Hiệu quả của Dự án Hỗ trợ trẻ hồi gia và ngăn ngừa trẻ lang thang ở Thanh Hóa giai đoạn 2002 - 2004
Dự án "Hỗ trợ trẻ em hồi gia và ngăn ngừa trẻ lang thang" do tổ chức Plan tài trợ được triển khai tại tỉnh Thanh Hoá từ năm 1998 với mục tiêu giúp đỡ trẻ hồi gia và ngăn ngừa trẻ lang thang, trên cơ sở đó đảm bảo các quyền trẻ em.
Đối tượng tác động trung tâm của dự án là 3 xã: Quảng Đại, Quảng Thái và Quảng Hải, huyện Quảng Xương. Đơn vị quản lý dự án là UBDS - GĐ&TE tỉnh và huyện Quảng Xương.
Dự án được chia ra các giai đoạn thực hiện 1998 - 2000, 2000 - 2002, 2002 - 2004 và tiến hành nhiều hoạt động khác nhau như: truyền thông tư vấn tập huấn nâng cao năng lực; hỗ trợ thúc đẩy sự tham gia của trẻ; hỗ trợ giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ em; cung cấp kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và tạo điều kiện cho những gia đình có trẻ em hồi gia, gia đình có trẻ nguy cơ lang thang có thể áp dụng vào sản xuất, tăng thu nhập gia đình và có điều kiện chăm sóc con cái.
Số trẻ em lang thang ở 3 xã năm 2002 là 209 em, tháng 6.2004 còn 67 em; số trẻ nguy cơ lang thang là 97 em. Tất cả số trẻ em hồi gia và nguy cơ lang thang đều là đối tượng hưởng lợi của dự án, đồng thời các em được tạo cơ hội tham gia các hoạt động dự án.
Hoạt động truyền thông, tập trung tuyên truyền trên Báo Thanh Hoá, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, hệ thống truyền thông xã... chuyển tải những nội dung về chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc BV - CS và GD trẻ em và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Làm các pa nô, áp phích với những thông điệp ngắn gọn để ngăn ngừa trẻ lang thang bị xâm hại, ra bản tin nội bộ trẻ em khó khăn với những tin, bài viết về hoạt động BV, CS&GD trẻ em khó khăn trong toàn tỉnh; sáng tác văn học cho trẻ em có tập truyện và ký "Tổ ấm - Tình thương" với các bài viết mang ý nghĩa giáo dục cao về nghị lực vượt khó vươn lên của những trẻ em bất hạnh và vai trò của gia đình, cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái. Về hoạt động tư vấn, tại 3 xã đã thành lập được 10 điểm tư vấn đặt tại nhà văn hoá thôn, trạm y tế và gia đình tình nguyện viên. Các tình nguyện viên phân công trực tại các điểm tư vấn và tư vấn tại gia đình cho trẻ em và các bậc cha mẹ. Nội dung tư vấn là những kiến thức về quyền và bổn phận trẻ em; cách thức khuyên nhủ con cái không bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội; hướng dẫn cách thức khuyên nhủ con cái không đi lang thang; cách giúp trẻ đã hồi gia; vấn đề học nghề của trẻ em và gia đình... Nhìn chung, hoạt động truyền thông, tư vấn góp phần rất quan trọng nâng cao nhận thức của trẻ em, gia đình, cộng đồng về quyền và bổn phận của trẻ, về nguy cơ xâm hại đối với trẻ lang thang, qua đó góp phần ngăn ngừa trẻ lang thang.
Hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ, dự án hỗ trợ xây dựng 3 sân chơi cho trường mầm non xã triển khai dự án với đầy đủ dụng cụ đu quay, bập bênh, xích đu... phục vụ thiết thực cho hoạt động vui chơi của trẻ em. Trong giao lưu trẻ em với trẻ em, dự án hỗ trợ lớp tập huấn cho nhóm trẻ nòng cốt, cung cấp một số kiến thức, phương pháp về tổ chức hoạt động giao lưu giữa trẻ em với trẻ em. Nhóm nòng cốt giao lưu với các bạn có hoàn cảnh khó khăn để chia sẻ những kiến thức, kỹ năng sống giúp bạn có thêm nghị lực vượt qua khó khăn không đi lang thang. Các em còn được giao lưu văn nghệ và được sự cổ vũ của các bậc phụ huynh, lãnh đạo chính quyền địa phương. Trẻ em tham gia hội thi viết, tham gia hái hoa dân chủ và trả lời trực tiếp các câu hỏi. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ một số hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ như tổ chức giải bóng đá mini dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức vui chơi, tặng quà nhân dịp lễ, tết.
Nhìn chung các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ đều giúp các em bày tỏ chính kiến, năng lực cá nhân, trẻ tự tin và gắn kết với nhau hơn, giúp các em xoá đi mặc cảm và hoà nhập cộng đồng.
Hoạt động hỗ trợ giáo dục, dự án tài trợ xây dựng trường tiểu học xã Quảng Thái, 2 tầng, 8 phòng học và sách giáo khoa cho các trường tiểu học, THCS 2 xã với mục đích giúp đỡ sách giáo khoa cho trẻ em hồi gia trở lại học tập, trẻ em có nguy cơ lang thang còn nhiều khó khăn về đời sống, ngoài ra một số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ cặp sách, vở ghi chép. Hoạt động này phục vụ thiết thực cho việc dạy và học, nhất là trẻ em hồi gia và trẻ có nguy cơ lang thang. Hỗ trợ về giáo dục còn góp phần tăng niềm tin, phấn khởi cho học sinh và giáo viên. Các em gắn bó với trường, gia đình quan tâm hơn đến học tập của con cái.
Hoạt động dạy nghề cho trẻ em, tập trung dạy nghề truyền thống: se lõi, đan các sản phẩm từ cây cói cho trẻ đã hồi gia và trẻ nguy cơ lang thang, trẻ trong các gia đình nghèo tại các địa phương triển khai dự án. Hỗ trợ hoạt động dạy nghề, giúp trẻ em có việc làm, có thu nhập góp phần hạn chế trẻ tái lang thang, nguy cơ lang thang, song hiện nay dạy nghề và đào tạo việc làm cho trẻ em ở Thanh Hoá vẫn còn nhiều khó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm.
Hoạt động hỗ trợ triển khai kinh tế hộ gia đình hướng dẫn và tư vấn kiến thức khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Hầu hết các gia đình có trẻ hồi gia, trẻ nguy cơ lang thang, gia đình có đời sống khó khăn ở 3 xã đều tham gia nhiều khóa huấn luyện do cán bộ khuyến nông, khuyến lâm huyện hướng dẫn về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Hoạt động này góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của hội nông dân trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất trên cơ sở đó nâng cao năng suất, tăng thu nhập, gia đình có điều kiện quan tâm hơn tới học tập, sinh hoạt, vui chơi của trẻ em.
Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, dự án hỗ trợ tập huấn kỹ năng triển khai các hoạt động cho Ban dự án và kỹ năng truyền thông, tư vấn cho cộng tác viên đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dự án. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn giải pháp giúp trẻ hồi gia và ngăn ngừa trẻ lang thang với sự tham gia của lãnh đạo các ban ngành của tỉnh và Chính quyền các địa phương. Hoạt động này vừa giúp cho các địa phương biện pháp thực hiện, vừa thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp tới vấn đề trẻ em lang thang.
Có thể khẳng định, các hoạt động hỗ trợ dự án Plan giai đoạn 2002 - 2004 đã ghi một dấu ấn đối với tỉnh Thanh Hoá, tạo ra "cú hích" thúc đẩy sự chuyển đổi về nhận thức và việc làm của gia đình, cộng đồng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em lang thang đã hồi gia, trẻ em có nguy cơ lang thang và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ngăn chặn và giải quyết tốt tình trạng trẻ em lang thang ở Thanh Hoá./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận