Giữ “lửa” cho nghề
Mỗi lần có bài đăng, tôi lại thấy phấn khích, mặc dù đã làm báo nhiều năm và tuổi không còn trẻ nữa. Tôi luôn giữ được niềm vui viết báo. Không phải vì nhuận bút, mà được chia sẻ với bạn đọc điều tâm huyết, cần lên tiếng trước một vấn đề, xã hội bức xúc, nổi cộm nào đó. Một lý do nữa, được đăng bài hiện nay cũng không phải dễ, vì các ban biên tập luôn đòi hỏi bài có chất lượng.
Cuộc sống thật đẹp, nhưng không phải không có những chỗ “xấu xí” yêu cầu nhà báo phải nói ra. Ví dụ, việc treo logo Thủ đô Hà Nội trên các không gian Hà Nội là chuyện bình thường, không có gì đáng nói. Vậy mà vẫn có đấy. Quan sát kỹ một chút, tôi thấy trên logo được treo thiếu địa danh “Hà Nội”. Chi tiết tưởng như rất nhỏ đó lại không hề nhỏ chút nào. Thiếu “Hà Nội” nghĩa là biểu tượng Thủ đô vô nghĩa.
Sự vô nghĩa hàng ngày diễn ra trước mắt mọi người làm báo cần lên tiếng. Và tôi đã viết trên Báo Bảo vệ pháp luật bài Cần tôn trọng biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Đó là một cách kiến nghị cơ quan văn hóa Hà Nội nhận ra cái sai mà sửa chữa đúng bản quyền tác giả logo này. Chỉ có sự nhạy cảm nghề nghiệp mới giúp người làm báo “nhìn” ra cái mới trong những hiện tượng xảy ra xung quanh mình để thông tin tới bạn đọc.
Đó là một cách giữ “lửa” cho nghề báo! Tôi luôn bắt đầu bài viết bằng sự thôi thúc bên trong cần phải cầm bút. Một vụ vi phạm bản quyền tác giả, một nỗi oan của công dân bị thu hồi huân chương vô cớ, hay chính quyền trì hoãn cấp sổ đỏ để hành dân; Hoặc một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bị bỏ hoang; Rồi một câu nói bình thường của chính khách nhưng được báo chí tán dương quá mức, thậm chí chuyện nghiệp vụ phỏng vấn của người làm báo... Tôi tìm thấy ở đó một cái gì cần viết ra và lên tiếng, không bao giờ để ngòi bút bị “bẻ cong”, đó là lời tự răn của tôi.
Nhà báo cần có giới hạn, có “lằn ranh” danh dự nghề nghiệp không được bước qua. Cũng có khi tôi phân vân, nhưng không phản bội nghề nghiệp cao quý này, cái nghề mà người ta phong cho nó là “quyền lực thứ tư” trong xã hội, hay “Nhà báo là ông vua không vương miện” như câu ngạn ngữ châu Âu vinh danh.

Niềm vui mỗi lần cầm bút, tôi biết, sự hào hứng mỗi khi bài được đăng, có được là do cách giữ “lửa” như thế. Nếu viết vì nhuận bút, “lửa” trong tôi tự nhiên sẽ vụt tắt, hoặc mưu lợi, bài viết sẽ thiếu đi trung thực. Vả lại, thù lao các báo bây giờ tuy đã được cải thiện, nhưng chưa phải là cao lắm. Tôi hiểu, hầu hết các báo, trong cơ chế hiện nay, cũng phải “tự thân vận động”, phải gồng mình lên để tồn tài và phát triển.
Tôi vô cùng tâm đắc câu nói của J.J Rousseau (1712 - 1778), triết gia Pháp: “Không cái gì lớn lao mà lại phát ra từ ngòi bút vụ lợi”. Một nữ nhà báo nổi tiếng người Úc thật lòng từng tâm sự với đồng nghiệp Tạp chí Người Làm Báo rằng: “Bà không làm báo để làm giàu”.
Thật may mắn, nếu ta được cuộc đời trao cho nghề làm báo; Thật hạnh phúc nếu nhà báo, bằng ngòi bút, máy quay của mình góp phần cùng mọi người mang lại sự công bằng, những giá trị đích thực cho cuộc sống, đất nước và xã hội. Không có gì cường điệu khi nói rằng: Bằng thiên chức của mình, nhà báo chân chính có thể làm nên những điều kỳ diệu.
Để giữ “lửa” nghề trước “cơm áo không đùa với nhà báo”, hoặc sa vào sức ỳ dẫn bỏ bút, tôi luôn thường gom những “thanh củi” nhỏ, bật “lửa” nghề lên, nhóm lửa thường xuyên. Cái khó là làm sao giữ cho “lửa” đã cháy rồi không bị tắt mà cháy dài lâu./.
____________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 23.7.2018
Minh Phan
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025: Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận Giải C - Giải sự kiện, hoạt động ấn tượng
Chiều 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025. Học viện Báo chí và Tuyên truyền được nhận Giải C - Giải Sự kiện, hoạt động ấn tượng.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận