Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học quân sự hiện nay
Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường Đại học quân sự (ĐHQS) hiện nay. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo chức vụ có học vấn đại học, có trình độ năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, trong những năm qua công tác giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐHQS đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp tích cực như: đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được các trường rất quan tâm coi trọng và từng bước đã có sự đổi mới tích cực theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh đã đạt được thì phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục và đổi mới hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà trường cần tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và coi đây là khâu đột phá để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, với tư tưởng định hướng: Phát huy tinh thần độc lập sáng tạo của người học, hướng người học với tư cách là chủ thể độc lập sáng tạo và phát triển. Tuy nhiên, để có một phương pháp giảng dạy tối ưu phải trên cơ sở nội dung, đặc điểm bộ môn, đối tượng giáo dục, đào tạo, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên. Cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải gắn bó chặt chẽ với các yếu tố và các hình thức khác của quá trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nhận thức và giải quyết một số vấn đề sau đây:
Một là, đổi mới phương pháp giảng dạy trên cơ sở nội dung bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Nội dung và phương pháp là hai mặt của một quá trình thống nhất trong hoạt động dạy học, trong đó nội dung quyết định phương pháp. Điều đó có nghĩa là đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở phương pháp gắn với nội dung cho phù hợp với đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, nội dung là căn bản chứ không phải là duy nhất để đổi mới phương pháp. Dù vậy, đổi mới phương pháp phải bắt đầu từ nội dung, mà trước hết cần phải tích cực đổi mới hoàn thiện hệ thống giáo trình cho phù hợp đối tượng giảng dạy. Trên cơ sở nội dung, chương trình các nhà trường, khoa, tổ bộ môn nghiên cứu phân bố thời gian từng chủ đề, bài giảng phù hợp với từng đối tượng theo hướng tăng cường tự học tập, tự nghiên cứu, tạo sự say mê hứng thú chủ động sáng tạo, tìm kiếm, nắm bắt kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hiện nay phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐHQS chủ yếu là truyết trình giảng giải theo logic trình tự nhất định. Ưu điểm của phương pháp này là: học viên lĩnh hội tri thức, thông tin bài giảng thông qua ghi chép trên lớp bảo đảm được tính hệ thống trong chuyển tải kiến thức bài giảng của giáo viên. Song nhược điểm của phương pháp này là thông tin một chiều nặng về lý thuyết, áp đặt, bắt buộc người học phải tuân theo những chân lý có sẵn làm cho người đọc dễ bị thụ động, máy móc, thầy đọc trò ghi là chính, ít đọc thêm sách và tài liệu tham khảo, dễ xuất hiện tâm lý chỉ cần vở ghi là đủ, không phát huy được tính độc lập sáng tạo trong học tập.
Vì vậy, giáo viên phải căn cứ vào nội dung từng bài giảng, từng chủ thể và đối tượng đào tạo mà kết hợp phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề gợi mở, đồng thời đặt ra yêu cầu cao, nhằm kích thích sự say mê hứng thú và tư duy sáng tạo của người học. Kinh nghiệm giảng dạy của các trường ĐHQS trong những năm qua cho thấy, trong quá trình giảng dạy nếu bài giảng nào được giáo viên chú ý tăng cường nêu vấn đề gợi mở, định hướng sẽ làm cho buổi học càng sinh động hơn, khả năng tập trung chú ý của học viên cao hơn và tạo ra được nhu cầu tìm kiếm khám phá chiếm lĩnh tri thức ở người học. Tuy nhiên để giảng dạy thuyết trình, nêu vấn đề có hiệu quả thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cả nội dung, phương pháp và một hệ thống tài liệu nghiên cứu đầy đủ cho người học.
Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy đi đối với bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản then chốt không chỉ đặt cơ sở cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Hơn nữa tri thức các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là triết học Mác - Lênin không những mang tính trừu tượng khái quát cao mà còn là kết quả tổng hợp tri thức của nhiều ngành khoa học khác. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ kiến thức tổng hợp, sâu về chuyên ngành và nắm chắc các khoa học liên ngành mới có phương pháp giảng dạy có chất lượng hiệu quả cao, đồng thời phải tích cực rèn luyện tay nghề nâng cao các kỹ năng trong giảng dạy và trình độ nắm bắt, sử dụng các phương tiện kỹ thuật giảng dạy hiện đại. Để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao trình độ kiến thức, nâng cao phương pháp giảng dạy thì các nhà trường, khoa lý luận cần phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên. Trước hết phải đảm bảo đủ tài liệu chuyên ngành để giáo viên có điều kiện nghiên cứu tiếp cận, mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề, đầu tư phương tiện kỹ thuật giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó tổ bộ môn tạo điều kiện để giáo viên tự học tập, nghiên cứu thông qua giáo trình, giáo khoa, tạp chí, đọc các tác phẩm kinh điển để bổ sung kiến thức. Mặt khác, mỗi giáo viên phải tích cực mở rộng năng lực biên soạn và giảng nhiều bài, nhiều chủ đề, nhiều cụm bài và toàn bộ bài giảng theo hướng toàn diện, chuyên sâu. Kết hợp tham gia tích cực công tác bình giảng, dự giảng, nghiên cứu khoa học trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp, trao đổi thông tin qua đó tự định hướng hoàn thiện phương pháp giảng dạy cho từng bài giảng đáp ứng mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của các nhà trường trong giai đoạn mới.
Ba là, đổi mới phương pháp giảng dạy phải sát đối tượng, gắn nội dung với thực tiễn quân sự nhất là thực tiễn huấn luyện chiến đấu. Đối tượng học viên ở các trường ĐHQS hầu hết còn trẻ, sinh ra và lớn lên trong điều kiện thời bình, chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần làm rõ bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận thực tiễn của đường lối đổi mới kinh tế - xã hội, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân của Đảng ta. Phải hướng nội dung vào giải đáp những yêu cầu của hoạt động thực tiễn, nhất là thực tiễn hoạt động quân sự. Phải gắn nội dung bài giảng với nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, trong quá trình đó kết hợp cho học viện đi tham quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng cách mạng nhằm tăng cường sự vận dụng lý luận vào thực tiễn.
Bốn là, đổi mới phương pháp gắn với sử dụng và phát huy vai trò các phương tiện kỹ thuật dạy học. Hiện nay các trường ĐHQS đang có sự phát triển các phương tiện kỹ thuật dạy học, nó đặt ra yêu cầu trực tiếp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp cho phù hợp. Một số trường ĐHQS đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy học mà trực tiếp nhất là sử dụng chương trình power poin đèn chiếu, cầu truyền hình, sơ đồ, mẫu biểu, tranh vẽ mô hình hoá nội dung. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật dạy học là một xu thế tất yếu hiện nay, cho nên trong giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên tiếp nhận và sử dụng nó một cách đúng đắn, khoa học sao cho vừa kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống với hiện đại, vừa sử dụng và phát huy được tối đa vai trò các phương tiện kỹ thuật dạy học một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, các môn khoa học xã hội nhân văn quân sự nói chung dù phương tiện kỹ thuật có phát triển mạnh mẽ như thế nào thì nó cũng chỉ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chứ không thể thay thế được vai trò của giáo viên. Bởi vì người giáo viên là chủ thể của quá trình hoạt động dạy học, là lực lượng có vai trò trực tiếp to lớn trong định hướng, điều khiển toàn bộ hoạt động tiếp thu lĩnh hội tri thức cuả người học và là lực lượng cơ bản giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, đồng thời còn là người định hướng trong sự phát triển phẩm chất nhân cách của người học, đưa họ vào các tình huống nhận thức giúp họ có các hình thức phương pháp học tập, nghiên cứu một cách tự giác, sáng tạo./.
_______________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
Thiếu tá Đinh Xuân Khuê
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận