Khai giảng trực tuyến lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo năm 2021 (Lớp 3)

Dự lễ khai giảng có PGS, TS Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; các đồng chí lãnh đạo Khoa Tuyên truyền, Ban Quản lý Đào tạo, Văn phòng Học viện; các giảng viên chủ nhiệm cùng toàn thể học viên của lớp học.
Lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban Tuyên giáo cấp ủy cấp huyện và tương đương (lớp 3) năm 2021 có 51 học viên đến từ các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đa số các học viên là cán bộ đang giữ chức Trưởng ban, Phó trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy và tương đương hoặc được quy hoạch các chức danh trên.
Lớp học nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, thông tin mới và kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Ban Tuyên giáo cấp ủy, nâng cao khả năng tham mưu cho Thường trực cấp ủy và Ban Thường vụ cấp ủy, cấp huyện và tương đương. Lớp học diễn ra từ ngày 06 đến ngày 10.9. Do tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp và nhiệm vụ những tháng cao điểm của công tác phòng, chống dịch Covid -19 năm nay, nên lớp học sẽ được bố trí học trực tuyến để đảm bảo an toàn và đúng tiến độ theo kế hoạch.
Phát biểu khai giảng lớp học, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cho biết: Tham gia lớp học, các học viên sẽ được học 10 chuyên đề, trong đó có 02 chuyên đề giới thiệu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tư tưởng, tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay, 05 chuyên đề đi sâu vào lĩnh vực cụ thể của công tác tuyên giáo, 03 chuyên đề còn lại sẽ giới thiệu một số kỹ năng thiết yếu như: tuyên truyền miệng; xử lý điểm nóng; phát ngôn, giao tiếp báo chí; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Để lớp học diễn ra đúng quy chế và đạt hiệu quả cao nhất, PGS, TS Phạm Minh Sơn đề nghị, các giảng viên, báo cáo viên, cần tận dụng tối đa thời gian, chọn lọc những nội dung thiết thực nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để các học viên vừa học, vừa trao đổi kinh nghiệm và tập trung tháo gỡ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở cấp huyện hiện nay.
Đối với học viên, cần tập trung cao độ vào việc học tập trên lớp, chấp hành nghiêm các quy chế của lớp học, tham gia học tập đầy đủ và đúng giờ; phát huy tính tích cực, tự giác, mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm, góp ý cho các đồng chí giảng viên những vấn đề chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tế ở địa phương để bài giảng gắn với thực tế; trao đổi với giảng viên những vấn đề quan tâm mà thời gian lên lớp chưa giải quyết được. Ngoài ra, các học viên cần tranh thủ giao lưu, trao đổi về các mô hình hay, cách làm tốt ở địa phương mình với các đồng nghiệp ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với Ban Tổ chức lớp học, chủ nhiệm lớp cần quan tâm, sâu sát, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu và các yếu tố phục vụ học tập, đồng thời theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, duy trì nghiêm kỷ luật lớp học.
Ngay sau lễ khai giảng, lớp học bắt đầu chuyên đề đầu tiên về "Những điểm mới của công tác tư tưởng và vai trò, chức năng tham mưu của ban tuyên giáo cấp huyện hiện nay” do PGS, TS Phạm Huy Kỳ, Nguyên Phó Giám đốc Học viện trình bày./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nạn mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, truyền hình Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ phòng ngừa loại tội phạm này. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình hiện vẫn tồn tại những bất cập cả về nội dung, hình thức lẫn quy trình sản xuất và phối hợp giữa các bên liên quan. Bài viết khảo sát thực trạng tại ba kênh truyền hình tiêu biểu VTV1, QPVN và ANTV để đánh giá chất lượng quản lý thông tin và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về phòng, chống mua bán người và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn mới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận