Danh nhân tuổi Dậu Trương Vĩnh Ký
Trước tên Chánh ký sau đổi thành Vĩnh Ký, tục gọi là Petrus Ký, sanh năm Đinh Dậu (1837) tại thôn Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
Mồ côi cha từ thủa ấu niên, được mẹ hết lòng nuôi dạy. Ông hiếu học và rất thông minh. Ngày từ bé đã thông chữ Hán và được một linh mục người Pháp đưa đến Cái Nhum học tiếng La Tinh. Năm 11 tuổi được đưa sang Campuchia theo học trường Pinhalu. Tại đây ông có tiếp xúc với các bạn đồng học người Lào, người Xiêm và người Miến Điện. Ông chú ý tìm tòi những nét tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ ở bán đảo Đông Dương. Điều này giải thích tại sao khi học thành tài, ông vẫn dành thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu các mẹo luật văn phạm của bao nhiêu ngôn ngữ phức tạp.
Năm 1851, bấy giờ chỉ mới 14 tuổi, được nhà trường cấp học bổng sang du học ở Malaysia. Tại đảo Penang, ông tiếp tục học các tiếng La tinh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Nhật, ấn Độ... Ông thông thạo 15 thứ ngôn ngữ phương Tây và 11 thứ ngôn ngữ phương Đông. Vì thế, người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học trên thế giới. Ông trở thành Hội viên Hội nhân chủng học và Khoa học miền Tây nước Pháp.
Năm 1861, ông trở về nước rồi lập gia đình vào năm 21 tuổi. Năm 1863, ông được chọn làm thông dịch viên trong phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Khi về nước được bổ làm giáo viên rồi làm Đốc học, dạy tại trường Thông ngôn và trường Cai Trị ở Sài Gòn. Từ giữa tháng 8.1869, ông được người Pháp giao quyền trong coi bài vở tờ Gia Định báo; đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta. Vào dịp này, ông đã cùng các cây bút hữu danh khác như Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), Trương Vĩnh Ký, Tôn Thọ Đường đã dùng tờ báo này để truyền bá chữ Quốc ngữ, trau dồi văn chương nước nhà và giới thiệu tư tưởng học thuật Âu - Tây và á Đông cho người trong nước. Ông còn dùng tờ “Gia định báo” để cổ động cho một lối học mới, phát triển chữ Quốc ngữ và khuyến khích mọi người học chữ Quốc ngữ.
Ông cũng là người đầu tiên có sáng kiến thành lập ra nền báo chí Việt Nam. Ngoài công việc làm báo, ông còn chuyên tâm vào việc dịch thuật và biên soạn nhiều sách có giá trị. Đáng kể nhất là ông soạn ra quyển tự vị để chỉ rõ nghĩa và cách viết chữ Quốc ngữ còn đang trong tình trạng phôi thai. Đây là một tài liệu rất quý được xem là cơ sở vững chắc để các nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ tra cứu khi viết lách. Nó còn giữ một vai trò quan trọng trong văn học sử nước nhà. Ngoài ra, ông còn biên soạn hai quyển từ điển Pháp - Việt và Việt - Pháp thuộc loại sớm nhất ở nước ta.
Năm 1886, ông cộng tác với Paul Bert và có lúc ra kinh đô dạy tiếng Pháp cho vua Đồng Khánh. Được ít lâu ông chán nản, rút lui khỏi chính trường, sống cuộc đời đạm bạc, chỉ chuyên tâm nghiên cứu môn khoa học nhân văn và ngôn ngữ học.
Năm 1898, ông mất, thọ 61 tuổi, để lại cho đời sau hơn 100 bộ sách giá trị.
Những tác phẩm chính như: Chuyện đời xưa, Sử ký An Nam, Sử ký Trung Quốc, Giáo trình địa lý Nam bộ, Tự điển danh nhân An Nam, sách dạy chữ Quốc ngữ, Đại Nam Quốc sử diễn ca (dịch), Lục Văn Tiên truyện (dịch), Lục Súc Thanh Công (dịch), Kim Vân Kiều (dịch), Đại Học và Trung Dung (dịch), Minh Tâm Bửu Giám (dịch)....
ông Trương Vĩnh Ký là một người Việt Nam nổi tiếng thông minh, hiếu học và siêng năng, biết đem sở trường của mình ra phục vụ đương thời và hậu thế./.
Bài đăng Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
Nguyễn Nhân Thống
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận