Về tộc danh "Mán" trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 1946

1. Hoàn cảnh ra đời
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đất nước ta bước sang trang sử mới của độc lập – tự do. Tuy nhiên, thực dân Pháp rất giỏi trong việc nghiên cứu và cai trị các dân tộc thiểu số bằng kiến thức dân tộc học - chính trị. Do đó, tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, chúng âm thầm tuyên truyền, vận động…để bà con không đi theo cách mạng, cản trở, quấy phá… các thành quả của chính quyền cách mạng non trẻ.
Để đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc trong mưu đồ thiết lập các xứ “tự trị” của người Pháp, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có rất nhiều động thái kiên quyết thực hiện chủ trương đại đoàn kết dân tộc, trước hết ổn định tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số các công việc ấy, tiêu biểu phải kể đến hai công việc hết sức quan trọng, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong suốt một thời gian dài là: thuyết phục Vương Chí Sình (vua Mèo) đi theo cách mạng, trở thành đại biểu Quốc hội khóa I và khẩn trương tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku – Gia Lai vào ngày 19/4/1946.
Đại hội đã đón trên 1.000 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, Trung Bộ về tham dự. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Đại hội để chúc mừng toàn thể đồng bào dân tộc thiểu số với tình cảm đặc biệt.
Kể từ đó đến nay, đã 77 năm trôi qua, rất nhiều người trong cán bộ và nhân dân từng thuộc lòng nội dung bức thư ngắn nhưng đầy đủ nội dung, chan chứa yêu thương, thắm tình đoàn kết mà Bác đã để lại cho cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa được giải thích cặn kẽ, tường minh nên hiện nay còn có người trong đồng bào Dao băn khoăn việc Bác gọi dân tộc “Mán” ở trong thư. Không ít người trong đồng bào cho rằng gọi tên “Mán” với mình là không trọng thị. Ở đây, chúng ta cần phân tích và đưa ra một sự lý giải tường minh để cộng đồng người Dao, cũng như các cộng đồng dân tộc thiểu số hiểu rõ bối cảnh cụ thể đã định hình và phổ biến tộc danh các cộng đồng dân tộc thiểu số tại thời điểm mà Bác Hồ gửi thư đến Đại hội.
2. Vấn đề tên gọi – tên tự gọi của người Dao và cách định danh của cộng đồng trong thời kỳ Cách mạng
Người Dao ở Việt Nam có dân số xếp thứ 9 trong thành phần cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho biết, hiện người Dao có 891.151 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố(1). Người Dao tự gọi mình là Kiềm Miền/Kìm Mùn (người ở rừng, núi). Tuy nhiên, đây là cách định danh có tính phiếm xưng, còn trong các văn bản, họ tự gọi mình là Dào Nhần (Dao Nhân, tức người Dao). Do điều kiện và lịch sử cư trú, trong quá trình cai trị ở vùng Đông Bắc Việt Nam, người Pháp tạm chia các dân tộc thiểu số thành 2 nhóm cư dân chính. Nhóm ở vùng thấp gọi là Thổ (người Tày, Nùng), nhóm ở vùng cao hơn gọi là Mán (người Dao), còn nhóm ở hẳn trên đỉnh núi cao được gọi là Mèo (Mông). Từ cách định danh của nhà cầm quyền, lâu dần, cộng đồng cư dân sở tại cũng gọi theo như một thói quen. Do cách gọi phổ biển tại thời điểm này, nên việc định danh tộc người là Mán đương nhiên được cộng đồng cùng hiểu là nhóm người cư trú tại khu vực núi cao, vùng sâu, rất hẻo lánh.
Các tài liệu ghi chép về cộng đồng người Dao ở Việt Nam giai đoạn trước và ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đều gọi người Dao ngày nay là Mán. Chẳng hạn, trong hồi ký “Từ nhân dân mà ra” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều đoạn ghi chép về người Mán như: “Ở vùng núi cao, vùng đồng bào Mán trắng, phong trào cũng phát triển mạnh… Đồng bào Mán trắng rất mừng rỡ khi gặp cán bộ Việt Minh”(2). Hoặc trong quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa 19/8/1945, đồng chí Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) có đi qua các vùng Phủ Thông, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn, tại đây khi thấy khí thế cách mạng đang lên cao, đồng chí đã ghi lại: “Đồng bào người Thổ cũng như người Mán rất tốt, đón tiếp cán bộ cách mạng với một nhiệt tình đặc biệt. Nhất là trên các bản người Mán ở dọc đỉnh núi phía Bắc, một vùng rẻo cao lúc nào cũng lấm tấm mưa, dù dưới chân núi trởi nắng. Đồng bào Mán đều tham gia Việt Minh, các chị phụ nữ cũng như các em nhi đồng đều thuộc lầu quyển Việt Minh Ngũ Tự Kinh tiếng Mán và nhiều bài ca cách mạng”(3).
