Để báo chí và doanh nghiệp cùng thắng trong môi trường hội tụ truyền thông
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhất là sự tác động của xu thế hội tụ truyền thông, khiến cái gọi là cộng sinh đang xuất hiện những khoảng tối trong mối quan hệ này. Trong bối cảnh mạng xã hội lên ngôi và thông tin đa chiều như hiện nay, báo chí và doanh nghiệp thay vì có cái nhìn sai lệch về nhau, nên tìm cách xóa lấp những khoảng tối đó. Bài viết này, đi tìm lời giải cho mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ và cùng thắng trong kỷ nguyên số.
Giải mã từ những vấn đề thực tiễn
Ai cũng biết, báo chí luôn coi doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn đề tài phong phú, đa dạng trong hoạt động nghiệp vụ, phục vụ nhu cầu thông tin của xã hội; với doanh nghiệp cũng rất cần báo chí để có thông tin phục vụ sản xuất – kinh doanh; quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm và nâng cao lợi nhuận…Tuy nhiên, nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay có thể thấy, doanh nghiệp luôn tìm kiếm mọi cơ hội nương tựa vào báo chí để đăng tải tin tức có lợi, thậm chí khi cần có thể gỡ tin, bài bất lợi về mình, thì vẫn còn hiện tượng một số doanh nghiệp e ngại, né tránh, không muốn cung cấp thông tin, tạo “khoảng cách” nhất định với báo chí.
Ngày nay, với sự ra đời của Internet và sự phát triển mạnh của truyền thông xã hội, quan hệ gắn bó khăng khít giữa báo chí và doanh nghiệp phần nào đã thay đổi, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính năng hội tụ của các phương tiện truyền thông trên mạng Internet không ngừng nâng cao; cách thức, hình thức tiếp nhận và truyền phát thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Sự xuất hiện của thời đại 3G,4G khiến báo chí mobile, online trên điện thoại di động, truyền hình mobile... đã thúc đẩy MP4, ipad, laptop, màn hình ngoài trời không dây... phát triển mạnh mẽ.
Có thể thấy, mạng Internet và điện thoại di động đã làm thay đổi cuộc sống của con người, đồng thời cũng làm thay đổi “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống, khiến cách thức tổ chức của các phương tiện truyền thông mới và cũ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi về hình thức và phương thức truyền thông mới khiến cách thức hợp nhất và tái tạo nội dung truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Đặc biệt, các phương tiện truyền thông mới đã phá bỏ “biên giới cứng” về thời gian, không gian của các phương tiện truyền thông truyền thống vốn tồn tại đơn lẻ trước đây như báo in, phát thanh và truyền hình. Do đó, trong môi trường hội tụ truyền thông, sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống luôn phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do sự tác động của các phương tiện truyền thông mới.
Internet không chỉ là tác nhân tạo ra các phương tiện truyền thông mới, nó còn là cả một thế giới khác tồn tại bên cạnh thế giới thực, thông qua thế giới này, công chúng báo chí có thể tiến hành mọi hoạt động như bên ngoài đời sống thực - Giáo sư Martin Emmer - Học viện Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Tự do (Đức).
Thế nên, làm thế nào để định vị chính xác về nội dung, lựa chọn thích hợp các phương tiện truyền thông để truyền tải thông tin, kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả quy trình truyền thông đã trở thành bài toán khó mà các phương tiện thuyền thông đang đi tìm lời giải.
Chính vì vậy, hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng những ưu thế của truyền thông xã hội để xây dựng website, blog hay fanpage trên mạng xã hội, lập kênh YouTube... Mỗi doanh nghiệp hiện nay được coi là một công ty truyền thông, bởi họ đang tự sản xuất chương trình hướng đến khách hàng của mình, cho nhân viên, đồng sự và cộng đồng của họ. Do đó, đôi khi những thông tin mà báo chí cung cấp có phần “vênh” với những thông tin mà doanh nghiệp đang truyền thông. Điều đó, dẫn đến làm rối loạn môi trường truyền thông, nhất là khi manh nha xảy ra khủng hoảng truyền thông.
Thứ hai, vai trò và nhu cầu của công chúng cũng thay đổi khi mà mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Thống kê của Hội đồng quản trị phát thanh truyền hình thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Gallup công bố đầu năm 2015 cho thấy, khoảng 60% số người được hỏi cho rằng blog và tiểu blog cá nhân “đáng tin” hơn tin tức chính thống. Bởi vì một thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội kèm một nhận xét của một cư dân mạng hay một người bạn mà mình biết rõ ngoài đời đương nhiên sẽ đáng tin hơn những thông tin từ các nguồn khác, nhất là trong bối cảnh thông tin đa chiều như hiện nay.
Thực tế cho thấy, mặc dù vai trò của báo chí có phần bị thách thức, song báo chí vẫn là mối quan hệ được các doanh nghiệp coi trọng. Theo Alex Singleton - chuyên gia quan hệ công chúng, báo chí truyền thông chính thống không hề mất đi vai trò của mình, chỉ có điều nó đang thay đổi rất lớn trong môi trường hội tụ truyền thông hiện nay. Mặt khác, truyền thông xã hội và truyền thông chính thống đang có mối quan hệ gần gũi, thậm chí hỗ tương nhau trong một số trường hợp, nên doanh nghiệp quan hệ với báo chí không bao giờ thừa.
Ngoài ra, với mục tiêu thúc đẩy thông tin đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, khiến báo chí có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, việc các doanh nghiệp tích cực duy trì mối quan hệ với báo chí là cần thiết. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp thực hiện chiến dịch truyền thông thông qua báo chí bằng các bài viết PR đều đặn mỗi tháng và chiến lược thông tin bài bản định kỳ đã khiến báo chí không chỉ là đối tác đối với doanh nghiệp mà còn là “bàn đạp” định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai giúp nâng cao uy tín, thương hiệu, hình ảnh từ đó, thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của công chúng, nhất là những nhóm công chúng mục tiêu của mình.
Đi tìm lời giải
Thứ nhất, có thể khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào, nhà báo và doanh nghiệp đều cần đến nhau. Thực tế đã chứng minh, muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa báo chí và doanh nghiệp, rất cần sự phối hợp giữa ba bên: báo chí - doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước hay hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan báo chí, cần phải đặt đạo đức nghề nghiệp trước tiên cho người làm báo. Mặt khác, các phóng viên phụ trách về mảng này cần phải được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế; thông tin rõ ràng, khách quan, đa chiều, không mập mờ, gây hoang mang.
Thứ hai, Trong môi trường truyền thông hiện nay, các doanh nghiệp cần sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với báo chí và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông theo kịch bản đã được thống nhất trước. Điều quan trọng, doanh nghiệp nên thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và đối thoại. Không nên thể hiện kiện tụng trong xử lý khủng hoảng, mặc dù có thể những cáo buộc từ chính quyền là nguyên nhân của khủng hoảng làm doanh nghiệp bức xúc chưa thật sự làm sáng tỏ.
Thứ ba, doanh nghiệp cần minh bạch hóa thông tin. Đó là thái độ hợp tác tích cực, thậm chí khi xảy ra trường hợp thông tin bất lợi đối với doanh nghiệp. Trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp rất cần tạo ra kênh đối thoại thẳng thắn, trực tiếp tránh bị các tin đồn, tin không chính xác xuất hiện trên mạng xã hội và bị “chính thống hóa” trên báo chí.
Thứ tư, đồng hành cùng phát triển. Phát biểu trong buổi tiếp đoàn các nhà báo và doanh nghiệp tham gia chương trình báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân lần thứ 2, tại Trụ sở Chính phủ, chiều 10/6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, thông tin của báo chí là tiếng nói của công luận, góp phần thúc đẩy sự minh bạch hóa, tính dân chủ trong xã hội. Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh bài trừ cái xấu; phòng chống tham nhũng, lãng phí… xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Trong bất cứ giai đoạn nào, báo chí đều có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và qua đó, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước như bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp còn thể hiện ở sự đồng hành giữa báo chí trong hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng cáo sản phẩm; phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, báo chí và doanh nghiệp có thể coi là hai người bạn đồng hành, cùng nhau phát triển. Bởi lẽ, doanh nghiệp rất cần thông tin và nắm bắt thông tin trên báo chí. Đặc biệt, trong nền kinh tế cạnh tranh bằng thông tin, ai nắm được thông tin thì người đó sẽ thắng, ai chậm thông tin sẽ thua thiệt. Ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, thời gian gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận PR, tức là bộ phận quan hệ công chúng. Đây là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin từ báo chí và hướng báo chí tới những phòng, ban, lãnh đạo của doanh nghiệp để việc cung cấp thông tin được kịp thời, đảm bảo độ chính xác cao./.
_________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 31.8.2016
PGS, TS Nguyễn Thành Lợi
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 05/03/2025, tại phòng họp số 1101, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, dân chủ và thẳng thắn, mang tính xây dựng.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận