9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam, gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội (Bộ Quốc phòng), Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Trường Đại học khoa học (Đại học Thái Nguyên), Trường Đại học khoa học (Đại học Huế), Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chiều ngày 24/9, tại Trung tâm học thuật Đại học Truyền thông Trung Quốc đã diễn ra buổi tiếp giữa lãnh đạo Đại học Truyền thông Trung Quốc và đoàn đại biểu 9 trường đại học, học viện Việt Nam. GS,TS. Liêu Tường Trung, Bí thư Đảng ủy Đại học Truyền thông Trung Quốc chủ trì buổi tiếp đã có bài phát biểu hoan nghênh đoàn đại biểu Việt Nam. Hai bên đã trao quà lẫn nhau và chụp ảnh lưu niệm.

PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao tặng quà lưu niệm của Học viện cho GS,TS. Liêu Tường Trung, Bí thư Đảng ủy Đại học Truyền thông Trung Quốc.

Lãnh đạo Đại học Truyền thông Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm với đại biểu 9 trường đại học, học viện Việt Nam tại buổi tiếp đoàn.
Sáng ngày 25/9, đoàn công tác 9 trường đại học, học viện Việt Nam đã tham quan khuôn viên, hệ thống giảng đường, phòng học thực hành, trường quay, thư viện, bảo tàng… của Đại học Truyền thông Trung Quốc.

Chiều ngày 25/9, bên lề Lễ kỷ niệm đã diễn ra song song hai phiên thảo luận Việt - Trung, gồm: Diễn đàn Hiệu trưởng: Giao lưu nhân dân và triển vọng hợp tác giáo dục báo chí, truyền thông Việt Nam - Trung Quốc; Diễn đàn Viện trưởng: Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng ngành báo chí, truyền thông và đào tạo nhân tài Việt - Trung.

PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại “Diễn đàn Hiệu trưởng: Giao lưu nhân dân và triển vọng hợp tác giáo dục báo chí, truyền thông Việt Nam - Trung Quốc”.

Diễn đàn Hiệu trưởng: Giao lưu nhân dân và triển vọng hợp tác giáo dục báo chí, truyền thông Việt Nam - Trung Quốc.
Tại phiên thảo luận bàn tròn “Diễn đàn Hiệu trưởng: Giao lưu nhân dân và triển vọng hợp tác giáo dục báo chí, truyền thông Việt Nam - Trung Quốc”, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giới thiệu về lịch sử phát triển, năng lực nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, đồng thời chia sẻ về quá trình và cơ hội hợp tác của hai bên trong tương lai.

PGS,TS. Hà Huy Phượng, Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại “Diễn đàn Viện trưởng: Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng ngành báo chí, truyền thông và đào tạo nhân tài Việt - Trung”.

Diễn đàn Viện trưởng: Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng ngành báo chí, truyền thông và đào tạo nhân tài Việt - Trung.
Tại phiên thảo luận “Diễn đàn Viện trưởng: Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng ngành báo chí, truyền thông và đào tạo nhân tài Việt – Trung”, PGS,TS. Hà Huy Phượng, Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giới thiệu về lịch sử, năng lực nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng và triển vọng hợp tác với các đối tác.

Tại phiên thảo luận “Diễn đàn Viện trưởng: Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng ngành báo chí, truyền thông và đào tạo nhân tài Việt – Trung”, PGS,TS. Hà Huy Phượng, Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giới thiệu về lịch sử, năng lực nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng và triển vọng hợp tác với các đối tác.
Sáng ngày 26/9, đoàn đại biểu 9 trường đại học, học viện Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 70 năm Đại học Truyền thông Trung Quốc. Sáng ngày 27/9, đoàn lên đường về nước, kết thúc thành công tốt đẹp chuyến tham dự Lễ kỷ niệm và tọa đàm trao đổi về công tác nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông Việt Nam - Trung Quốc.
Từ năm 2001, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Truyền thông Trung Quốc đã có các cuộc thăm, bàn thảo về hoạt động hợp tác nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Đại học Truyền thông Trung Quốc có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh. Trường được thành lập năm 1954, trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Nhà trường có trụ sở khang trang, rộng lớn, được trang bị hệ thống kỹ thuật, công nghệ phục vụ đào tạo hiện đại. Đại học Truyền thông Trung Quốc là một trong những trường top đầu về đào tạo báo chí, truyền thông, nghệ thuật ở Trung Quốc./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Bình luận