Xây dựng mô hình hội tụ truyền thông cho các Đài PT-TH địa phương
Xu hướng tất yếu
Đối với các Đài PT-TH địa phương khu vực miền núi phía Bắc, mặc dù không có những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh nghiệm trong sản xuất các sản phẩm báo chí như các tập đoàn truyền thông hay những hãng thông tấn lớn, nhưng các cơ quan báo chí địa phương này,cụ thể là các Đài PT-TH đang tự “vừa làm, vừa học, vừa tự đầu tư” để dần đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, phong phú, mở rộng loại hình truyền tải đến khán thính giả. Một số Đài PT-TH như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang đã và đang tìm cách tháo gỡ những khó khăn, để từng bước xác định hướng đi mới trong sản xuất và cung cấp thông tin. Các cơ quan này cơ bản đều có các loại hình: phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử và tạp chí PT-TH. Đối với nhà báo, thay vì chỉ quay phim, chụp ảnh hoặc chỉ biết viết như trước đây thì trong xu thế hội tụ truyền thông, họ có thể kết hợp sử dụng cả ba thao tác trên. Thậm chí các nhà báo còn sử dụng thành thạo các kỹ năng của kỹ thuật viên như: truyền tin Internet, dựng hình ảnh trên máy tính xách tay, dựng âm thanh công nghệ số... Tuy nhiên, các đài phát thanh truyền hình miền núi cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: chưa tìm ra được một hướng đi mang tính chiến lược để tạo bản sắc riêng; không kiểm soát được thông tin; các sản phẩm báo chí nhiều khi chỉ là một sự “xào xáo” thông tin, thậm chí có nhiều loại hình báo chí sau khi được tạo lập chỉ để “trang trí” cho một cơ quan báo chí hội tụ.
Xây dựng tiêu chí để tự đánh giá
Đối với Đài PT-TH địa phương hiện nay, việc làm quen với khái niệm hội tụ được cụ thể hóa bằng những chuyển động, thay đổi từ nhiều lĩnh vực như: Mô hình tổ chức; phương thức sản xuất nội dung; phương tiện kỹ thuật, về nguồn nhân lực, kỹ năng nhà báo và kinh phí... Qua thực tế cho thấy, xây dựng mô hình hội tụ truyền thông ở các đài PT- TH địa phương chủ yếu dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, về nhân lực. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng mô hình hội tụ truyền thông. Do đó, các cơ quan báo chí, nhất là các đài PT-TH địa phương cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên; xây dựng cơ cấu tổ chức các phòng, các bộ phận theo hướng chuyên sâu; ưu tiên cho nhân sự của hai khối nội dung và kỹ thuật. Qua nghiên cứu tại các đài PT- TH như Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn có thể thấy, số lượng nhân lực của các đơn vị này đều có từ 100 - 230 lao động; tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học đạt từ 68 - 80%. Cơ cấu các phòng cũng tổ chức lại theo hướng chuyên môn sâu hơn, trong đó ưu tiên cho khối nội dung, kỹ thuật, trang thông tin điện tử. Ví dụ như ở Đài PT- TH Thái Nguyên hiện có 14 phòng, trong đó nhân lực của các phòng Thời sự, Biên tập, Kỹ thuật đều tăng từ 30% - 50% so với các phòng khác.
Thứ hai, về nội dung. Trước kia tất cả “nguồn tài nguyên” thông tin chỉ dành cho một loại hình phát thanh, hoặc truyền hình, nhưng giờ đây nó đã được chia sẻ vừa sử dụng cho cả báo in (tạp chí) và báo điện tử. Các dữ liệu được quản lý qua server chia sẻ và xử lý các thông tin qua mạng LAN hệ thống. Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường đưa ngay vào server để các biên tập viên ở các loại hình khác nhau cùng khai thác.
Thứ ba, về kỹ thuật. Các đài PT-TH cần hình thành và xây dựng hệ thống sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ công nghệ số, truyền dẫn phát sóng tiêu chuẩn HD; hệ thống quản trị mạng lấy Internét làm trung tâm và thiết lập các quy trình từ duyệt, quản lý tư liệu, chia sẻ dữ liệu qua mạng cùng lúc cho các loại hình báo chí. Công nghệ truyền dẫn phát sóng cũng cần đa dạng hơn khi khai thác trên nhiều phương tiện: vệ tinh, cáp, Internet, MyTv, số mặt đất, YouTube... Đơn cử như đài PT-TH Bắc Kạn, Tuyên Quang đã chính thức quy chuẩn dữ liệu đầu vào HD và bắt đầu phát sóng chuẩn khung hình 16:9.
Ông Nguyễn Hữu Thiện - Trưởng phòng Quản lý tư liệu và phương tiện tác nghiệp đài PTTH Thái Nguyên nhận xét về lĩnh vực kỹ thuật: “Trong giai đoạn 2008 đến nay, chúng ta vẫn chỉ manh nha phát triển thành cơ quan Truyền thông đa phương tiện, nhưng chưa được coi là truyền thông hội tụ. Thực trạng ở Đài Truyền hình Thái Nguyên mới chỉ dừng ở mức dùng chung nguồn tài nguyên là tin bài được đưa lên mạng nội bộ theo kiểu thủ công sau đó Trang thông tin điện tử, Phát thanh lấy về biên tập nội dung lại theo đặc trưng của mình. Về kỹ thuật, trang thông tin điện tử sử dụng công nghệ quá cũ. Chúng ta cần thay đổi”.
Thứ tư, về nghiệp vụ. Xây dựng đội ngũ làm báo chất lượng dựa trên nền tảng “một người có thể làm được nhiều việc”; nhà báo “đa kỹ năng” vừa là chủ thể chính đối với một loại hình báo chí tác nghiệp trực tiếp, nhưng cũng là chủ thể kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu (cả sản phẩm hoàn chỉnh) với các loại hình khác. Tỷ lệ phóng viên hội tụ 3 trong 1 hoặc 4 trong 1 của các đài như: Thái Nguyên chiếm 25%, Tuyên Quang: 20% và Bắc Kạn: 30%. Hiện nay, hầu hết các phóng viên trẻ cơ bản tự bồi dưỡng thêm các kỹ năng, nghiệp vụ như: dẫn hiện trường, biết quay phim, vừa viết, chụp ảnh, biết dựng hình (đối với phóng viên nam). Cơ bản các phóng viên đều có máy tính xách tay có cài đặt phần mềm dựng hình, có thêm máy ghi âm hoặc ghi âm thông qua điện thoại Smatphone. Đây là những nỗ lực của các đài địa phương trong việc xây dựng mô hình ban đầu của hội tụ truyền thông. Theo Nhà báo Hoàng Văn Thiên - Phó giám đốc Đài PT- TH Bắc Kạn: “Trong tổng số trên 100 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của đài thì cán bộ khối nội dung đang chuyển động hơn cả. Trên 60 cán bộ này đang là bộ phận nòng cốt trong sản xuất chương trình của đài. Số lượng phóng viên có thể được coi là hội tụ 3 trong 1 theo đánh giá của chúng tôi chỉ khoảng 30%”.
Thứ năm, về tài chính. Hiện nay các đài PT- TH địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí ngân sách, nguồn kinh phí này chưa giúp các đài có những thay đổi lớn trong môi trường hội tụ. Một vòng luẩn quẩn không lối thoát đối với các đài phát thanh truyền hình địa phương đó là: “kinh phí ít, đầu tư hạn chế, chất lượng chương trình kém hấp dẫn, không thu hút được nguồn thu, không có kinh tế đầu tư...”.
Thực chất, dù đã có 3 hay 4 loại hình báo chí trong cơ quan, nhưng việc chuyển đổi tư duy làm báo theo xu thế hội tụ của các đài PT- TH địa phương miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng quy trình sản xuất hội tụ còn thiếu định hướng, kinh phí đầu tư thiết bị không nhiều nên vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Trang thông tin điện tử mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của thông tin mạng; tờ Tạp chí phát thanh truyền hình thì gần như mất tăm.
Hai giải pháp trọng tâm
Dự báo trong tương lai hệ thống các Đài PT- TH địa phương sẽ phát triển dựa vào sự phát triển của công nghệ hạ tầng truyền thông và công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối PT-TH. Bốn yếu tố mà các đài PT-TH địa phương cần quan tâm đó là: Khai thác thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ; Lấy Internet làm trung tâm; đào tạo nghiệp vụ nhà báo đa kỹ năng là then chốt; Xu hướng trao đổi thông tin, từ cạnh tranh đến hợp tác. Để tạo nền tảng cho xu hướng này thì trước mắt các đài PTTH địa phương cần tập trung cải thiện 2 vấn đề căn cốt nhất chính là: Nội dung và kỹ thuật.
Về nội dung, các đài cần nâng thời lượng các chương trình tự sản xuất (hiện mới chỉ đạt từ 25% - 35% thời lượng phát sóng); phân khúc khán giả để xây dựng các chương trình, chuyên mục cho phù hợp; coi trọng và có đầu tư thích đáng cho chương trình thời sự, khoa giáo và giải trí. Công tác thư ký biên tập cũng cần tính toán một cách hợp lý các khung giờ phát sóng, chất liệu nội dung cho từng ngày, từng tuần, từng tháng; bảo đảm các sản phẩm báo chí trên cả phát thanh, truyền hình, báo điện tử đều có thể đến với khán giả một cách nhanh nhất. Ngoài ra trong phương thức sản xuất cũng cần bỏ tư duy kiểu “có gì cung cấp đấy” mà phải hướng tới mục tiêu xem “công chúng đang cần gì, đang quan tâm gì”, các sản phẩm báo chí mới thực sự hiệu quả và được đón nhận một cách tự giác.
Về kỹ thuật, giải pháp đặt ra là các đài cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản sản xuất các chương trình theo tiêu chuẩn HD. Sự đồng bộ này sẽ được cụ thể với các nội dung như: xây dựng hệ thống quản trị hệ thống lấy Internet làm nền tảng. Xây dựng hệ thống quản lý tin, bài, media từ tiền kỳ tới hậu kỳ cho phép kiểm duyệt chương trình từ bất kỳ đâu trên mạng và bằng bất kỳ thiết bị nào. Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng theo tiêu chuẩn DVB - T2 mà Chính phủ đặt ra. Ngoài ra các đài PTTH địa phương cần đẩy mạnh cách thức đưa các chương trình tiếp cận khán giả trên môi trường Internet theo hướng đa nền tảng như: Webcast (Truyền hình trực tuyến trên In- ternet, thông qua các website bao gồm: Trực tiếp (Live), Phát lại (VOD - video on demand), OTT, Youtube, Facebook...
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5.2016
Lê Huy Hòa
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận