Xây dựng đội ngũ giáo viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người thầy vĩ đại, người tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mà còn là nhà giáo dục lớn, khai sinh ra nền giáo dục cách mạng nước ta. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những quan điểm rất toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam nói chung, xây dựng đội ngũ giáo viên nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu một cách sâu sắc hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng sáng tạo vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta là vấn đề có tính cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng nền giáo dục quốc dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là thầy giáo và đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, trong đó có công tác đào tạo giáo viên. Bởi vì, để thắng “giặc dốt”, có nhân tài xây dựng đất nước, theo kịp các nước trên thế giới phải có giáo dục. Trong lúc chính quyền cách mạng mới thành lập, việc đối phó với thù trong, giặc ngoài, đặc biệt là âm mưu và hành động tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp, đất nước trên 90% dân số mù chữ, giặc dốt đang xâm nhập trong từng hang cùng, ngõ hẻm trên đất nước Việt Nam. Để đối phó với loại giặc này phải xây dựng được nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục cũ cũng hết sức cấp bách.
Về nhiệm vụ của thầy, cô giáo, Hồ Chí Minh quan niệm rất sâu sắc nó không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà có tác dụng, hiệu quả lâu dài cho dân tộc, đất nước. Người nói: “Các cô, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: Bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau”(1). Hồ Chí Minh đánh giá rất cao nhiệm vụ của thầy, cô giáo, đánh giá cao những thầy, cô giáo hoàn thành nhiệm vụ. Người cho rằng: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”(2).
Xác định vị trí, nhiệm vụ, tôn vinh nghề dạy học, Hồ Chí Minh còn đặt nhiều vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa là yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ thầy, cô giáo và người làm công tác giáo dục. Người đặt vấn đề hàng đầu đối với thầy, cô giáo, đó là: phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng... cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò... giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ(3).
Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ thầy, cô giáo phải học chủ nghĩa Mác - Lênin và phải học một cách sáng tạo. Người luôn nhắc nhở: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”(4). Người yêu cầu các thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho người học về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống. Trong quá trình trồng người của mình, là nhà mô phạm được nhiều thế hệ noi theo.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng, học tập chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ thầy, cô giáo. Người viết: “phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”(5). Người yêu cầu thầy, cô giáo phải không ngừng học tập: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”(6). Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc tự học, “lấy tự học làm cốt”. Thầy, cô giáo phải biết cách hướng dẫn cách tự học cho học sinh và bản thân thầy, cô giáo chỉ có bằng cách tự học mới có thể nâng cao trình độ cập nhật kiến thức để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng vĩ đại về tự học, tự rèn luyện.
Bước vào thế kỷ XXI, xu thế đổi mới giáo dục trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, với nhiều mô hình khác nhau. Triết lý giáo dục trong thế kỷ XXI được Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI trình bày trong cuốn Học tập: Một kho báu tiềm ẩn đặt vấn đề, khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ biến đổi nhanh chóng, thì một trong những thách thức của thế kỷ mới là giáo dục. Đây là một trong những con đường chủ yếu phục vụ sự phát triển con người sâu sắc hơn và hài hòa hơn, từ đó có thể đẩy lùi tình trạng đói nghèo, bài trừ nhau, không hiểu nhau, áp bức nhau. Triết lý của giáo dục được thể hiện với tư tưởng chủ đạo là: lấy “học thường xuyên”, suốt đời làm nền móng, xây dựng 4 trụ cột của giáo dục, “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, hướng tới một “xã hội học tập”, nhằm thực hiện một yêu cầu là không để một tài năng nào bị lãng quên mà không được khai thác.
Trước yêu cầu đó của thế giới, quán triệt đường lối của Đảng, ngành Giáo dục và Đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá và đào tạo đội ngũ giáo viên.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”(7). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu quả... Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng cả về số lượng và chất lượng”(8). Tuy nhiên, đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao. Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt còn bất cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ”(9).
Đó là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cùng các cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo việc thực hiện; đổi mới từ việc lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục và đào tạo giáo viên và sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học. Những quan điểm đó thực chất là trở về với những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Vì vậy, phải từ tầm nhìn về tương lai mà suy nghĩ công việc hiện nay và sắp tới của nền giáo dục nước ta, phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là xây dựng đội ngũ giáo viên - những người anh hùng vô danh.
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của ngành giáo dục “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(10). Trong từng chương trình, bậc học, giáo trình phải xác định được mục tiêu cụ thể để xây dựng nội dung và có phương pháp phù hợp với đối tượng đào tạo.
Thứ hai, ngành giáo dục phải có chiến lược, quy định cụ thể về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vấn đề chất lượng giáo viên là một đòi hỏi nghiêm ngặt của công tác này tổ chức - cán bộ ngành giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải được lựa chọn thật tỉ mỉ, chính xác và phải được sự quan tâm đặc biệt đối với công tác tổ chức - cán bộ. Giáo viên phải xác định được tầm quan trọng của công việc để xác định rõ mục đích và thái độ của mình trong nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ. Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi. Học để nâng cao trình độ. Mỗi người phải có kế hoạch cụ thể, phải có ý thức tự học, tự trau dồi bản thân thông qua con đường tự học để hoàn thiện mình; học để làm việc tốt hơn, học để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp trồng người nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, đổi mới về nội dung chương trình đào tạo giáo viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc”(11). Ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Người còn đặc biệt lưu ý đến những tài liệu thiết thực. “Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học”(12). Đây là điều nhắc nhở mà tất cả chúng ta cần hết sức lưu ý để biết cách khai thác và sử dụng cho được những bài học từ kinh nghiệm thực tế mà người học mang đến trường. Người còn nêu lên nội dung học phải toàn diện: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”(13). Coi trọng giáo dục nhân cách lý tưởng, đạo đức, trí dục, thể dục và mỹ dục. Đây là những nội dung giáo dục hết sức cơ bản, toàn diện, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nên nền tảng sự phát triển con người Việt Nam.
Thường xuyên đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, kết cấu khối lượng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm tăng lên, tăng thêm thời lượng thực tế, kiến tập và thực tập. Quá trình kiến tập và thực tập giúp cho người học vận dụng những kiến thức đã học thể hiện trong thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn; làm quen và hiểu rõ về môi trường giáo dục, được trải nghiệm thực tiễn các công tác giáo dục như chủ nhiệm lớp, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trực tiếp đứng lớp. Đây là những đặc thù khác biệt của các chương trình đào tạo giáo viên với các chương trình đào tạo khác.
Thứ tư, đổi mới phương pháp dạy - học, Người nhấn mạnh đến việc tự học, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, học phải đi đôi với hành, động cơ và thái độ học tập phải đúng đắn… Theo Người, tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự giác, tự ý thức học tập.
Trong quá trình học tập, Người căn dặn phải gắn với nhiều hình thức học tập, học mọi lúc, mọi nơi. Người còn dạy phải luôn luôn khiêm tốn học hỏi quần chúng, học hỏi những người xung quanh: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”(14). Người chê những người “Xem nhiều sách để mà lòe, để làm ra ta đây”, Người coi những người đó không phải là biết lý luận, không khiêm tốn. Người cũng khuyên mọi người phải chữa được bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông.
Thứ năm, đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo vừa mang tính công nhận nhưng quan trọng hơn còn có tác dụng định hướng giáo dục rất hữu hiệu - Thi cử thế nào, thầy và trò dạy và học như thế ấy. Phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động đánh giá, coi trọng đánh giá của giáo viên ngay trong quá trình dạy học, đây là hoạt động chủ yếu thay vì tập trung thi cử cuối khóa nặng nề, đối phó, hình thức, thiếu thực chất thoát ly mục tiêu đào tạo. Phải tạo điều kiện cho người học tự đánh giá để tự hoàn thiện mình, kết hợp với các hình thức đánh giá một cách toàn diện để đạt được các chuẩn đầu ra của chương trình, đòi hỏi của xã hội đối với một người giáo viên tương lai.
Thứ sáu, cơ chế tổ chức quản lý phải đổi mới mạnh mẽ sang cơ chế tự chủ nhà trường, không chờ đợi, ỷ lại vào cấp trên mà phải tạo điều kiện cho từng giáo viên sáng tạo, tự giác chấp hành luật pháp, thực hiện quy chế với ý thức tổ chức kỷ luật cao, đồng thời chủ động thể hiện từng động tác giáo dục phù hợp và hiệu quả với từng sinh viên trong quá trình dạy học như những nhà giáo dục thực thụ. Xây dựng và hiện đại hóa các trường đại học sư phạm trọng điểm, chỉ tập trung vào công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, không đào tạo ngoài ngành sư phạm. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm tốt. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bài bản, chuyên sâu. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý để quản trị nhà trường khoa học, hiệu quả.
Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm cũng như chính sách đãi ngộ trong quá trình học, đầu ra cho người học, tiền lương, nhà ở, bồi dưỡng hàng năm...
Thứ bảy, có ý thức xây dựng một tập thể học tập, xã hội học tập và học suốt đời làm mục đích, phương châm, là công việc suốt đời của mỗi người giáo viên. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quan điểm giáo dục rất hiện đại, đặc biệt là trong điều kiện khoa học - công nghệ phát triển cực kỳ nhanh chóng, khoa học xã hội và nhân văn cũng không ngừng đổi mới, nên không học tập thì chắc chắn kiến thức của con người luôn luôn bị lạc hậu. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo sư phạm trong nước. Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo giáo viên, nhất là các trường đại học sư phạm với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu về giáo dục./.
_______________________________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.10, tr.344.
(2), (4) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.14, tr.402,747.
(3), (5) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.15, tr.507-508,507.
(6), (11), (12) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.6, tr.361,359;360.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H., tr.77.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.I, tr.62,63.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.I, tr.83.
(10) Luật Giáo dục (2008), Nxb. CTQG, H., tr.8.
(13) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.12, tr.647.
(14) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.1, tr.98.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 11/2021
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận