Hoạt động dạy học trực tuyến ngành truyền thông trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hiện nay: Một số hạn chế và giải pháp khắc phục
Từ cuối tháng 4 năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam, một lần nữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống: từ kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội đến giáo dục. Ở các trường đại học, nhiều biện pháp phòng chống dịch đã được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Một trong số đó là quyết định chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến, nhằm đảm bảo tiến độ chương trình cũng như an toàn của giảng viên và sinh viên. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hình thức dạy và học trực tuyến đã nhanh chóng được áp dụng ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa “dạy học trực tuyến”. Theo hai tác giả Susan Ko và Steve Rossen (2010), “giảng dạy trực tuyến có nghĩa là thực hiện một phần hoặc toàn bộ khóa học thông qua Internet”(1). Theo đó, người học “có thể sử dụng một máy tính nối mạng (Internet) để học mọi lúc, mọi nơi, với bất kỳ tốc độ và phương tiện nào”(2). Như vậy, hình thức giảng dạy này bao gồm các lớp học trực tiếp (live classes), hội nghị truyền hình (video conferences), hội thảo trên web (webinars) và các công cụ trực tuyến khác. Các ứng dụng trực tuyến như Microsoft Teams và Zoom Meeting, Google Classroom,… được phát triển và thiết kế để tạo điều kiện cho việc học tập trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hiện nay, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hình thức học trực tuyến phổ biến là lớp học trực tiếp qua ứng dụng Microsoft Teams. Ban Đào tạo đã hỗ trợ các giảng viên, sinh viên lập tài khoản riêng trên ứng dụng theo mã số của mình, đồng thời cung cấp thêm các tài khoản khách mời (guest) cho các giảng viên thỉnh giảng, chuyên gia có tham gia hoạt động giảng dạy tại trường. Thời gian học trực tuyến cũng được điều chỉnh so với thời gian học trực tiếp trên lớp cho phù hợp với đặc thù của hình thức học mới này. Cụ thể, thời gian học trực tuyến được giảm xuống còn 2 giờ 30 phút/buổi học thay vì 4 giờ 30 phút học trực tiếp tại trường. Các giờ lý thuyết và thực hành được giữ nguyên theo đúng tiến độ đã đề ra, tuy nhiên, do điều kiện dịch bệnh nên các giờ thực hành ngoài trường (thăm quan các tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu thị trường trực tiếp như quan sát hành vi khách hàng) đã được hủy bỏ và thay thế bằng các buổi thực hành nhóm trực tuyến hay nghiên cứu tài liệu,...
Không thể phủ nhận sự tiện lợi, tính linh hoạt và an toàn của việc dạy học trực tuyến, tuy nhiên trong phạm vi của bài viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ những hạn chế của hình thức này, dưới góc nhìn của người giảng dạy trong lĩnh vực truyền thông.
Thứ nhất, các buổi học trực tuyến phần nào làm giảm tính đa phương tiện của các giờ học truyền thông. Một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động dạy và học truyền thông là đa phương tiện, tức là trong một buổi học, người giảng viên và sinh viên giao tiếp với nhau không chỉ bằng giọng nói mà bằng cả các phương tiện hỗ trợ như slides bài giảng, file ghi âm, video, hình ảnh minh họa,… hay và cả ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cách di chuyển,…). Mặc dù đã được thiết kế để tối ưu hóa hoạt động dạy và học trực tuyến, ứng dụng Teams vẫn chưa thể cho phép người dạy cùng lúc vừa chia sẻ slides (PowerPoint Live) vừa viết bảng (Microsoft Whiteboard). Ví dụ, khi dạy về quảng cáo của Nescafe Việt Nam, tác giả đã yêu cầu sinh viên xem hai quảng cáo của Nescafe cà phê Việt và của Nescafe Italia rồi đưa ra so sánh ở bốn điểm: nhân vật, điểm cao trào, điểm kết thúc và thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên, do giảng viên không thể vừa chiếu video vừa viết bảng/chiếu slide nhắc lại ba điểm này, một số sinh viên sau khi xem xong clip đã không thể nhớ được bốn điểm cần so sánh giữa hai quảng cáo là gì và phải hỏi lại. Chưa kể đến những yếu tố kỹ thuật như đường truyền bị gián đoạn khiến nội dung hai quảng cáo không được truyền tải trọn vẹn, việc sinh viên yêu cầu giảng viên nhắc lại khiến hoạt động dạy và học bị chậm và đạt hiệu quả kém hơn.
Thứ hai, hoạt động học trực tuyến cũng góp phần làm giảm tương tác (vốn là một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy và học nói chung và hoạt động dạy và học truyền thông nói riêng) giữa người dạy và người học, cũng như tương tác giữa người học với nhau. Như đã nói ở trên, trong quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học, ngoài các yếu tố ngôn ngữ (bài thuyết trình, slides, bảng ghi, video…) còn có những yếu tố phi ngôn ngữ các giảng viên và sinh viên (giao tiếp qua ánh mắt, cách di chuyển, hành động,…). Tuy nhiên, khi học trực tuyến, các yếu tố phi ngôn ngữ không phát huy được thế mạnh của mình, làm giảm độ tương tác giữa người dạy và người học, nhất là khi phần lớn sinh viên đều tắt camera trong quá trình học. Mức độ tương tác cũng đặc biệt giảm trong những giờ thực hành trực tuyến. Trong những giờ thực hành này, sinh viên sẽ thảo luận nhóm, lên ý tưởng và cùng thực hiện các bước trong bài tập, dự án,… theo nhóm, dựa theo tiến độ học lý thuyết. Việc tham gia các buổi thảo luận nhóm trên máy tính đang kết nối Internet khiến sinh viên bị phân tâm, không tập trung vào nội dung thảo luận, chất lượng làm việc giảm đi rõ rệt. Có tình huống nhiều sinh viên cùng phát biểu một lúc làm nội dung không được truyền tải rõ ràng. Tuy nhiên, khi giảng viên/người điều phối đề nghị lần lượt từng người trình bày ý tưởng của mình thì sinh viên lại tỏ ra rụt rè và không nhiệt tình đóng góp ý kiến như trước. Đôi khi, người dạy hay người điều phối phải chờ đợi rất lâu để có được phản hồi từ những người tham gia; điều này làm không khí học tập bớt sôi nổi và hạn chế hiệu quả của các giờ học và thực hành trực tuyến.
Đứng trước hai vấn đề lớn đó của hoạt động dạy học trực tuyến trong lĩnh vực truyền thông, người dạy cần tìm ra những biện pháp nhằm tận dụng những ưu điểm của hình thức này, đồng thời giữ được đặc tính đa phương tiện trong giảng dạy truyền thông cũng như tăng khả năng tương tác giữa người dạy và người học cũng như giữa người học với nhau.
Đầu tiên, việc điều chỉnh thiết kế bài giảng cho phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến là việc làm cần thiết và quan trọng trong thời điểm hiện nay. Ví dụ, với thời lượng học giảm so với giờ học trực tiếp tại trường, người dạy có thể cắt giảm thời gian thảo luận, làm việc nhóm của người học. Ngoài ra, giảng viên có thể thay thế hoạt động thảo luận, làm việc nhóm bằng các hình thức tham gia cá nhân vào bài giảng như: phỏng vấn nhanh, chơi trò chơi trực tuyến,… để có thể vừa tận dụng được khả năng kết nối nhanh chóng và đa chiều của Internet, vừa tiết kiệm thời gian chờ đợi sinh viên “xếp hàng” trình bày ý kiến hay thảo luận nhóm, vừa đánh giá mức độ tham gia của người học một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, người dạy cần chủ động đề nghị người học tương tác dưới nhiều hình thức khác nhau, vừa giúp bản thân dễ dàng quản lý mức độ tham gia vào bài học, vừa khiến người học tập trung hơn vào bài giảng của mình. Ví dụ, bên cạnh việc yêu cầu sinh viên bật camera trong suốt quá trình học trực tuyến, giảng viên có thể đề nghị các sinh viên song song cùng lúc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài bằng cách phát biểu qua micro và bằng hình thức chat trực tuyến trên ứng dụng học trực tuyến. Việc này sẽ giúp cho không khí học tập sôi nổi hơn, mọi thành viên trong lớp đều cảm thấy có trách nhiệm và có cơ hội đóng góp ý kiến vào bài học, chứ không bị động lắng nghe phần trả lời hay ý tưởng của những thành viên phát biểu trước đó. Ngoài ra, đôi khi giảng viên có thể bất ngờ gọi tên sinh viên trả lời câu hỏi, sẽ làm cho các sinh viên trong lớp cảm thấy cần tập trung và lắng nghe hơn.
Cuối cùng, để đảm bảo tính đa phương tiện đặc trưng và hấp dẫn của những buổi học truyền thông, người dạy có thể tìm những hình thức khác nhau, ngoài ứng dụng giảng dạy trực tuyến, để truyền tải nội dung bài học. Ví dụ,như thay vì trình chiếu video nằm trong slides bài giảng (không thể cùng lúc trình chiếu trên Teams cùng bảng trắng), giảng viên có thể gửi đường link Youtube cho sinh viên, yêu cầu xem trong một khoảng thời gian nhất định và trả lời một số câu hỏi (được ghi lại trên bảng trắng). Sau đó, sau khi các sinh viên phát biểu hay gõ câu trả lời của mình vào hộp hội thoại, giảng viên có thể tổng hợp các nội dung đó vào bảng Microsoft Whiteboard của Teams dưới dạng sơ đồ hay mô hình lý thuyết,… Theo đó, người dạy và người học sẽ không gặp phải tình huống chất lượng hình ảnh, âm thanh thấp do đường truyền kém hay dung lượng tải quá lớn hay thời gian chờ quá lâu, và vẫn tối ưu hóa được các nội dung đa phương tiện sử dụng trong bài giảng.
Trên đây là tổng hợp một số khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong quá trình giảng dạy trực tuyến lĩnh vực truyền thông tại Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng như một số đề xuất nhằm cải thiện hoạt động dạy và học trực tuyến đã được áp dụng ở phạm vi cá nhân và đạt được hiệu quả nhất định. Hy vọng đóng góp thêm một góc nhìn về hoạt động dạy và học trực tuyến trong tình huống đặc biệt chưa từng có như hiện nay./.
________________________________________________
(1) Ko Susan & Rossen Steve (2017): “Teaching online means conducting a course partially or entirely through the Internet”, Teaching online – A Practical Guide, tái bản lần thứ 4, Nxb. Routledge, trang 2.
(2) “Most of the terms (online learning, open learning, web-based learning, computer-mediated learning, blended learning, m-learning, for ex.) have in common the ability to use a computer connected to a network, that offers the possibility to learn from anywhere, anytime, in any rhythm, with any means”, Cojocariu Verena-Mihaela, Lazar Iulia, Nedeff Valentin, Lazar Gabriela, SWOT analysis of e-learning educational services from the perspective of their beneficiaries, Tạp chí Procedia-Social and Behavioral Sciences, trang 116, 2013.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 11.2021
Bài liên quan
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học
- Vai trò của podcast quảng cáo đối với doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
- Những yêu cầu về kĩ năng biên tập ngôn ngữ sách lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo cử nhân chuyên ngành Báo ảnh lâu đời nhất tại Việt Nam, cung cấp cho hệ thống chính trị nhiều phóng viên ảnh có lý tưởng, chuyên môn cao, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bước vào thời kỳ xã hội thông tin và chuyển đổi số, chuyên ngành Báo ảnh gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn. Bài báo đặt ra một số vấn đề với chuyên ngành Báo ảnh và đưa ra một số khuyến nghị nhằm vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo.
Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học
Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học
Trong giáo dục đại học, phong cách, tác phong của giảng viên có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện, hình thành nhân cách của sinh viên và chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Vì vậy, tăng cường rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bài viết đánh giá khái quát sự cần thiết, từ đó đề xuất một số yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong giảng viên đại học hiện nay.
Vai trò của podcast quảng cáo đối với doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Vai trò của podcast quảng cáo đối với doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
(LLCT&TTĐT) Sau một khoảng thời gian biến động do đại dịch Covid-19 mang lại, nhu cầu sử dụng và tạo ra các nội dung kỹ thuật số đã tăng vọt từ năm 2021. Người xem cũng như người sáng tạo nội dung đã và đang có sự dịch chuyển sang các nền tảng podcast để được kết nối và tạo ra những cảm xúc tích cực hơn thông qua các chương trình phát trên podcast. Chính vì vậy, các thương hiệu đang bắt đầu đưa podcast vào chiến lược và ngân sách quảng cáo. Podcast đang cho thấy sự đa dạng hơn về cả đối tượng và nội dung chương trình. Theo báo cáo của Market.us(1), thị trường quảng cáo podcast toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mức định giá 12,5 tỷ USD vào năm 2023, điều này cho thấy podcast quảng cáo đã và đang đem lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.
Bình luận