1.200 tác phẩm tham dự Giải báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Sáng 16.9, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba năm 2020-2021 đã tổ chức họp Hội đồng Sơ khảo. Sau 2 năm triển khai, Ban Tổ chức đã nhận được tổng cộng 1.181 bài tham dự.
Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba Phùng Khánh Tài cùng các thành viên Hội đồng Sơ khảo.
Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020-2021 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức được phát động từ ngày 15.8.2019 đến ngày 31.8.2021.
Qua thành công của hai lần tổ chức, Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời khuyến khích người dân và các cơ quan báo chí phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đồng thời, Giải cũng khuyến khích vai trò của báo chí, đồng thời ghi nhận, động viên, khen thưởng những nhà báo, cơ quan báo chí có các tác phẩm báo chí chất lượng tốt trong tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; góp phần nâng cao tính cách mạng, tính chiến đấu và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của đội ngũ người làm báo Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Biểu dương, cổ vũ những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Sau thời gian phát động, Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương với tổng cộng 1.181 bài tham dự của hơn 100 cơ quan báo chí trong cả nước tham gia ở các thể loại báo in, báo điện tử, truyền hình và phát thanh.
Các tác phẩm tham dự lần này đã được cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo về chất lượng của từng tác phẩm dự thi. Trên cơ sở số lượng các tác phẩm được thu nhận, Ban Tổ chức đã chia Hội đồng Sơ khảo thành 3 Tiểu ban chấm bài, gồm: Tiểu ban chấm tác phẩm báo in; Tiểu ban chấm tác phẩm báo điện tử; Tiểu ban chấm tác phẩm phát thanh-truyền hình.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong Hội đồng Sơ khảo đã tiến hành thảo luận, tham gia góp ý, làm rõ một số nội dung về thể lệ, cách thức chấm bài và thống nhất quy trình làm việc của các Tiểu ban.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài mong muốn, các thành viên Hội đồng Sơ khảo cần tập trung cao độ, lựa chọn những tác phẩm xuất sắc, có chất lượng cao để tuyển chọn vào vòng chung khảo, chủ động bám sát thời gian, linh hoạt về hình thức họp và tổ chức chấm bài tùy theo tình hình cụ thể.
"Mỗi thành viên cần thảo luận, trao đổi kỹ lưỡng cùng thống nhất và lựa chọn được những tác phẩm tiêu biểu, xứng đáng bước vào vòng chung khảo", Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài đề nghị.
Theo quy chế, thời gian chấm bài của các Tiểu ban thuộc vòng Sơ khảo Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba bắt đầu từ ngày 16.9.2021 và kết thúc trước ngày 30.9.2021./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16.9.2021
Bài liên quan
- Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
- Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
- Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
- Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
- Mấy ý kiến về tổ chức dạy học trực tuyến trong trường đại học hiện nay - qua thực tế dạy học các môn khoa học Mác - Lênin
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
-
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học Chương trình đào tạo quốc tế
Chiều 11/9/2023, để thống nhất kế hoạch giảng dạy, phân công giảng viên phụ trách các học phần và phát triển giảng viên năm học 2023 – 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học Chương trình đào tạo quốc tế.
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” dày hơn 200 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, có thể coi là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn.
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
(LLCT&TT) Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Vì thế, giảng viên lý luận chính trị cần rèn luyện phẩm chất và bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản: kỹ năng chuẩn bị bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng, kỹ năng đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị. Các kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình dạy học lý luận chính trị. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi sự quan tâm, ủng hộ của cơ sở đào tạo và quyết tâm cao độ của giảng viên.
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
(LLCT&TT) Sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của gia đình và nhà trường, rồi được thử thách và trưởng thành nhờ xã hội. Nền tảng giáo dục của gia đình là cần thiết để giáo dục văn hóa học đường tiếp nối, nó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của giáo dục văn hoá học đường trong nhà trường. Trên cơ sở chỉ ra vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường, bài báo đặt ra một số vấn đề, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường ở cấp độ thể chế, chính sách cũng như xây dựng, triển khai một số biện pháp cụ thể.
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
(LLCT&TT) Mong muốn lớn nhất của người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Anh nói riêng đó là có thể giao tiếp thành thạo. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, người học thường tập trung chủ yếu vào ngữ pháp hơn các kỹ năng khác nên rất thiếu tự tin khi giao tiếp. Với lý do đó, tác giả mong muốn thực hiện một nghiên cứu để chỉ ra thực trạng hoạt động nói tiếng Anh và một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kỹ năng nói của sinh viên không chuyên ngữ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đồng thời, tác giả đưa ra một số gợi ý thiết thực cho giảng viên trong quá trình giảng dạy. Dữ liệu được thu thập qua các công cụ quan sát, các bài kiểm tra nói và bảng hỏi cho sinh viên.
Bình luận