Những yêu cầu về kĩ năng biên tập ngôn ngữ sách lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
1. Chức năng và hoạt động biên tập - xuất bản sách lý luận chính trị
Sách lý luận chính trị, theo tác giả Dương Trung Ý: “là loại sách có nội dung trực tiếp góp phần bảo vệ, truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu kiến thức, kinh nghiệm hoạt động chính trị của các nước, các đảng chính trị; giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp chính trị của các lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… qua đó góp phần xây dựng, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng; giáo dục, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng con người mới, nếp sống mới; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”(1). Đây là định nghĩa đề cập đến các mảng nội dung, mục đích của sách lý luận chính trị. Cốt lõi của định nghĩa, đây là loại sách nhằm mục đích “góp phần bảo vệ, truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” thông qua nhiều mảng nội dung liên quan trực tới lĩnh vực chính trị.
Mảng sách lý luận chính trị được đảm trách nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó cần nói đến các mục tiêu chủ yếu như sau: củng cố, bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ; tăng cường giáo dục ý thức hệ sâu rộng trong Đảng và trong các tầng lớp nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và hệ thống chính trị; chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa để giữ vững sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng và trong xã hội đối với lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Sách lý luận chính trị, do đó, có vai trò to lớn trong việc ổn định tư tưởng xã hội. Căn cứ vào các mục tiêu chức năng khác nhau, có thể chia sách lý luận thành hai nhóm; nhóm một: các sách có chức năng phổ biến kiến thức lý luận chính trị; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức lý luận chính trị. Họ là những người trực tiếp đứng trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Nhóm sách này có tác dụng trực tiếp là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; mục đích gián tiếp là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua những con người có trình độ lý luận chính trị; nhóm sách thứ hai, đó là các sách có tác dụng phổ biến, bổ sung, củng cố các kiến thức về nền tảng tư tưởng của Đảng (trong đó có các chuyên luận phản biện các tư tưởng phản động đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Đây là nhóm sách trực tiếp có nội dung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhìn một cách rộng nhất, nhóm sách lý luận chính trị nào cũng có giá trị bảo vệ, củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng. Bởi vậy, khi biên tập loại sách này, cần những kỹ năng đặc thù, phù hợp với loại sách có chức năng chính trị đặc biệt quan trọng như vậy.
Về hoạt động biên tập - xuất bản sách lý luận chính trị, khái niệm này được thể hiện nhiều cách hiểu khác nhau mà đến nay vẫn chưa được thống nhất. Về thuật ngữ, từ “biên tập” được dịch từ chữ Latinh: redactus - sắp xếp lại cho có trật tự. Trong xã hội phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, quan niệm về hoạt động biên tập đã có độ “mở” rất rộng. Theo Điều 4 Luật Xuất bản năm 2012 ghi rõ: “biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản(2). Bên cạnh đó là khái niệm: “biên tập là một quy trình hoạt động gồm việc tổ chức, khai thác, lựa chọn các tác phẩm để sửa chữa, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của chúng rồi in, nhân bản; để truyền phát, phát hành trong các chương trình nghe nhìn, các chương trình phát thanh, truyền hình, báo in...”(3). Với nghĩa được mở rộng như vậy, hoạt động biên tập không còn chỉ là thuật ngữ đối với riêng lĩnh vực xuất bản, mà nó được đánh giá là một khâu cần yếu trong cả lĩnh vực báo chí và truyền thông. Việc chấp nhận hai khái niệm rộng, hẹp khác nhau đều đúng vì căn cứ vào góc độ nghiên cứu. Hai khái niệm này không hề trái ngược mà là sự bổ sung cho nhau về các nghĩa trong nội hàm khái niệm mà thôi. Tuy nhiên, để sát với đặc điểm ấn phẩm là sách, bài viết này lựa chọn khái niệm “biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản” (4) để làm cơ sở khoa học cho bài viết.
Từ hai khái niệm cơ sở trên, có thể định nghĩa hoạt động biên tâp - xuất bản sách lý luận chính trị như sau: đây là hoạt động “rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức của loại sách có mục đích góp phần bảo vệ, truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm hiện thực hóa được mục đích đã đề ra trong cuộc sống ”.
2. Yêu cầu về kỹ năng biên tập ngôn ngữ trong việc biên tập sách lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Một là, việc biên tập ngôn ngữ cần đáp ứng tính chính xác chính trị
Ngôn từ sách lý luận chính trị cần phải chính xác trong cách định danh, mà trước hết, cần chính xác với những định danh chính trị mà Đảng và Nhà nước sử dụng (ví dụ: cách sử dụng các định danh như cơ chế thị trường và cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; nâng cao và nâng cấp (quan hệ giữa nước A và B); mở cửa và mở rộng (thị trường hơn nữa); đối tác, đối tác thương mại và đối tác toàn diện…; đúng nghĩa để thể hiện tính đúng về quan điểm, lập trường. Hoặc dùng các cụm từ: lên đường nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ quân sự, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ mà không được sử dụng các từ/ cụm từ: đi lính, bị bắt lính, bị bắt đi nghĩa vụ quân sự; dùng vào đảng, được kết nạp đảng, được đứng trong hàng ngũ của đảng không dùng gia nhập (một) đảng phái;dùng tin tưởng đi theo đảng không dùng tín đồ của đảng, sùng đảng; dùng kiên cường, dũng cảm, anh dũng (bám trụ) không dùng cố chấp, cố thủ, gan lỳ; dùng bám trụ không dùng chốt chặt, bám lỳ một chỗ…
Hai là, việc biên tập ngôn ngữ cần đạt được chuẩn phong cách đối với phong cách sách khoa học lý luận chính trị
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, phong cách là “hình thể đặc biệt của những nét ngôn ngữ được coi là có phẩm chất mỹ học, đặc trưng cho một hoặc toàn thể các văn bản”(5). Sách lý luận chính trị có “hình thể đặc biệt” là loại sách khoa học lý luận về lĩnh vực chính trị; “phẩm chất mỹ học” về ngôn ngữ của loại sách này là từ vựng thuộc lớp từ có ý nghĩa về chính trị; cấu trúc văn bản theo lập luận chặt chẽ có tính khoa học, thuyết phục; nội dung, tư tưởng là nền tảng lý luận về chính trị. Mục đích hướng tới của loại sách này là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước thông qua việc cung cấp, củng cố, bồi dưỡng kiến thức lý luận về chính trị cho con người nhất là những người trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Với yêu cầu phong cách như vậy, từ ngữ trong loại sách này có những yêu cầu về chuẩn phong cách riêng. Lớp từ vựng về chính trị chiếm đa số, ví dụ: các từ trong trường từ vựng chỉ tên các đảng: Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa, Đảng Cộng sản Việt Nam…; tổ chức đảng: đảng bộ, đảng ủy, đảng ủy khối các cơ quan trung ương, chi ủy, chi bộ…; chức vụ trong đảng: thượng viện, hạ viện, nghị sĩ, thượng nghị sỹ…; quan điểm: lập trường bảo thủ, phe cánh tả, phe cực hữu; quan điểm sai trái, thù địch…; sức mạnh của đảng: quyền lực, quyền lực chính trị, người cầm quyền, thế lực cầm quyền…; hoạt động của đảng: bầu cử, đề cử, ứng cử; bỏ phiếu, từ chức, tuyên thệ, đọc lời tuyên thệ; bãi nhiệm, bãi miễn, miễn, kỷ luật, ra quyết định kỷ luật, ra quyết định giao nhiệm vụ, thanh - kiểm tra đảng; thành tựu của đảng: thành tựu to lớn, sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước, sự nghiệp đổi mới, vai trò hết sức quan trọng (của Đảng) …
Các lớp từ vựng khác khi được huy động, tham gia để thể hiện đường lối chính trị sẽ bị chi phối bởi tính chất chính trị, không còn ý nghĩa đơn thuần của một lĩnh vực chuyên môn nhất định; ví dụ, các định danh sau thuộc từ vựng chuyên môn lĩnh vực kinh tế: khu vực kinh tế chính thức; khu vực kinh tế phi chính thức; kinh tế đêm, kinh tế vỉa hè, kinh tế tuần hoàn; mô hình khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp; rủi ro đầu tư, rủi ro ngầm; lĩnh vực đời sống: các khoản phí không chính thức, giải pháp an sinh, kinh doanh thức ăn đường phố; ẩm thực đường phố; văn hóa ẩm thức đường phố; lĩnh vực văn hóa: văn hóa đường phố, văn hóa bản địa; lĩnh vực an ninh: rủi ro an ninh; an ninh phi truyền thống, an ninh lương thực…
Thực chất, các từ vựng chính trị vô cùng rộng và phong phú vì mọi mặt của xã hội khi được nhìn nhận, đánh giá từ góc độ chính trị được biểu đạt bằng các lớp từ vựng trên nhiều lĩnh vực. Sự khác biệt là chúng được thể hiện trong loại hình văn bản có phong cách khoa học chính trị nên màu sắc chính trị được “nhuốm” trong cách sử dụng từ ngữ (nếu được sử dụng ở loại hình văn bản chuyên ngành, chúng trở về đúng tính chất từ ngữ chuyên môn thuần túy).
Ba là, việc biên tập ngôn ngữ cần đạt được tính thời sự và tính định hướng chính trị
Vì tình hình thời sự - chính trị luôn biến động nên các định danh chính trị cũng phát triển không ngừng để kịp thời phản ánh thực tiễn và dòng chảy chính trị - xã hội đa dạng, phong phú trong nước cũng như trên toàn thế giới. Với đặc trưng của tiếng Việt, các định danh chính trị có sự phức tạp về cấu trúc; đó là các cụm từ cố định định danh hoặc các tổ hợp từ định danh, chẳng hạn: con đường giải phóng dân tộc, cương lĩnh xây dựng đất nước, thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới, quyền làm chủ của nhân dân, quyền và nghĩa vụ công dân, sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân….Sự phát triển của các định danh chính trị được thể hiện ở sự mở rộng cấu trúc cụm từ. Trong cùng một giai đoạn phát triển của xã hội mà xuất hiện nhiều định danh chính trị mới và nhiều định danh phức tạp, điều đó cho thấy sự vô cùng sôi động của các sự kiện chính trị. Những biến động mới buộc các chính trị gia, buộc một xã hội chính trị phải đặt được tên gọi cho chúng. Do đó, loại sách này không thể không cập nhật những định danh mới. Nó đòi hỏi các biên tập viên phải luôn bám sát thực tế chính trị đang diễn ra để có vốn hiểu biết trong quá trình biên tập.
Tính định hướng: Mỗi từ ngữ chính trị không chỉ có yếu tố ngữ nghĩa thuần túy, mà còn chứa đựng nhiều tính chất “kép” trong đó, ví dụ các từ sau:
+ Quan hệ hữu nghị: bên cạnh ý nghĩa chỉ sự thân thiết, bè bạn còn có tính định hướng về một mối quan hệ láng giềng giữa các nước được thiết lập từ đặc điểm quan hệ ngoại giao của hai nước nhất định .
+ Vốn viện trợ: chỉ sự hỗ trợ về vật chất của Việt Nam đối với các quốc gia gặp khó khăn (và ngược lại). Tinh thần “viện trợ” là định hướng cho người tiếp nhận khi tiếp nhận cụm từ “vốn viện trợ”.
Tính định hướng không chỉ chi phối vào từ ngữ còn chi phối cả trong diễn đạt. Chẳng hạn, trong bài Tổng thống Mỹ: Viện trợ Israel, Ukraine sẽ đảm bảo an ninh cho thế hệ sau nhà báo Ngọc Ánh viết: “…Tổng thống Mỹ lưu ý “lịch sử đã cho thấy khi những kẻ khủng bố không phải trả giá vì hành động của mình, họ sẽ gây ra hỗn loạn, chết chóc và tàn phá hơn”; “Ông Biden kêu gọi quốc hội phê duyệt viện trợ khẩn cấp cho Israel, Ukraine, thêm rằng điều này sẽ đảm bảo an ninh của Mỹ cho thế hệ sau” và “Đây là diễn văn khung giờ vàng được đọc từ phòng Bầu dục, là truyền thống nhiều đời tổng thống Mỹ thực hiện vào những thời khắc quan trọng của nước này”(6)…tính định hướng được thể hiện qua những nội dung có tính chất cảnh báo (họ sẽ gây ra hỗn loạn, chết chóc và tàn phá hơn); khẳng định (điều này sẽ đảm bảo an ninh của Mỹ cho thế hệ sau) hoặc nhấn mạnh về hoàn cảnh truyền đạt thông tin (Đây là diễn văn khung giờ vàng được đọc từ phòng Bầu dục, là truyền thống nhiều đời tổng thống Mỹ thực hiện vào những thời khắc quan trọng của nước này)
Sách khoa học lý luận chính trị là loại sách đặc thù, góp phần củng cố nền tảng lý luận chính trị vững chắc cho nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị đất nước. Do đó, kỹ năng biên tập ngôn ngữ đối với loại hình sách khoa học này cần có những yêu cầu riêng, đó là: việc biên tập ngôn ngữ cần đáp ứng tính chính xác chính trị; chuẩn phong cách đối với phong cách sách khoa học lý luận chính trị; tính thời sự chính trị./.
______________________________________________________________________
(1) Dương Trung Ý, Vai trò của sách lý luận, chính trị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và hệ thống chính trị hiện nay, Tạp chí Nhịp cầu Tri thức, 07/05/2021 - 08:05.
(2) (4) Theo Điều 4, Luật Xuất bản năm 2012, https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=16496.
(3) Phạm Văn Thấu, Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử, Thứ Tư, 23:48 09/11/2022. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/vai-tro-cua-bien-tap-va-yeu-cau-luat-hoa-quy-trinh-bien-tap-xuat-ban-hien-nay-p26566.html.
(5) Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển Khái niệm ngôn ngữ học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
Nguồn: Tap chí Lý luận chính trị truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận