Xây dựng mô hình Câu lạc bộ Truyền thông Trẻ của sinh viên góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Mô hình nguồn lực trẻ trực tiếp tham gia tác chiến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng các sản phẩm truyền thông số và các chiến dịch truyền thông trên không gian mạng
Kết quả nghiên cứu và báo cáo kiến nghị của Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2019: “Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật” (đề tài nhánh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Chương trình Khoa học cấp Bộ trọng điểm)(1) cho thấy:
Một là, vai trò của truyền thông đồng đẳng người trẻ - người trẻ trên không gian mạng
Theo Báo cáo Digital Vietnam 2021(2), tính đến tháng 1/2021, Việt Nam có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 73,7% dân số), dữ liệu năm 2021 so với 2020 tăng 7 triệu người (11%). Tiktok đã vượt qua Facebook về số lượt download ở Việt Nam. Theo World Population (Tổ chức Dân số thế giới)(3), Việt Nam hiện đang là quốc gia có cơ cấu dân số vàng. Tỷ lệ người Việt Nam trong độ tuổi 25 - 39 chiếm 25%, trong đó thế hệ Z chiếm 12%; 97% kết nối Internet qua thiết bị di động. Thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình với mỗi người dân là 4giờ mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tính đến cuối năm 2020 chiếm 70% dân số với 150 triệu thiết bị di động. Tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh của Việt Nam là khoảng 50 triệu người (45% dân số), xếp hạng trong số 15 quốc gia sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới.
Trong hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, truyền thông là hoạt động rất quan trọng. Đối với giới trẻ hiện nay, truyền thông trên không gian mạng là kênh phổ biến, có tác động nhiều chiều, ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, thông tin, sản phẩm truyền thông dành riêng cho người trẻ về lĩnh vực này còn ít về số lượng, vẫn còn có sự đơn điệu, khô cứng về chất lượng, chưa hấp dẫn giới trẻ tiếp cận và tiếp nhận. Do đó, cần xây dựng và phát triển mô hình truyền thông đồng đẳng của người trẻ, từ đó đem lại hiệu ứng tích cực bởi sự đồng đẳng về góc nhìn, phong cách và tính cách.
Hai là, cần xây dựng lực lượng trẻ tham gia tác chiến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Hiện nay, Ban chỉ đạo 35 các cấp chủ yếu là thực hiện chức năng tham mưu, chưa thật sự đủ nguồn lực để thực hiện vai trò là cơ quan trực tiếp tác chiến. Hoạt động của Ban chỉ đạo 35 thường gặp khó khăn do hầu hết cán bộ kiêm nhiệm, lực lượng chuyên trách còn mỏng, phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau. Có sự thiếu hụt nguồn lực trực tiếp tác chiến, đặc biệt là nguồn lực trẻ tham gia nhận diện, xử lý thông tin truyền thông trên không gian mạng.
2. Mô hình tổ chức CLB Truyền thông Trẻ
Để trở thành mô hình nguồn nhân lực trẻ tham gia truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, trong thời gian thử nghiệm triển khai, CLB Truyền thông Trẻ tổ chức các hoạt động cụ thể sau đây:
- Thành lập và triển khai hoạt động CLB Truyền thông Trẻ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Ngày 9/3/2021, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phê duyệt Kế hoạch thành lập và triển khai hoạt động CLB Truyền thông Trẻ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đó xác định rõ mô hình tổ chức hoạt động của CLB; Công nhận danh sách Ban chủ nhiệm và thành viên CLB Truyền thông Trẻ; phê duyệt việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức; đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp. CLB Truyền thông Trẻ do Viện Báo chí chủ trì, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo 35 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Chỉ đạo 35 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ba lực lượng phối hợp cho hoạt động của CLB bao gồm: (1) Lực lượng phối hợp thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bao gồm: Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và Đoàn Thanh niên Học viện; (2) Đơn vị phối hợp thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền (bao gồm: Đoàn Thanh niên Học viện, Phòng Công tác chính trị và hỗ trợ sinh viên, các khoa đào tạo, Văn phòng, Ban Kế hoạch - Tài chính); (3) Đơn vị phối hợp bên ngoài (bao gồm: Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Mỹ thuật Thành phố Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí, truyền thông khác). Ban chủ nhiệm CLB Truyền thông Trẻ bao gồm 7 sinh viên đảm nhiệm các vị trí: 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 4 uỷ viên. Có 50 sinh viên nòng cốt là thành viên CLB và 55 cộng tác viên là sinh viên từ 11 khoa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được tập huấn để cùng tham gia triển khai các hoạt động của CLB.
- Tổ chức Hội thảo sinh viên và đào tạo, tập huấn cho các thành viên CLB Truyền thông Trẻ:
CLB đã tổ chức thành công Hội thảo: “Vai trò của sinh viên báo chí - truyền thông trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng” vào tháng 4/2021. Hội thảo có tham luận của đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 28 tham luận của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thông qua đó tuyển chọn thành viên CLB. Trong năm 2021, Viện Báo chí đã tập huấn 03 khoá tập huấn nghiệp vụ cho thành viên CLB Truyền thông Trẻ, bao gồm: Khóa 1: Kỹ năng viết tin bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Thực hành và tham quan tại báo Quân đội nhân dân; Khóa 2: Kỹ năng sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; Khóa 3: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; tham quan và thực tế, thực hành tại Báo Quân đội nhân dân và một số cơ quan báo chí và mô hình truyền thông khác.
Tháng 7/2021, CLB phát triển mạng lưới cộng tác viên (CTV) và tập huấn cho đội ngũ CTV kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực thi nhiệm vụ. CLB đã tiến hành đào tạo, tập huấn cho đội ngũ CTV về các kỹ năng cơ bản để các em có thể tham gia vào hoạt động của các nhóm sản xuất của CLB. Tiếp đó, Viện Báo chí phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Tập huấn chuyên sâu về báo chí chính luận, phóng sự ngắn, kỹ năng thiết kế đồ hoạ và sản xuất longform/mega story cho các thành viên CLB. Bên cạnh đó, Viện Báo chí thường xuyên đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên, lồng ghép các môn học của các ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện trong các hoạt động sáng tạo nội dung, tổ chức truyền thông trên các kênh truyền thông số.
3. CLB Truyền thông Trẻ tổ chức, triển khai các hoạt động thiết kế, sản xuất sản phẩm truyền thông số; tổ chức, thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông chính trị nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
CLB Truyền thông Trẻ tổ chức, triển khai các hoạt động thiết kế, sản xuất sản phẩm truyền thông số; tổ chức, thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông chính trị nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, thực hiện cụ thể ở các nội dung sau đây:
Thiết kế, xây dựng hệ thống nền tảng số để xuất bản và lưu trữ sản phẩm báo chí - truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Bao gồm: Thiết kế, xây dựng trang tin điện tử Truyền thông Trẻ (http://truyenthongtre.vn) và xây dựng fanpage và kênh riêng CLB Truyền thông Trẻ trên Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok và Spotify/ Soundcloud. Trang thông tin điện tử http://truyenthongtre.vn sẽ là nơi “tập kết”, lưu trữ toàn bộ dữ liệu của đề án để báo chí, các trang thông tin điện tử khác và mạng xã hội có thể trích dẫn, chia sẻ và lan tỏa truyền thông về chủ đề này.
Các hoạt động cụ thể bao gồm: (1) Tạo cơ sở dữ liệu số tại Trang thông tin điện tử Truyền thông Trẻ (truyenthongtre.vn). (2) Tham khảo nội dung và định hướng thông tin trên trang Việt Nam Thịnh Vượng (http://thinhvuongvietnam.com) và các tờ báo, tạp chí chính thống, sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông đa phương tiện, đăng tải trên trang thông tin điện tử truyenthongtre.vn và 5 nền tảng mạng xã hội như đã nêu trên. Các sản phẩm đa phương tiện bao gồm: các sản phẩm báo chí đăng tải trên trang thông tin điện tử truyenthongtre.vn, status, audio podcast, video podcast, mutex, infographic, phim ngắn, MV, longform…; nội dung được sắp xếp theo 5 chuyên mục sau:
+ Chuyên mục, Thanh niên kể chuyện Bác Hồ (audio podcast): những câu chuyện có tính giáo dục sâu sắc về Bác, để lại ý nghĩa muôn đời, được kể lại dưới góc nhìn của sinh viên, qua đó sinh viên nghe và học tập và làm theo Bác.
+ Chuyên mục, Tự hào sử Việt anh hùng, được thể hiện bằng video podcast và phim ngắn, kể chuyện những câu chuyện về các sự kiện lịch sử Việt Nam (gắn với các sự kiện lịch sử có ý nghĩa, cần truyền thông cho giới trẻ) bằng ngôn ngữ đa phương tiện.
+ Chuyên mục, Điểm nhìn truyền thông Trẻ: được trình bày dưới dạng bản tin đa phương tiện.
+ Chuyên mục, Người tốt, việc tử tế: những tấm gương cho thế hệ trẻ suy ngẫm và noi theo được thể hiện bằng video podcast và phóng sự ngắn; với mục đích tôn vinh các nghĩa cử cao đẹp, công việc có ý nghĩa thiết thực, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tăng tần suất thông tin tốt đẹp trên không gian mạng, thúc đẩy giáo dục hành vi tích cực, tinh thần tương thân tương ái trách nhiệm với xã hội và cộng đồng thúc đẩy công tác xã hội của thanh niên sinh viên.
+ Chuyên mục, Mỗi ngày một bài báo chính luận hay: status trên mạng xã hội, giới thiệu các bài báo chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch text phân tích, ảnh, đồ hoạ và dẫn đường link để mời bạn đọc click đọc bài báo chính luận.
Các chuyên mục có dung lượng từ 5 đến 10 phút, khuyến khích sản xuất thời lượng rút ngắn hơn nữa cho phù hợp với tâm lý người xem.
- Xây dựng quy trình biên tập, xuất bản và thành lập tổ tư vấn chuyên môn; tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông số bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tháng 5/2021, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ký duyệt quy trình biên tập, xuất bản sản phẩm báo chí, truyền thông của CLB Truyền thông Trẻ, trong đó xác định rõ vai trò của đội ngũ cố vấn, tư vấn chuyên môn là các giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong biên tập, duyệt xuất bản tất cả các sản phẩm báo chí truyền thông của CLB. Với đội ngũ nòng cốt ban đầu là các giảng viên Viện Báo chí, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Tuyên truyền, Khoa Quan hệ quốc tế, đến tháng 8/2021, khi phát triển đội ngũ cộng tác viên đến 11 khoa khác trong Học viện, số lượng thành viên của Tổ tư vấn chuyên môn đã tăng lên tới hơn 20 thầy cô giáo, tham gia vào quy trình duyệt nội dung và xuất bản sản đã được phê chuẩn. Ban nội dung 1 bao gồm các cố vấn chuyên môn và các thành viên sinh viên thuộc Ban nội dung của CLB, có trách nhiệm duyệt đề cương, kịch bản. Sau khi Ban nội dung 1 duyệt là trách nhiệm thực hiện của Nhóm tổ chức sản xuất, trình sản phẩm cho Ban nội dung 2. Ban nội dung 2 bao gồm các cố vấn chuyên môn và các thành viên thuộc ban Tổ chức sản xuất của CLB có trách nhiệm góp ý, chỉ dẫn sửa chữa và duyệt sản phẩm lần 1. Các cố vấn chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt xuất bản.
Nguồn dữ liệu mà các thành viên CLB tham khảo, trích dẫn nhiều nhất là trang Việt Nam thịnh vượng, Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ dữ liệu sản phẩm của CLB được đăng tải và lưu trữ trên trang thông tin điện tử Truyền thông trẻ (http://truyenthongtre.vn) của Viện Báo chí, tiếp đó lan tỏa đến 5 tài khoản của CLB trên 5 nền tảng mạng xã hội đã nêu trên, được mời đăng tải và giới thiệu trên cổng thông tin điện tử và website thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tổ chức viết tin, bài tiếp tục lan tỏa trên báo chí, các trang thông tin điện tử và các tài khoản, fanpage, kênh riêng khác trên mạng xã hội.
Trong năm 2021 (bắt đầu tổ chức sản xuất từ tháng 5/2021), CLB Truyền thông Trẻ đã sản xuất 161 sản phẩm, bao gồm: 18 sản phẩm trên trang thông tin điện tử Truyền thông trẻ (truyenthongtre.vn), 63 sản phẩm trên trên fanpage facebook CLB Truyền thông Trẻ, 20 sản phẩm trên Youtube, 16 sản phẩm trên Tiktok, 24 sản phẩm trên Instagram, 16 sản phẩm trên Soundclound. Tính trung bình, mỗi tháng CLB Truyền thông Trẻ xuất bản 20 sản phẩm số (thống kê này chưa bao gồm khối lượng sản phẩm lớn truyền thông cho Giải báo chí truyền thông Thắp sáng). Chỉ riêng 63 sản phẩm trên fanpage facebook CLB Truyền thông Trẻ, với 173.196 lượt tiếp cận, 26.540 lượt xem, 13.639 lượt thích, 6.834 bình luận, 1724 lượt chia sẻ. Điều quan trọng là hầu hết các đối tượng tiếp cận, tiếp nhận và tương tác là học sinh, sinh viên.
Tổ chức, thực hiện truyền thông thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Năm 2021, CLB đã tổ chức thực hiện thành công hai chiến dịch truyền thông: (1) “Học Bác lòng ta trong sáng hơn” - Hướng tới Kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 -05/6/2021); (2) “Tổ quốc Việt Nam - Non sông muôn thuở, nhân tâm một lòng” - Hướng tới Kỷ niệm 76 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2021) và ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021).
Chiến dịch truyền thông “Học Bác lòng ta trong sáng hơn” được lập kế hoạch từ tháng 4/2021, triển khai trong các tháng 5, 6, 7 năm 2021. Chiến dịch truyền thông “Tổ quốc Việt Nam - Non sông muôn thuở, nhân tâm một lòng” lập kế hoạch cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2021 và triển khai thực hiện từ khi duyệt kế hoạch đến hết tháng 10/2021. Tiếp đến là chiến dịch truyền thông cho Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng mùa đầu tiên 2020 - 2021. Mỗi chương trình, chiến dịch truyền thông đều có sự kiện đinh là 1 tọa đàm chính luận phát livestream trên mạng xã hội. Với chiến dịch truyền thông “Học Bác lòng ta trong sáng hơn” (Chiến dịch đoạt giải đặc biệt, Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng 2020 - 2021), chỉ riêng Tọa đàm trực tuyến “Hình ảnh Bác Hồ trong tác phẩm của sinh viên báo chí truyền thông” (livetream vào hồi 18h ngày 5/6/2021 kéo dài trong 3 giờ), trên fanpage CLB truyền thông Trẻ thu hút tương tác thời điểm livestream từ 1.300 - 1.500 người xem, tổng lượt view khi livestream là 4.200, tính đến thời điểm hiện nay là 27.300 lượt tiếp cận, 400 lượt thích, 1.100 lượt bình luận, 168 lượt chia sẻ. Các bài đăng truyền thông về sự kiện này trên báo chí, trang thông tin điện tử và mạng xã hội có 29.481 lượt tiếp cận và 1.541 lượt thích.
Có thể thấy rất rõ hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng của các chiến dịch truyền thông chính trị như đã nêu trên đối với các sinh viên trực tiếp tham gia CLB nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung thông qua tham gia học tập, rèn luyện tại CLB. Qua trui rèn, kiến thức, kỹ năng truyền thông chính trị được bồi đắp, phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của các thành viên CLB được nâng lên, hứa hẹn sản phẩm đào tạo chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trẻ tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
4. Sáng tạo và đột phá nhằm tăng cường nguồn lực xã hội và thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ trong truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Để duy trì và lan toả mô hình học sinh, sinh viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Viện Báo chí đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị đồng tổ chức Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng (Fire up) 2020 - 2021 trong đó có hạng mục 4: Báo chí - Truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Tổ chức Lễ Trao giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng (Fire up) 2020 - 2021 và Tọa đàm “Thắp sáng 2020 - 2021: Báo chí - Truyền thông trong kỷ nguyên số” của CLB Truyền thông Trẻ ngày 25/11/2021. Đây là sự kiện của CLB Truyền thông Trẻ tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.
Về công tác vận động tài trợ và nguồn lực cho Giải Thắp sáng: 06 cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng tổ chức với Viện Báo chí, bao gồm: Hội truyền thông số Việt Nam, Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Mỹ thuật Tp. Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự hội đồng giám khảo có 21 nhà báo, nhà truyền thông uy tín, các giảng viên báo chí truyền thông. Khoảng 20 đơn vị báo chí, truyền thông bảo trợ truyền thông cho Giải. Viện Báo chí đã vận động tài trợ được thêm 350 triệu đồng bao gồm tiền và hiện vật. Tổng giá trị giải thưởng bao gồm tiền và hiện vật là 300 triệu đồng. Trong đó, Báo Quân đội nhân dân tài trợ cho hạng mục Báo chí truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng số tiền là 30 triệu đồng.
5. Một số điều kiện cần đáp ứng cho mô hình CLB Truyền thông Trẻ
Trên cơ sở thực tiễn tổ chức hoạt động CLB, chúng tôi xin nêu một số điều kiện cần đáp ứng nhằm triển khai thành công mô hình CLB Truyền thông Trẻ tham gia truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong thời gian tới như sau:
Một là, sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Ban chỉ đạo 35 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Ban giám đốc, cụ thể là người đứng đầu Học viện báo chí và Tuyên truyền
Hai là, sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục của chi uỷ, ban lãnh đạo Viện Báo chí, đặc biệt là sự tham gia hiệu quả của tổ Đảng sinh viên Viện Báo chí, Chi hội nhà báo Viện Báo chí và Ban chấp hành liên chi đoàn Viện Báo chí trong quá trình tổ chức, triển khai hoạt động của đề án.
Ba là, đảm bảo đủ yêu cầu về đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng; trui rèn, giáo dục phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất cho cho đội ngũ thành viên CLB đáp ứng yêu cầu của truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn là, đảm bảo cơ chế cho sự tham gia của các đơn vị hỗ trợ, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, các khoa, phòng, ban trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói chung.
Năm là, cần tăng cường và tối ưu hoá việc khai thác nguồn lực trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với việc tổ chức, triển khai hoạt động của CLB; có cơ chế đầu tư thích đáng cho mô hình này./.
__________________________________
(1) PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2019), Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học nhánh thuộc Chương trình Khoa học cấp Bộ trọng điểm, Hà Nội.
(2) We Are Social Hootsuite, Báo cáo Digital Vietnam 2021. Đường dẫn: http://digitalvn.vn/vi/viet-nam-digital-2021/.
(3) Nguồn dẫn: https://worldpopulationreview.com/countries/vietnam-population.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1/2022
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận