Xóa bỏ tư tưởng, hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần hiện nay
Trước hết, cần nhận thức rõ: sự tồn tại của những tư tưởng, hủ tục, tập quán lạc hậu trong điều kiện của một xã hội mới là khá phổ biến. C.Mác, Ph.Ăngghen từng nhấn mạnh: “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống”(1). Thực tế cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng một số yếu tố của ý thức xã hội cũ vẫn còn và ảnh hưởng trong điều kiện tồn tại xã hội mới.
1.Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là bởi vì những yếu tố của ý thức xã hội, như phong tục, tập quán, được hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian dài, thậm chí có thể tới hàng trăm, hàng nghìn năm nên có sự ăn sâu, bám rễ vô cùng sâu sắc trong đời sống xã hội cũng như trong tâm hồn của mỗi cá nhân. Văn hào Nga Đôtxtôiepxki đã từng viết: “Không thể chỉ trong chốc lát mà một dân tộc có thể chối bỏ được phần di sản của quá khứ mà nó phải kế thừa; không thể chỉ trong chốc lát mà một con người có thể chối bỏ được phần đã trở thành máu thịt của mình”(2). Do đó, khi tồn tại xã hội sinh ra nó có thể đã mất đi từ lâu nhưng những yếu tố này vẫn tồn tại và ảnh hưởng trong điều kiện tồn tại xã hội mới.
Một nguyên nhân khác của sự tồn tại đó là do sự tác động của quan hệ lợi ích. Giữa tư tưởng và lợi ích thường có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự tồn tại của một tư tưởng nào đó bao giờ cũng là sự thể hiện và bảo vệ lợi ích một giai cấp, một tập đoàn xã hội nhất định. Nói về sự gắn bó này, C.Mác đã từng nhấn mạnh: “Một khi “tư tưởng” tách rời “lợi ích” thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó”(3). Chính vì sự gắn bó chặt chẽ này nên trong thực tế, khi xã hội cũ mất đi và xã hội mới ra đời, các giai cấp, tầng lớp xã hội cũ, những người đã bị thay đổi vị thế xã hội, sẽ thường tìm cách bảo vệ, duy trì những tư tưởng, quan niệm cũ, coi đó như là một cách thức để duy trì và bảo vệ những lợi ích mà họ đã từng được hưởng trong xã hội cũ.
Ngoài ra, sự tồn tại của những tư tưởng, hủ tục, tập quán cũ trong xã hội mới còn có nguyên nhân bắt nguồn từ bản chất của ý thức xã hội nói chung. Về bản chất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”(4) - ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định.
Do vậy, với tư cách là cái phản ánh thì thông thường, ý thức xã hội phải chờ cho cái bị phản ánh (tồn tại xã hội) biến đổi để nó phản ánh sự biến đổi đó nên ý thức xã hội thường có xu hướng thay đổi chậm hơn. Hơn nữa, trong thực tế, dưới tác động của hoạt động thực tiễn của con người nên nhiều khi, tồn tại xã hội biến đổi rất nhanh. Sự biến đổi nhanh chóng này làm cho tư tưởng, ý thức con người trong một số trường hợp không theo kịp nên vẫn tồn tại khi điều kiện xã hội sinh ra nó đã mất đi.
2. Để hạn chế, tiến tới xóa bỏ được những hủ tục, tập quán lạc hậu thì công việc cần thiết là phải nhận diện được biểu hiện của chúng trong đời sống xã hội.
Ở nước ta hiện nay, không khó để có thể nhận biết được sự tồn tại của những hủ tục, tập quán lạc hậu. Dễ thấy nhất là những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Tồn tại ở nước ta trong thời gian hàng nghìn năm, tư tưởng phong kiến đã in đậm dấu ấn trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, chẳng hạn như tâm lý “trọng nam khinh nữ”. Thực tế, vẫn còn nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ, con trai và con gái. Trong quan hệ gia đình, người nam vẫn được ưu tiên và được coi trọng nhiều hơn nữ. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” còn biểu hiện ở tâm lý lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn còn có người quan niệm, mong muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường”, gây nên hệ lụy mất cân bằng giới tính, mà đến nay mức độ ảnh hưởng đã trở thành mối quan tâm lớn của xã hội, hoặc tư tưởng coi thường lớp trẻ, gia trưởng...
Những yếu tố thuộc tâm lý xã hội, các phong tục, tập quán... ở nước ta có cơ sở kinh tế là nền sản xuất nhỏ. Trong lịch sử nước ta, nền sản xuất nhỏ đã tồn tại trong thời gian dài nên tác động của tâm lý tiểu nông trong xã hội còn khá sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Tâm lý tiểu nông được biểu hiện rất đa dạng, ở thái độ tự do, tùy tiện; ở tâm lý “ăn xổi, ở thì”, thiếu nhìn xa, trông rộng... Những biểu hiện này là hệ quả tất yếu của nền sản xuất tiểu nông có trình độ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, mang tính tự cung, tự cấp... Trong điều kiện nền sản xuất đang ngày càng được hiện đại hóa như hiện nay, những thói quen, cách ứng xử này không còn phù hợp, cần phải được loại bỏ.
Cùng với tâm lý tiểu nông, những biểu hiện của tâm lý làng xã cũng có những tác động không nhỏ trong đời sống xã hội. Đây là loại hình tâm lý xã hội được hình thành trên nền tảng của thiết chế dân cư được tổ chức theo các cộng đồng làng xã khép kín trong khoảng thời gian dài. Mỗi cộng đồng làng xã là một đơn vị kinh tế - xã hội tự cung, tự cấp gần như biệt lập.
Do đặc điểm tự cung, tự cấp này nên cuộc sống của người dân hầu như chỉ diễn ra trong phạm vi làng xã. Do vậy, cái chi phối cuộc sống hằng ngày của họ chính là lệ làng mà không phải là luật pháp của nhà nước. Hàng nghìn năm tồn tại trong điều kiện như thế đã hình thành nên tâm lý coi thường pháp luật theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, mà một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng là phải tôn trọng pháp luật, đặt pháp luật ở vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay thì tâm lý coi thường pháp luật, thói quen không tuân thủ pháp luật là một trở ngại rất lớn, cần phải nhanh chóng xóa bỏ.
Bên cạnh đó, tâm lý làng xã còn biểu hiện ở tính cục bộ địa phương. Tính chất tự cung, tự cấp của nền sản xuất tiểu nông được giới hạn trong phạm vi làng xã khép kín đã bó hẹp các quan hệ giao tiếp của người dân. Điều kiện của nền sản xuất và môi trường xã hội đó đòi hỏi các thành viên phải có sự đoàn kết chặt chẽ với nhau. Sự đoàn kết này bảo đảm sự tồn tại của cả làng cũng như của từng thành viên trong làng, nhưng nó chỉ diễn ra trong không gian của làng, còn với các làng xã khác lân cận dường như đã trở thành “thiên hạ” xa lạ.
Tất nhiên, khi vận mệnh Tổ quốc gặp hiểm họa ngoại xâm hoặc thiên tai, tính cục bộ đó luôn bị gạt bỏ bởi sự trỗi dậy của lòng yêu nước. Người dân cả nước lại đoàn kết một lòng, cả dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh vượt qua thiên tai, địch họa. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi hỏi mở rộng các quan hệ, sự tồn tại của thói cục bộ địa phương đang có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định; làm giảm hiệu quả của nhiều lĩnh vực.
Ngoài những tập quán, thói quen được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, ở nước ta, cơ chế tập trung bao cấp kéo dài mấy chục năm cũng để lại những ảnh hưởng tiêu cực. Cơ chế kinh tế này đã góp phần hình thành nên tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại... Điều này không phù hợp với nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi các chủ thể phải luôn năng động, tích cực, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
3. Thực tế cho thấy, những tư tưởng, tâm lý, hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn khá phổ biến; đang tác động tới đời sống xã hội. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng đời sống tinh thần nói chung và ý thức xã hội mới nói riêng hiện nay là tiến hành đấu tranh, hạn chế và khắc phục các loại hình tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(5). Tuy nhiên, do những tư tưởng, phong tục, tập quán này đã tồn tại lâu dài, đã len lỏi vào những khía cạnh sâu xa trong đời sống xã hội cũng như ở mỗi con người, nên việc ngăn ngừa, khắc phục những biểu hiện tiêu cực đó là không hề đơn giản mà đòi hỏi một quá trình khó khăn, lâu dài.
Khi nói về vấn đề cải tạo người tiểu nông, V.I.Lênin đã nhiều lần đề cập đến tính khó khăn, lâu dài của công việc này. Người cho rằng, để cải tạo những người sản xuất nhỏ cùng với tâm lý và tập quán của họ, đòi hỏi phải “bằng một công tác tổ chức rất lâu dài, từ từ và thận trọng”(6), đây là “một công cuộc phải làm nhiều thế hệ mới xong”(7), và “Nghĩ rằng có thể làm ngay được việc đó là một điều không tưởng hết sức ngốc nghếch”(8).
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, việc cải tạo những thói quen, nếp nghĩ lạc hậu là công việc đòi hỏi phải được tiến hành “một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài”(9). Nhận thức rõ điều này, Đại hội XIII xác định: “Từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu”(10).
Để ngăn ngừa, hạn chế và dần khắc phục những tư tưởng, tâm lý, hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng ý thức xã hội mới, nhằm góp phần xây dựng một xã hội phát triển cả về vật chất và tinh thần, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức bản chất, các tư tưởng, phong tục, tập quán với tư cách là các yếu tố của ý thức xã hội... đều được nảy sinh từ tồn tại xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội mà trước hết và quan trọng nhất là phương thức sản xuất. Do vậy, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế là xóa bỏ nền tảng vật chất cho sự tồn tại của các tư tưởng, phong tục, tập quán đó. Do vậy, tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để xóa bỏ nền tảng vật chất của những tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu.
Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang tiếp tục “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập...”(11) như Văn kiện Đại hội XIII đã khẳng định, từ đó, xóa bỏ tính chất nhỏ, manh mún, tạo ra sự chuyển biến trong phương thức sản xuất.
Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về việc nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa “tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”(12). Thực hiện mục tiêu kinh tế phải tính đến văn hóa, đồng thời văn hóa phải làm gia tăng sự phát triển kinh tế, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Theo đó, trong sự phát triển kinh tế từ cấp độ quốc gia đến các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và người dân, phải tính đến hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực, đổi mới tác phong làm việc của người lao động; giải quyết các vấn đề văn hóa tinh thần xã hội.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, giáo dục để chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng khoa học, cách mạng, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và là hạt nhân của ý thức xã hội mới Việt Nam. Để hạn chế, tiến tới xóa bỏ các tư tưởng lạc hậu, cần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội, chi phối nhận thức của mọi người. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những năm qua, công tác này luôn được xem là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Các môn lý luận chính trị về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục. Các chương trình được biên soạn theo hướng phù hợp với từng đối tượng. Đối với cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, nội dung kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin được xem là yêu cầu cơ bản để đánh giá nhận thức cán bộ, công chức, viên chức và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
Trong giai đoạn hiện nay, để công tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự có hiệu quả, trước hết, cần đa dạng hóa các hình thức, cấp độ và phương pháp giáo dục, tuyên truyền; nội dung cần thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, gắn liền với thực tiễn của từng đối tượng, từng địa phương; coi trọng đấu tranh, phê phán những quan điểm, nhận thức sai trái - nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng dư luận và tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy tốt vai trò hạt nhân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng nhằm tuyên truyền, nâng cao giác ngộ trong quần chúng; gắn kết việc giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần quan trọng xây dựng và phát triển con người Việt Nam. Khắc phục triệt để những tâm lý, tập tục, lối sinh hoạt không còn phù hợp, bảo vệ, phát huy di sản tinh thần truyền thống tốt đẹp; phát triển các thiết chế và hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng con người mới, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa hóa toàn bộ đời sống thực tiễn, đưa văn hóa lên ngang hàng với kinh tế và chính trị.
Chú trọng xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng trong duy trì những nếp sinh hoạt vật chất - tinh thần lành mạnh, loại bỏ những hủ tục còn tồn tại trong cộng đồng. Công tác xây dựng văn hóa hiện nay phải kết hợp hài hòa giữa xây dựng, bồi dưỡng các giá trị truyền thống của con người Việt Nam với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, gắn với việc đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, trọng tâm là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc...
Trong xây dựng môi trường văn hóa, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngăn ngừa, khắc phục những tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu, vì đây chính là môi trường tồn tại phổ biến nhất của những tàn dư đó. Thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đã thu được nhiều thành tựu. Kết quả của công tác xây dựng gia đình, làng (thôn, ấp, bản, tổ dân phố...) văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, hoạt động tuyên truyền, cổ động, sự khởi sắc của phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở... đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân dân.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng hạ tầng, thiết chế văn hóa cộng đồng; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; duy trì và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục.
Hiệu quả xã hội rõ nét nhất là ở những địa phương có phong trào xây dựng đời sống văn hóa tốt, diện mạo kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện, đời sống kinh tế của nhân dân không ngừng được tăng lên, số hộ giàu ngày một nhiều lên, số hộ nghèo giảm. Cơ sở vật chất và các thiết chế sinh hoạt văn hóa được tăng cường; cảnh quan môi trường sạch, đẹp. Các chỉ tiêu về y tế, giáo dục được thực hiện tốt, không có tệ nạn xã hội. Các giá trị văn hóa cổ truyền được phát huy và có tác dụng động viên nhân dân tham gia tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa - xã hội. Trật tự an ninh, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân sống có kỷ cương, nền nếp, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân. Nếp sống và làm việc theo pháp luật được hình thành và trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận danh hiệu văn hóa.
Những kết quả trên cho thấy, văn hóa đã thấm sâu vào mỗi gia đình, cộng đồng dân cư, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc và trở thành thước đo giá trị về chất lượng cuộc sống, về sự phát triển nhân cách con người, về nét đẹp trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho sự phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Các phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa đã phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có tính tự nguyện cao, thu hút được các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội. Những điều đó đang góp phần hạn chế và dần loại bỏ những tư tưởng, hủ tục, tập quán lạc hậu.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 11/8/2023
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Nhân dịp Kỷ niệm và Hội thảo khoa học 30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, PGS, TS. Tô Huy Rứa, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã gửi thư chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Chúc mừng của đồng chí PGS, TS. Tô Huy Rứa.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận