Bàn về phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Đọc hiểu (reading comprehension) trong chương trình học tiếng Anh và việc giảng dạy của giảng viên
Hiện nay chương trình tiếng Anh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm có 4 học phần, được thực hiện trong 4 học kỳ đầu tiên của chương trình đại học. Chương trình có hai phiên bản được áp dụng cho hai loại đối tượng, là chương trình tiếng Anh cơ bản và chương trình tiếng Anh chất lượng cao.
Về hình thức học tập, sinh viên chủ yếu thực hiện tại lớp, hoặc ở phòng thực hành có giáo viên hướng dẫn.
Việc kiểm tra, đánh giá sinh viên được tiến hành theo 04 loại đầu điểm gồm: điểm chuyên cần trọng số là 5%; điểm thực hành thảo luận trọng số là 5%; điểm kiểm tra giữa kỳ trọng số là 30%; điểm kiểm tra cuối kỳ trọng số là 60%.
Đối với KNĐH, việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện cả ở giữa kỳ và kết thúc học phần (kỹ năng nói không áp dụng ở kiểm tra giữa kỳ). Điều đó cho thấy, KNĐH là một trọng tâm dạy học của Học viện, xuất phát từ thực tế chất lượng của sinh viên.
KNĐH với tính cách là một khái niệm và là một khung lý thuyết, có một nội hàm với các kỹ năng cụ thể. Về phương diện này, Karlin đã khái quát 05 nhóm kỹ năng đọc như sau:
Nhóm kỹ năng nhận diện từ (word recognition skills): bao gồm việc sử dụng bối cảnh, phân tích cấu trúc và sử dụng từ điển.
Nhóm kỹ năng nhận diện nghĩa của từ (word meaning skills): bao gồm việc sử dụng bối cảnh, phân tích cấu trúc, nhận diện từ đa nghĩa và những từ chỉ số lượng.
Nhóm kỹ năng bao quát (comprehensive skills): được tạo bởi việc nhận diện nghĩa đen của từ, nghĩa phỏng đoán (nghĩa bóng), sự đánh giá và xác nhận tài liệu.
Nhóm kỹ năng nghiên cứu (study skills): là việc xác định thông tin, lựa chọn thông tin, sử dụng sự hỗ trợ của đồ họa, khả năng dự đoán và thực hiện một cách linh hoạt.
Nhóm kỹ năng đánh giá (appreciation skills): là sự nhận diện ngôn ngữ và loại hình của văn học(1).
Còn về kỹ thuật đọc, đọc hiểu có 2 kỹ thuật chính là đọc quét (scanning) và đọc lướt (skimming).
Nắm vững nội dung và hình thức của chương trình tiếng Anh, các giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chủ động triển khai theo các quy định chung của phương diện nghề nghiệp và quản lý giảng dạy, cùng với kinh nghiệm dạy học riêng có của mỗi người.
Tuy nhiên, đối với kỹ năng đọc hiểu, sinh viên đang gặp không ít những khó khăn. Đó là:
Thứ nhất, sinh viên khó khăn về từ vựng, nếu người học đọc một bài có tới 70% là từ mới thì họ sẽ mất hứng thú, có tâm lý vừa bất cập và cảm thấy mệt mỏi vì mất thời gian dùng từ điển tra nghĩa từng từ mới mà có thể vẫn chưa hiểu được nội dung bài học.
Thứ hai, sinh viên khó khăn về ngữ pháp. Ngữ pháp kém sẽ trở thành rào cản của quá trình đọc hiểu.
Thứ ba, sinh viên khó khăn về khả năng làm việc độc lập - tự học. Không ít sinh viên còn chưa xác định được kỹ thuật đọc cần thiết cho từng loại bài đọc.
Xuất phát từ những khó khăn đó, vấn đề đổi mới các phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu được đặt ra đối với giảng viên, trước hết từ việc “chọn mẫu” để áp dụng và chọn chuẩn đánh giá. Theo đó, các sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từ 4 lớp tiếng Anh không chuyên, phải làm một bài thi chuẩn B1 với cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Để đo hiệu quả của các phương pháp, khoa Ngoại ngữ chọn ra một lớp sinh viên có kết quả đọc thấp nhất để áp dụng. Còn bài đọc được sử dụng để đánh giá sinh viên được dựa theo định dạng bài thi chuẩn năng lực ngoại ngữ B1 (bậc 3), gồm 4 phần với 20 câu hỏi.
Từ đó giảng viên có điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương pháp đọc hiệu quả và lồng ghép các phương pháp ấy, làm cho sinh viên có thể tiếp thu và nâng cao KNĐH ở các giai đoạn khác nhau, từ sơ cấp (basic), tiền trung cấp (preintermediate), cho đến trung cấp (intermediate), tương đương với các học phần từ 1 - 4 của chương trình tiếng Anh cơ bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng đọc hiểu
2.1. Các phương pháp dạy đọc hiểu truyền thống
Các giảng viên thường áp dụng những phương pháp thông thường là hướng dẫn cho sinh viên đọc bài đọc hiểu từ dưới lên (bottom - up) và đọc từ trên xuống (top - down). Sử dụng phương pháp này, các giảng viên thường có sự coi trọng các vế với những mức độ khác nhau. Đối với nhiều người, họ thấy việc đọc từ trên xuống cần phải được coi trọng hơn là việc đọc từ dưới lên. Tuy nhiên, những người khác, trong đó có tác giả, nhận thấy hiệu quả nhất vẫn là phối hợp cả hai cách đọc, từ trên xuống và từ dưới lên, vì chỉ như thế phương pháp mới không bị cắt xén, đồng thời, sự hiểu bài đọc của sinh viên được chính xác và nhanh chóng.
Áp dụng phương pháp trên, giảng viên cũng đã sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học chung. Đó là: phương pháp dạy dựa trên vấn đề (problem method), phương pháp dạy kiểu khám phá (discovery method), phương pháp dạy kiểu lớp nhỏ (small group instruction), phương pháp hệ thống (system approach), nhờ đó kỹ năng đọc hiểu của sinh viên được cải thiện hơn, có tiến bộ rõ hơn.
Tuy nhiên, sinh viên, không ít người, nhìn chung vẫn chưa tạo ra được nề nếp tự học, thể hiện ở việc, một mặt, các em gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành bài tập đọc hiểu ở nhà, mặt khác, chậm tìm ra được phương pháp, kỹ năng tự học có hiệu quả. Đó là chưa nói, nhiều em chưa biết thu xếp cuộc sống khi phải sống xa nhà, không có người thân bên cạnh hỗ trợ, góp ý, thúc giục nên dễ bị nản chí.
2.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
Kỹ năng đọc hiểu của sinh viên sẽ không thể được cải thiện và nâng cao nếu như chỉ dựa vào các buổi học trên lớp, mà rất quan trọng là, họ phải làm việc độc lập, tự học tập. Hiểu về sinh viên, giảng viên đã giao, hướng dẫn bài tập cho họ qua việc sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.1. Trang web luyện đọc Newsela
Giảng viên đăng nhập vào Newsela.com và đăng ký một tài khoản miễn phí, từ đó có thể tạo các lớp học bằng cách chọn thẻ Set up, chọn Classes. Giảng viên bấm nút Tạo lớp học (Create a Class), nhập tên lớp vào hộp thoại Classroom Name, chọn cấp độ trong mục Grade, cuối cùng bấm nút Tạo lớp (Create Class) để kết thúc việc này.
Newsela giúp sinh viên cải thiện tốt kỹ năng đọc, khi cùng một bài đọc nhưng đưa ra các dạng bài ở 05 mức độ khó dễ khác nhau. Theo đó, giảng viên có thể giao cùng một bài đọc cho cả lớp và sinh viên có thể chọn trình độ phù hợp với mình. Giảng viên cũng có thể giao bất cứ bài đọc nào theo chủ đề cho sinh viên bằng cách chọn nút Giao bài tập (Create Assignment), rồi chọn lớp cần giao bài trong hộp thoại Chọn lớp (Select Class) và nhấn nút Giao bài tập bây giờ (Assign Now) là xong.
Newsela sẽ dựa trên kết quả làm bài của sinh viên để chọn cấp độ bài đọc phù hợp với trình độ của họ. Nếu có tài khoản được nâng cấp Newsela Pro, giảng viên có thể theo dõi được tiến độ làm bài của sinh viên, ngày sinh viên làm bài, thời gian làm bài, độ khó bài đọc và chú thích. Giáo viên tự tạo bài đọc và giao nó cho sinh viên, với việc vào mục Text Set, nhập tiêu đề bài đọc ở hộp Tittle, nhập bài đọc ở hộp Description và bấm Save để lưu lại bài đọc.
Còn sinh viên, họ theo đường dẫn, mã lớp học để đăng ký, đăng nhập tài khoản và sẽ thấy các bài tập của giáo viên giao. Ngoài các bài tập được giao làm, sinh viên có thể lựa chọn các bài đọc theo chủ đề mình yêu thích. Họ làm tất cả các bài tập đó và hệ thống Newsela dựa vào kết quả làm bài sẽ tự chọn độ khó của bài đọc phù hợp với trình độ của sinh viên.
Trang web này cũng còn có một loạt tập câu hỏi lựa chọn để kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên.
2.2.2. Trang web Dreamreader
Dreamreader là một trang web miễn phí, với hơn 500 bài đọc đi kèm với audio. Trang bài tập có thể in được và một bài kiểm tra trắc nghiệm. Trang web này cung cấp 5 danh mục đọc, nhưng mục hấp dẫn nhất giúp nâng cao khả năng đọc hiểu là Tiếng Anh giải trí (Fun English) và Tiếng Anh học thuật (Academic English). Danh mục cuối cùng có đầy đủ các bài học và câu hỏi đối với người mới bắt đầu học, với học viên có trình độ tiền trung cấp (low intermediate), trung cấp (intermediate), trên trung cấp (upper intermediate) và nâng cao (advanced).
2.2.3. Trang web GCF LearnFree
Đây là một trang web để nâng cao kỹ năng đọc với rất nhiều chủ đề được hiển thị ở đầu trang. Sinh viên tự chọn chủ đề muốn đọc và sau đó chọn loại bài tập muốn làm. Nếu muốn thực hành đọc hiểu, sinh viên chọn “Text” và sau đó chọn “Reading Comprehension”.
2.2.4. Trang web Easy reading
Trang này thuộc sở hữu của Hội đồng Anh (British Council). Easy reading cung cấp các bài viết và câu chuyện được viết ở ba cấp độ, là A2 (elementary), B1 (intermediate) và B2 (upper-intermediate).
Sau bài đọc, người học có thể thực hiện bài tập trắc nghiệm trực tuyến để kiểm tra khả năng hiểu và bài tập ngữ pháp dựa trên văn bản. Trang web cũng cho phép người học tải xuống các văn bản và các hoạt động khác.
Với việc giao, hướng dẫn tài liệu học tập cho sinh viên tự học bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho thấy, chất lượng dạy và học kỹ năng đọc hiểu của sinh viên đã được cải thiện khá nhanh và rõ rệt. Sinh viên dần có thói quen đọc sách và đọc sách ngày càng có hiệu quả cao. Tất nhiên ở đây, phương pháp dạy của giảng viên đã không đơn giản là dừng lại một phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin, mà là sự kết hợp của nhiều phương pháp. Đó là sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau, như phương pháp dạy theo kiểu hợp đồng thầy – trò (contract approach), phương pháp dạy theo kiểu cá nhân hoá (individualized instruction), phương pháp dạy theo kiểu sinh viên hoạch định việc học tập (student - structured learning), phương pháp nhiều người dạy (team teaching).
2.3. Phương pháp tổng hợp với trang web Quizlet.com
Dạy kỹ năng đọc hiểu, giảng viên dành nhiều quan tâm cho sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin (phương pháp đa phương tiện truyền thông – multimedia), trước hết là sử dụng trang web Quizlet. Quizlet.com là một trang dạy và học từ vựng được thiết kế dành cho cả người học và người dạy. Quizlet.com có tính năng tạo chuỗi từ vựng theo chủ đề hoặc theo bài học với từ mới, nghĩa của từ, tranh ảnh minh họa và âm thanh.
Để sử dụng Quizlet.com hỗ trợ việc giảng dạy của mình, giảng viên cần lập một tài khoản (miễn phí) trên trang và có thể cài đặt lại tài khoản của mình, cập nhật ảnh đại diện, chọn ngôn ngữ trên trang phù hợp tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Sử dụng Quizlet.com, giáo viên có thể tạo các học phần từ vựng theo chủ đề hoặc theo bài học ở trên lớp, từ việc nhập tên học phần vào mục Tiêu đề, sau đó nhập từng thuật ngữ, nghĩa tương đương và để tiết kiệm thời gian, có thể nhập hàng loạt thuật ngữ từ Word hoặc Excel. Ngoài việc tạo lập ra chủ đề từ vựng thông thường, giảng viên có thể tạo từ vựng theo sơ đồ, rất phù hợp cho các chủ đề như các bộ phận của cơ thể người hay của một ngôi nhà... Dạy trên lớp, giảng viên trình chiếu trên Quizlet phần từ vựng, có cả hình ảnh và âm thanh.
Để tăng tính hấp dẫn trong giờ học, giảng viên sử dụng Quizlet.com để tạo trò chơi trực tuyến và sinh viên dùng điện thoại có kết nối Internet tham gia trò chơi, kết nối với các bạn trong lớp, giúp họ nhớ từ vựng rất nhanh. Sau trò chơi, trang web còn tổng kết lại các lỗi, các từ mà sinh viên mắc phải hoặc nhầm lẫn.
Sử dụng Quizlet.com, giáo viên còn kiểm tra được việc học từ vựng của sinh viên bằng cách chọn thẻ Kiểm tra, mời sinh viên lên làm và kiểm tra kết quả ngay tại lớp. Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể in bài kiểm tra ra giấy cho sinh viên làm.
Nếu nâng cấp tài khoản (đóng 36 USD/năm), giáo viên tạo được nhiều lớp học trên Quizlet.com và được sinh viên tham gia rất nhiệt tình, qua đó theo dõi được quá trình học tập của sinh viên. Giảng viên trên Quizlet.com còn chia sẻ được học phần của mình với các giáo viên khác và ngược lại, nên không chỉ sao chép, chỉnh sửa cho mình, mà còn tiết kiệm được nhiều thời gian. Còn sinh viên, họ có tài khoản trên Quizlet sẽ được vào học bất kỳ học phần nào mà giáo viên cung cấp, hoặc tìm kiếm các học phần khác trên cộng đồng Quizlet.
Qua phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh (phương pháp đa phương tiện truyền thông – multimedia), chúng tôi nhận thấy tính hiệu quả cao của phương pháp giảng dạy này, khi mà sinh viên đã có sự trưởng thành nhanh, nhất là việc ghi nhớ từ vựng, biểu hiện là:
- Sinh viên tự lựa chọn thẻ học sử dụng cho việc ghi nhớ nghĩa của từ thông qua hình thức trắc nghiệm từ với các định nghĩa khác nhau.
- Sinh viên có thể sử dụng thẻ ghi nhớ để học từ và nghĩa của từ cũng như cách phát âm, bằng cách nhìn, rồi chọn lật thẻ để nhìn thấy nghĩa của từ và hình ảnh minh họa.
- Sinh viên có thể dùng thẻ viết để luyện viết từ theo định nghĩa và hệ thống sẽ hiện lên đáp án đúng - sai, nếu sai sẽ được cung cấp từ viết đúng.
- Sinh viên có thể dùng thẻ chính tả để luyện nghe và viết chính tả cùng một lúc và chỉ khi viết đúng, họ mới được chuyển sang học từ khác.
Vậy ở đây rất quan trọng là, phương pháp này giúp cho sinh viên tự kiểm tra, đánh giá được việc học từ vựng của mình được tiến bộ ra sao, qua đó tạo được động cơ, mục tiêu và phương pháp học kỹ năng đọc hiểu cho họ.
Còn đối với người dạy, Quizlet.com đã hỗ trợ giúp tăng cường hiệu quả, chất lượng giảng dạy, làm cho giờ dạy - học trở nên hấp dẫn, vui vẻ hơn.
Qua đây cho thấy, từ một phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin qua việc dùng trang web Quizlet.com, giảng viên vẫn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt tới mục tiêu dạy và học một kỹ năng đọc hiểu. Trong đó các phương pháp được giảng viên coi trọng nhiều hơn là: phương pháp dạy bằng các trò chơi mô phỏng (simulation games), phương pháp dạy bằng cách kịch hoá (dramatization), phương pháp dạy kiểu lớp nhỏ (small group instruction), phương pháp dạy bằng cách tổ chức tranh luận (debate), phương pháp kỹ thuật hợp nhất (intergrative technique).
3. Bài học kinh nghiệm
3.1. Áp dụng phương pháp phù hợp
Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh không có nghĩa là xem nhẹ, là từ bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Ngược lại phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng trong sự kết hợp đúng lúc, đúng chỗ với các phương pháp dạy học hiện đại.
Trong thực tế, sinh viên học kỹ năng đọc hiểu phụ thuộc rất nhiều (phương pháp) vào tài liệu giáo trình, phương tiện công nghệ thông tin, các nhóm vi mô và môi trường học bên ngoài trường lớp,… nhưng họ lại có khó khăn trong việc rút ra tính quy luật, cái bản chất của mỗi hiện tượng, hình thức, cũng như nội dung của các kỹ năng riêng cũng như chung. Vì thế, việc này lại đòi hỏi vai trò của giảng viên, rằng họ phải sử dụng các phương pháp thuyết trình, khái quát, quy nạp và diễn dịch một cách kịp thời và đủ độ ra sao.
3.2. Hạn chế lạm dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy kỹ năng đọc hiểu nói riêng và dạy tiếng Anh nói chung, là một phương pháp hiện đại, song cũng đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dạy nếu lạm dụng, “quá tin tưởng” vào nó thì rất có thể sẽ làm cho sinh viên “mông lung”, thậm chí hoang mang, không biết dùng gì, chọn gì.
Vậy ở đây, giáo viên phải dành nhiều công sức, năng lực cho việc xác định các cấp độ mục tiêu, nội dung và phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm không gian, thời gian học và với trình độ, thái độ học khác nhau của đối tượng dạy học là những sinh viên trẻ trung. Đối tượng này có đặc trưng là biểu hiện rõ nhất tính quy luật của nhận thức, rằng, nhận thức là một quá trình.
3.3. Chủ động về thiết bị phục vụ dạy - học
Việc đổi mới phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên cần có sự hỗ trợ của máy tính, của điện thoại thông minh và mạng Internet. Trong khi nhà trường đã có hệ thống hạ tầng mạng khá tốt và nhiều sinh viên có điện thoại thông minh, song cũng có lúc có sự cố mạng, hoặc điện thoại của sinh viên không có 3G thì các tiết học trên lớp không có hiệu quả. Hiểu rõ điều kiện này, giảng viên cần có USB 4G, hoặc cục phát wifi di dộng, cũng như khuyến khích sinh viên sử dụng 3G, 4G để phục vụ cho việc học ở trên lớp.
3.4. Khuyến khích và ghi nhận
Đối với nhà quản lý, họ cần khuyến khích, tạo điều kiện để giảng viên ngoại ngữ có điều kiện nghiên cứu khoa học về các đề tài giảng dạy tiếng Anh, ít nhất là đề tài cấp vi mô. Qua đó, giảng viên được nhìn lại quá trình dạy ngoại ngữ của mình, cả từ phương diện lý thuyết cho đến thực hành, từ đó phát triển hơn lên.Từ đó, kinh nghiệm giảng dạy mà họ tích luỹ được sẽ không bị mất đi một cách phí phạm khi họ nghỉ hưu, mà ngược lại, nó trở thành kiến thức giáo dục học trao truyền cho các thế hệ giảng viên đang công tác.
Việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh nói chung và dạy kỹ năng đọc hiểu nói riêng, cho sinh viên, phụ thuộc rất nhiều vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tác giả đã dành sự quan tâm bằng cả trách nhiệm chuyên môn, thời gian và sự yêu thích để triển khai việc đổi mới phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên ngay tại mỗi tiết, mỗi buổi lên lớp. Vì thế, sinh viên không chỉ nâng cao được chất lượng kỹ năng đọc hiểu, mà còn bồi đắp được động cơ học tập, cũng như xác định rõ hơn về lợi ích của việc học tiếng Anh. Kết quả đạt được, với hiệu quả cao, của quá trình thực hành tổng hợp các phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh, đã làm cho người học - sinh viên đạt tới mục tiêu học tập toàn diện, còn người dạy – giảng viên có cơ sở để mở ra việc sử dụng tối đa, tổng hợp các phương pháp dạy đối với tất cả các kỹ năng tiếng Anh./.
___________________
(1) Karlin, R & Karlin, A. R. (1987), Teaching Elementary Reading: Principle and strategies (4th Ed.). Harcourt Brace Jovanovich Publishers.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 05.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận