Khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài 07 chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tham dự buổi khảo sát, về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện. Cùng dự có lãnh đạo Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo; đại diện lãnh đạo các khoa có chương trình kiểm định; các thành viên trong Hội đồng Tự đánh giá của Nhà trường; đại diện các phòng, ban, đơn vị chức năng liên quan đến công tác kiểm định.
Về phía đoàn chuyên gia khảo sát sơ bộ gồm: PGS,TS Bùi Duy Cam, Trưởng đoàn đánh giá ngoài; TS Trần Đình Quang, Thành viên thường trực, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh; TS Phan Hùng Thư, Thư ký; PGS,TS Nguyễn Thái An, Thành viên; TS Đào Hải, Thành viên.
Trước khi tiến hành phiên họp với Nhà trường, Đoàn đánh giá ngoài đã dành thời gian kiểm tra các tài liệu, hồ sơ minh chứng và khảo sát thực tế nơi làm việc của Đoàn, các phòng phỏng vấn và phòng chờ phỏng vấn.





Tại phiên họp với Lãnh đạo Nhà trường, Hội đồng Tự đánh giá và đại diện các đơn vị chức năng, Đoàn đánh giá ngoài đã nghe PGS,TS Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu tổng quan về Nhà trường và báo cáo tóm tắt những điểm cải tiến chất lượng nổi bật của Trường trong thời gian qua. Đồng thời trao đổi, thống nhất với Đoàn đánh giá ngoài thời gian diễn ra hoạt động khảo sát chính thức; bổ sung các tài liệu, hồ sơ, minh chứng; thống nhất về thành phần, số lượng phỏng vấn các bên liên quan.

Báo cáo về kết quả nghiên cứu hồ sợ Tự đánh giá 07 chương trình đào tạo của Học viện, PGS,TS Bùi Duy Cam, Trưởng Đoàn đánh giá ngoài đã đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của Nhà trường cho buổi khảo sát sơ bộ và nhấn mạnh, tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn của Học viện đều có những báo cáo đánh giá đúng, các báo cáo tự đánh giá của 07 chuyên ngành đào tạo đủ điều kiện để triển khai báo cáo đánh giá ngoài.
Tuy nhiên, PGS, TS Bùi Duy Cam cũng đề nghị cần bổ sung thêm biểu mẫu thống kê; rà soát lại các ngày tháng của các biên bản họp để tăng tính pháp lý cho các văn bản; bổ sung thêm các chữ ký vào các đề cương chi tiết học phần theo đúng quy định của Học viện;…

Phát biểu tại buổi làm việc, TS Trần Đình Quang, Thành viên thường trực, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Vinh cho biết: Cuộc khảo sát sơ bộ này mục đích chính là tìm ra ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục để sau khi Đoàn khảo sát rời đi, Nhà trường sẽ có nhiều cải tiến đáng kể, hoàn thiện hồ sơ minh chứng để đáp ứng điều kiện của đợt kiểm định ngoài chính thức, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Thay mặt Lãnh đạo Nhà trường, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trân trọng cảm ơn Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục – Trường Đại học Vinh, Đoàn chuyên gia Đánh giá ngoài đã đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện Khảo sát sơ bộ. PGS,TS Phạm Minh Sơn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của Đoàn. Thông qua khảo sát sơ bộ, Đoàn đã góp ý cho Trường về những ưu điểm cũng như hạn chế của Nhà trường về cơ sở vật chất và các hồ sơ minh chứng. Đoàn cũng khuyến nghị Nhà trường cần bổ sung một số minh chứng cho một số tiêu chí đảm bảo khoa học, thuận tiện cho đợt khảo sát chính thức.
Hoạt động khảo sát sơ bộ kết thúc bằng lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Đoàn đánh giá ngoài và Nhà trường.


Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
5
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
-
6
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cơ hội trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
Trong bối cảnh hiện nay, việc vận dụng khoa học, hiệu quả và thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cơ hội góp phần quan trọng để xây dựng đất nước phát triển, đạt được những mục tiêu quan trọng của kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận