do dòng chuyển cư đến Đắc Lắc diễn ra mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm diện tích trồng cà phê ở tỉnh này tăng lên trên 10 lần (năm 1975: 14.000ha; năm 1995: 172 nghìn ha). Ước tính mỗi năm Đắc Lắc có khoảng 5.000 – 10.000 ha rừng bị xoá sổ.
Một số lý do khác cũng cần xem xét vấn đề chuyển cư ở mỗi quá trình di chuyển, người di cư sẽ di chuyển đến đâu để sinh sống, những nhân tố nào tác động lôi kéo họ ra khỏi mảnh đất quê hương, “nơi chôn rau, cắt rốn của họ”. Điều cần nghiên cứu xem xét sâu sắc thêm ở đây là nhận thức truyền thống về nơi cư trú của những người trong dòng di cư này đã thay đổi như thế nào? Phải chăng đối với họ, quê hương bản quán không còn ý nghĩa nặng nề như những người còn ở lại? Phải chăng cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho họ thay đổi những quan niệm truyền thống kiểu như vậy.
Một lý do khác cũng cần được đặt ra trong nghiên cứu về di chuyển dân cư hiện nay đó là những yếu tố kinh tế trong hoạt động lao động sản xuất của những người di cư. Từ những năm 1990 cho đến nay, đất nước ta chuyển dần từng bước sang nền kinh tế thị trường, những giá trị xã hội cũng đã ít nhiều thay đổi tầm ảnh hưởng của nó. Bên cạnh những giá trị truyền thống còn lưu giữ trong lòng xã hội, có những giá trị mới đang “lên ngôi”, gây không ít những ảnh hưởng, tác động đến hành vi, sự lựa chọn của các cá nhân trong xã hội Việt Nam đương đại. Hệ những giá trị mới cũ đan xen, trong đó phải kể đến những giá trị “trọng sang, trọng giàu, trọng vật chất, trọng văn minh, hiện đại…” Điều này cho thấy những nhân tố kinh tế sẽ góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến sự lựa chọn lý do để di cư. Vì vậy, việc nghiên cứu những nhân tố kinh tế – xã hội gây tác động, ảnh hưởng đến di chuyển dân cư là cần thiết, bởi vì những nhân tố này sẽ tạo ra những giá trị xã hội (và cũng là những tính quy luật xã hội) tác động đến nhận thức, hành vi của các thành viên trong xã hội Việt Nam. Chẳng hạn như đất đai canh tác, thu nhập, việc làm… và cả những cơ hội nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh tế đều là những nhân tố tác động đến quyết định ra đi, sự lựa chọn nơi di chuyển đến của những người di cư. Và tự nó, những yếu tố này là những nguyên nhân cụ thể làm nảy sinh và thúc đẩy dòng di cư hiện đại. Việc chỉ ra được tầm ảnh hưởng của chúng cũng là một trong những vấn đề cần đề cập nghiên cứu.
Vấn đề đặt ra là để nghiên cứu về chuyển cư cần vận dụng lý thuyết xã hội học nào để làm sáng tỏ nội dung, bản chất cũng như những yếu tố nào tác động đến quá trình đó trong điều kiện mở cửa nền kinh tế ở nước ta hiện nay, và sự chuyển đổi nơi cư trú cũng như nơi tìm được việc là của người dân nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới đây là một sự thử nghiệm vận dụng lý thuyết di động xã hội và việc nghiên cứu chuyển cư.
Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào quá trình nghiên cứu chuyển cư cho phép nghiên cứu không chỉ về mặt sở hữu mà cả về vị thế của họ trong các mối tương tác với những người khác, nhóm khác.
Thứ nhất là, vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu di chuyển dân cư cho phép chỉ ra được sự biến động xã hội thông qua sự thay đổi địa vị của họ không chỉ về lĩnh vực cư trú mà còn cho thấy được những thay đổi trong nhận thức của người dân tham gia vào dòng di cư.
Thứ hai là, sự thay đổi địa vị buộc họ phải thực hiện những chức năng mới trong khu vực định cư như thay đổi nghề nghiệp hoạt động lao động, ứng xử xã hội với những dân cư nơi đến cũng như với chính quyền sở tại.
Thứ ba là, vận dụng lý thuyết này cho phép chúng ta khảo sát sự biến đổi những quan niệm của những người di chuyển tới cũng như những người đang định cư sở tại.
Thứ tư là, sự thay đổi về mặt kinh tế sẽ kéo theo những đánh giá của các cộng đồng xã hội địa phương về những người tham gia di cư khác nhau.
Thứ năm là, những tác động của những người đến định cư sẽ tạo ra những thay đổi về môi trường xã hội, môi trường văn hoá và lối sống không chỉ cho những người di cư và cho những người chính cư.
Thứ sáu là, vận dụng lý thuyết này cho chúng ta nhìn nhận chuyển cư là một quá trình xã hội phức tạp, không đơn thuần chỉ nhìn nhận như là một quá trình di trú. Quá trình này ảnh hưởng không chỉ đến nơi đến, mà còn ảnh hưởng đến cả nơi xuất cư. Trong các hướng di chuyển dân cư tạo ra những hệ quả xã hội khác nhau, như làm thay đổi quan niệm, lối sống, ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm, quan hệ thân thuộc, và tất yếu sẽ tạo ra những “sức hút” đối với cả hai nơi: đi đến và trở về.
Thứ bảy là, việc vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu cho phép xem xét sự di động địa vị người phụ nữ trong sự đổi mới hiện nay, thông qua việc di chuyển nơi ở, tìm việc làm, nhu cầu gia tăng kinh tế của phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến vị trí của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến điều này bao gồm học vấn (giáo dục), thu nhập, việc làm, khoảng cách việc đối với gia đình, số con, tình trạng sức khoẻ và hôn nhân,…
Thứ tám là, việc vận dụng lý thuyết này cũng cho phép ta xem xét những hậu quả của quá trình di dân cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực không chỉ đối với môi trường xã hội, môi trường văn hoá mà cả môi trường sinh thái – tự nhiên nữa. Nó giúp đem lại một cách tiếp cận lý luận cho nghiên cứu xã hội học về di dân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Nghiên cứu lịch sử: Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Phụ san. Viện Sử học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội – 1994.
2. Nguyễn Lượng Trào: Di dân trong những năm gần đây - thực trạng và giải pháp. Báo cáo khoa học tại Hội nghị chính sách di dân tự phát. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 – 7 tháng 7 năm 1998.
3. Đặng Nguyên Anh: Những mô hình di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Báo cáo khoa học N0 0603 tại Hội nghị chính sách di dân tự phát. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 – 7 tháng 7 năm 1998.
4. Triệu Xuân: Rừng xanh Đắc Lắc bây giờ ra sao. Báo Đầu tư, ngày 15 tháng 10 năm 1998; tr12.
5. Tô Duy Hợp: Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Xã hội học số 1.1995.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
- Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế. Thắng lợi này đã củng cố thành quả của kỷ nguyên độc lập, tự do và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam do Đảng lãnh đạo; tiếp tục khẳng định hệ giá trị cho nhân loại về tính chính nghĩa của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và vươn mình phát triển.
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương của Đảng ta về việc đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch đó; đồng thời, làm rõ nội dung liên quan, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 30-4-2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn lễ kỷ niệm. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn:
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của niềm tin, ý chí kiên cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cần tiếp tục được phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, sánh vai các cường quốc năm châu.
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế. Thắng lợi này đã củng cố thành quả của kỷ nguyên độc lập, tự do và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam do Đảng lãnh đạo; tiếp tục khẳng định hệ giá trị cho nhân loại về tính chính nghĩa của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và vươn mình phát triển.
Bình luận