Như vậy, có thể thấy rõ rằng, tên gọi Mán là tên gọi được cộng đồng cư trú cận kề cùng định danh về một dân tộc cụ thể trong quá trình hoạt động cách mạng từ thời kỳ Tiền khởi nghĩa.
Ở phương diện tác phẩm văn học, nhà văn Nam Cao trong thời kỳ công tác tại khu vực các xã Vi Hương, Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cũng đã viết “Nhật ký ở rừng”, trong đó có đoạn: “Ngay sau cuộc họp, chúng tôi sửa soạn ba-lô lên Mán. Mán còn là một thế giới hoàn toàn bí mật. Ngay người Thổ cũng rất ít khi lên. Làng Thổ ở ngay dưới chân ngọn núi có làng Mán ở trên. Thế mà có những ông già Thổ ngoài sáu mươi chưa lên Mán một lần nào”(4).
Tổng hợp các ghi chép trên, có thể thấy ở giai đoạn này, người Tày, Nùng được gọi là Thổ và người Dao được gọi là Mán. Người ta cho rằng cách định danh này ít nhiều có hàm ý miệt thị bởi người Pháp trong quá trình cai trị. Do được định danh trong các công việc hành chính, nên lâu dần, cộng đồng đã quen và sử dụng luôn cách gọi này trong đời sống cộng đồng. Điều này càng rõ hơn khi ta đọc tác phẩm của nhà thơ dân tộc Dao – Bàn Tài Đoàn viết về giai đoạn này. Trong hồi ký “Cuộc đời của Đoàn”, tác giả viết: “Cho đến cuối năm 1943, thành lập được các ban xã, ban tổng, ban châu, ban khu. Ở bên Mán khắc thành lập một khu Mán, gọi là khu Quang Trung. Đàn ông, đàn bà đều có quyền vào các ban làm việc”(5).
Qua tác phẩm của nhà thơ dân tộc Dao – Bàn Tài Đoàn, chúng ta thấy rõ ngoài việc tự gọi mình trong nội bộ đồng tộc là Kiềm Miền/Kìm Mùn, khi ra ngoài, để tiện trong việc định danh, bà con cũng tự gọi mình là người Mán.
Từ những minh chứng cụ thể trên, chúng ta được biết rằng vào thời kỳ tiền khởi nghĩa và ngay sau khi cách mạng thành công, cộng đồng người Dao ở tại thời điểm này vẫn quen định danh mình là Mán. Tương tự vậy, người Tày, Nùng được gọi là Thổ. Đây là cách định danh tộc người phổ biến tại thời điểm đó.
3. Kết luận
Việc định danh tên gọi tộc người ở Việt Nam được các nhà dân tộc học nghiên cứu và thống nhất vào khoảng thời gian những năm 60-70 của thế kỷ trước. Nhưng để thống nhất toàn bộ thì phải đến cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1979. Do đó, tại thời điểm 8 tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, việc nghiên cứu và định danh tên gọi các dân tộc ở nước ta theo sự thống nhất chung chưa thể thực hiện được. Cho dù như vậy, việc tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku – Gia Lai vào ngày 19/4/1946 chứng tỏ Đảng và Bác Hồ đã luôn đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc, chú trọng việc củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Ở trong bối cảnh ấy, tộc danh Dao chưa được cộng đồng biết đến như một định danh tộc người phổ biến mà nếu sử dụng trong văn phong đại chúng, cộng đồng các dân tộc sẽ không thể nhận biết được. Để dễ hiểu, dễ nhận biết trong đời sống, Bác Hồ đã dùng ngôn ngữ phổ biến nhất, cụ thể trong trường hợp này là tộc danh Thổ để chỉ các dân tộc Tày, Nùng và tộc danh Mán để chỉ dân tộc Dao. Với văn phong dễ hiểu và đặc biệt gần gũi, ấm áp, bức thư gửi đồng bào các dân tộc thiểu số tại Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam ngày nay luôn được coi là một di sản quý báu mà Bác Hồ đã để lại cho cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bất cứ ai trong đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi khi nhắc đến bức thư này của Bác đều luôn bày tỏ tình cảm trân trọng và thiêng liêng đặc biệt.
______________________________________________________
(1) Tổng cục Thống kê: Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019.
(2), (3) Hồi ký cách mạng - Nhân dân ta rất anh hùng (1976), Nxb. Văn hóa, H., tr.91, 105.
(4) Nam Cao, Nhật ký ở rừng, https://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?4161
(5) Bàn Tài Đoàn (2006), Tuyển tập thơ, văn, Nxb. Văn hóa dân tộc, H., tr.22.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay
Để công tác giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao không thể vắng bóng hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thông qua sát sao lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh. Bài viết phác hoạ thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay, chỉ rõ hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này thời gian tới.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, những năm gần đây Thái Bình đã khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển để tạo đà cho phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX “Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”. Bài viết khái quát những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình thời gian qua.
Bình luận