Chăm lo đời sống nhân dân - những thành quả không thể phủ nhận
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tích cực ban hành và nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả các chính sách xã hội (CSXH) theo đúng tinh thần chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, đó là phải luôn quan tâm chăm lo cho dân, làm sao để người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành, được lao động, được chăm sóc, giúp đỡ khi đau yếu hoạn nạn, có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Cùng với quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới phát triển đất nước, hàng loạt nghị quyết, chỉ thị về thực hiện CSXH đã được ban hành và chỉ đạo thực hiện, mới đây, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Mục tiêu đặt ra là các cấp, ngành, địa phương phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện CSXH, bảo đảm cho người dân được thụ hưởng tốt hơn những thành quả của công cuộc đổi mới phát triển đất nước, được bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân thật sự, đồng thời tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng chú trọng vấn đề thực hiện CSXH, coi việc chăm lo đời sống của các tầng lớp nhân dân là bản chất, mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết cũng thẳng thắn chỉ rõ thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện CSXH ở một số địa bàn, khu vực vẫn còn những hạn chế, thiếu sót khiến một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng thật sự những thành quả của công cuộc đổi mới; chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, những hạn chế đó là do những nguyên nhân khách quan (như tiềm lực kinh tế đất nước còn hạn chế, diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, dịch bệnh,...), và phần nhiều do nguyên nhân chủ quan thuộc về nhận thức, năng lực, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cán bộ, công chức khi thực hiện CSXH.
Từ đây, Nghị quyết yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phải nâng cao nhận thức, xây dựng chương trình hành động với những biện pháp cụ thể, khả thi để thực hiện hiệu quả hơn nữa CSXH theo hướng toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân, trong đó cần có sự quan tâm, hỗ trợ những đối tượng người có công, gia đình chính sách, nhóm người yếu thế, người dân miền núi, dân tộc thiểu số,... bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền thụ hưởng thực sự của nhân dân trong thực tế, không có sự phân biệt đối xử, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chính nhờ những nỗ lực và sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cùng sự phối hợp tích cực của các tổ chức, ban, ngành, địa phương, đến nay chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện CSXH. Đời sống mọi mặt của nhân dân ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, vùng miền, dân tộc trong cả nước đều được cải thiện và nâng cao với thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD, tăng gấp hơn 40 lần so với năm 1990.
Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá cao về thành tựu xóa đói, giảm nghèo với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ gần 60% năm 1986 xuống dưới 3% năm 2023, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo chỉ còn khoảng 33% (mỗi năm giảm từ 4-5%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (mỗi năm giảm khoảng 3%), đưa nhiều xã vùng ven biển, hải đảo thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ở khắp các địa phương cũng luôn được chú trọng, tăng cường với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến cuối năm 2023, 100% số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng; 100% số người dân bị thiệt hại do thiên tai, thiếu đói được trợ giúp kịp thời, không để ai bị đói; hơn 90% số người khuyết tật khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng; hơn 90% số người cao tuổi khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc. Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… trong phạm vi cả nước được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực.
Cùng với đó, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng người có công, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hằng năm, đều dành hơn 30.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ cấp, ưu đãi, chăm sóc sức khỏe, tặng quà… các đối tượng chính sách, gia đình người có công, chỉ đạo toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng... bảo đảm gia đình người có công đạt mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú.
Các cấp, ngành, địa phương cũng tích cực thực hiện các chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống của đồng bào DTTS. Trong giai đoạn 2021-2022, cả nước đã thực hiện 91 đề án khuyến công hỗ trợ cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa khu vực phía bắc, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ với kinh phí 63 tỷ đồng; xây dựng 186 cầu treo dân sinh cho đồng bào DTTS ở 28 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên; hỗ trợ hộ nghèo đồng bào DTTS xây dựng, sửa chữa 1.350 nhà ở, nhà đoàn kết, nhà đồng đội, phòng tránh bão, lụt trị giá hơn 110 tỷ đồng; tiếp nhận, tạo việc làm cho hơn 2.000 đồng bào DTTS; giúp đỡ gần 400 hộ nông dân nghèo người DTTS phát triển kinh tế với giá trị hơn chục tỷ đồng; thu hút được gần 17 nghìn tỷ đồng nguồn vốn ODA,... cho hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS.
Việc phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc y tế vùng miền núi, DTTS cũng rất được coi trọng với việc đầu tư xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, các khoa, ngành đặc thù cho người DTTS. Đến nay, trong số 6.000 học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú hằng năm, có hơn 50% số học sinh đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng, 5% được đi học cử tuyển, 13% học dự bị đại học, khoảng 30% vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc về địa phương công tác.
Các địa phương cũng tích cực thực hiện chỉ đạo của Nhà nước trong việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; kết nối, hội chẩn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS; đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; triển khai các chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên DTTS...
Tuy nhiên, với thái độ thù địch và thiếu thiện chí, thời gian qua, các đối tượng chống phá, phản động đã thường xuyên ra sức bịa đặt, vu khống, đưa ra nhiều luận điệu bôi xấu, xuyên tạc vấn đề thực hiện CSXH của nước ta. Chúng trắng trợn đổi trắng thay đen bản chất sự việc, cho rằng việc thực hiện CSXH của Việt Nam chỉ mang tính hình thức và những thành tựu được ghi trong các văn kiện, nghị quyết chủ yếu là để “làm màu”, để khoe mẽ thành tích, hoặc là ngụy tạo, tự vẽ ra để thổi phồng công lao của Đảng, ru ngủ, mị dân, lừa phỉnh người dân chứ không có thực.
Thậm chí vu khống CSXH chỉ là công cụ để quan chức lợi dụng trục lợi, tham ô, tham nhũng, thực hiện lợi ích nhóm. Các đối tượng bịa đặt rằng, CSXH của Việt Nam chỉ tập trung bảo đảm lợi ích cho một số đối tượng, vùng miền, nhất là đối tượng cán bộ, quan chức ở những tỉnh, thành phố lớn, còn đại bộ phận người dân lao động nghèo, ở miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì không được quan tâm, kể cả những người có công với đất nước cũng không được chăm lo xứng đáng, phải sống khổ cực.
Để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động chia rẽ vùng miền, các đối tượng còn ngang nhiên bịa đặt rằng, những người dân vùng DTTS luôn nằm ngoài phạm vi tác động của CSXH, luôn bị bỏ rơi, không được quan tâm chăm lo đời sống, nâng cao dân trí nhằm thâu tóm mọi quyền lực, lợi ích cho cán bộ, quan chức người Kinh.
Đây là những luận điệu xuyên tạc “đổi trắng thay đen”, không thể chấp nhận. Có thể thấy, mục đích chính của những luận điệu xuyên tạc này là nhằm phủ nhận vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ nhận bản chất dân chủ ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc đó nếu không bị nhận diện và đấu tranh kiên quyết, kịp thời sẽ khiến một bộ phận người dân thiếu thông tin, nhẹ dạ bị dẫn dụ, lôi kéo mà nghe theo, từ đó nảy sinh tâm lý nghi ngờ, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, từ đây, có thể gieo rắc lòng thù hận, nghi kỵ giữa đồng bào các dân tộc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để các đối tượng phản động dễ bề dụ dỗ, kích động người dân tham gia biểu tình, bạo loạn chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại những thành quả phát triển đất nước, ảnh hưởng đến lợi ích và cuộc sống bình yên của nhân dân như một số vụ việc đau lòng diễn ra thời gian qua ở một số tỉnh, thành phố.
Thực tế này đặt ra những nhiệm vụ mới đối với công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Cần khẳng định những nỗ lực và thành tựu trong thực hiện CSXH của Việt Nam thời gian qua là minh chứng xác đáng, thuyết phục nhất giúp củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân, và cũng là căn cứ để phản bác những luận điệu xuyên tạc. Sự đồng lòng, ủng hộ, cũng như quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong thực hiện CSXH đã khẳng định bản chất dân chủ ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như sự lựa chọn con đường đúng đắn của Đảng ta vì lợi ích và hạnh phúc của mọi tầng lớp nhân dân./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 12/03/2024
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận