Học viện tiếp và tọa đàm với đoàn đại biểu Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Khăm - Tăn Sổm - Vông, tham tán Giáo dục - Văn hóa Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam; đồng chí Viêng-phim Lắt-xạ-chăn, Phó trưởng phòng Vụ Đào tạo cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đồng chí Nguyễn Xuân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương.
Tiếp đoàn, về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện. Tham dự buổi tiếp, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Vụ Phó Vụ Hợp tác quốc tế.
Tại buổi tiếp và làm việc, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã giới thiệu khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyền và tình hình đào tạo sinh viên Lào tại Học viện. Đồng chí PGS, TS. Phạm Minh Sơn bày tỏ mong muốn hợp tác với Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông của Lào.
Đồng chí Viêng-Phết Xẻng-thoong, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào bày tỏ vui mừng được đến thăm và làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một ngôi trường có bề dày truyền thống trong giáo dục và đào tạo, nhiều cán bộ Lào sau khi tốt nghiệp tại Học viện, trở về nước đã nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước của Lào. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới có thể hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, cũng như việc cử cán bộ, sinh viên Lào sang Việt Nam học tập tại Học viện ngày càng nhiều hơn.
Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Khăm - Tăn Sổm - Vông, tham tán Giáo dục - Văn hóa Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam đánh giá cao các hoạt động đào tạo cán bộ, sinh viên Lào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Đồng chí yêu cầu, đối với lưu học sinh Lào học tập tại Học viện, khi về Lào phải thông qua các cơ quan quản lý trực tiếp là Đại sứ quán và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; đặc biệt, tìm hiểu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác tổ chức cán bộ.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
- Đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số cơ quan báo chí thăm Quỹ Báo chí Hàn Quốc
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Việt Nam hiện nay - Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
Là hình thức sáng tạo mới của xu hướng Longform Storytelling thuộc báo chí sáng tạo, cùng với những đặc điểm giúp thu hút công chúng báo chí, E-Magazine đang được nhiều báo điện tử Việt Nam lựa chọn triển khai phát triển. Các cơ quan báo chí đặc thù, với những đặc trưng riêng của bộ máy tổ chức cùng tính chất chuyên biệt trong việc triển khai nội dung ứng với từng cơ quan chủ quản, cũng có xu hướng đầu tư xuất bản các tác phẩm E-Magazine.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại. Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy. Phát ngôn đối ngoại là hoạt động bày tỏ quan điểm của Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, phát ngôn đối ngoại là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam ra thế giới. Qua đó, phát ngôn đối ngoại không chỉ đóng góp vào việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Đồng thời, phát ngôn đối ngoại cũng là cách thức đấu tranh, phê phán và bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu và xuyên tạc về Việt Nam.
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.
Bình luận