Không thể xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, có đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN. Góp phần phê phán các nhận thức này và bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay.
Nhận thức phiến diện, luận điệu xuyên tạc
Giải phóng giai cấp, dân tộc, nhân loại thoát khỏi bóc lột, áp bức, bất công để mọi người và mỗi người được sống trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do. Những khát vọng cao đẹp ấy của nhân loại đã có từ bao đời. Nhưng chỉ đến thế kỷ 19, khi xuất hiện nền đại công nghiệp và cùng với đó là sự trưởng thành của GCCN và chính đảng của nó thì những cơ sở thực tiễn để hiện thực hóa khát vọng ấy mới xuất hiện đầy đủ.
CNXH khoa học đã làm rõ những tất yếu, quy luật cùng những điều kiện, lực lượng, động lực, lộ trình để thực hiện SMLS của GCCN. Xã hội hóa trong sản xuất kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống chính trị - xã hội là những tiền đề của CNXH do chính quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) tạo ra. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của CNXH là nền sản xuất phát triển cao được xây dựng trên cơ sở xác lập chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là một tất yếu xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa của sản xuất công nghiệp, được thực hiện thông qua tự giác thực hiện quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lý luận về SMLS của GCCN là cốt lõi của lý luận về CNXH khoa học.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, nhiều đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN với ý đồ không lành mạnh.
Có ý kiến cho rằng, “GCCN trên thế giới hiện nay không khác mấy GCCN của những năm 70 của thế kỷ 20”; đó chỉ là những nhóm người “trực tiếp lao động sản xuất của cải vật chất trong công nghiệp”, “trong xã hội hiện đại, công nhân đang ít đi và không chiếm đa số trong lao động”. Một nhận thức phiến diện khác cho rằng, hiện nay, vị thế của công nhân ở nhiều nước không có gì khác so với thế kỷ 19-tức là công nhân “làm thuê, không có quyền định đoạt sản xuất và phân phối”... Hoặc cũng có nhận xét rằng “hiện nay trên thế giới không thấy phong trào công nhân, chỉ thấy các phong trào xã hội”. Bên cạnh đó, một số người cho rằng, hiện nay, “SMLS của GCCN chỉ còn được tiếp tục ở một vài nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”...

Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, vấn đề SMLS của GCCN là trọng điểm đấu tranh của cả GCCN và giai cấp tư sản, CNXH và CNTB cùng nhiều sắc thái chính trị - xã hội khác nhau. Họ biết rõ rằng, SMLS của GCCN là cốt lõi của CNXH khoa học và phủ nhận được sứ mệnh này là phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN và đảng cộng sản. Gần đây, trong xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức thì SMLS là của trí thức chứ không phải của công nhân”. Đây là một nhận thức không đầy đủ.
Những phân tích sau đây có thể góp phần làm rõ hơn nhận thức liên quan đến vấn đề trí thức và SMLS của GCCN trong thời đại ngày nay.
Trí thức có vai trò rất quan trọng nhưng không thể thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Thứ nhất, cho dù tri thức, kiến thức khoa học có vai trò to lớn, nhưng phát triển hiện đại không vì thế mà không cần đến sản phẩm vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình (chẳng hạn ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, xây dựng, chữa bệnh...). Tất cả nhu cầu ấy lại chỉ có thể được thỏa mãn thông qua sản xuất vật chất và thường là thông qua sản xuất công nghiệp. Chỉ có sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp mới có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của gần 8 tỷ người trên thế giới hiện nay. Vì vậy, nhân loại hiện nay vẫn cần tới sản xuất vật chất và lao động của GCCN để tồn tại và phát triển.
Thứ hai, GCCN hiện đại đang được trí thức hóa, trí tuệ hóa trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Yêu cầu khách quan của sản xuất, dịch vụ hiện đại và vận hành nền sản xuất công nghiệp hiện đại đòi hỏi GCCN không ngừng nâng cao năng lực lao động, làm chủ khoa học và công nghệ. Hiện nay, khoảng 40% công nhân của các nước G7 có trình độ đại học. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (năm 2002), gần 70% công nhân Nhật Bản có trình độ đại học. Với trình độ như vậy, trên thực tế, người ta dùng khái niệm công nhân-trí thức để chỉ nhóm lao động trình độ cao này. Thế nên, quan niệm công nhân “là người lao động thừa hành, trình độ học vấn thấp” đã lạc hậu và bất cập với thực tế.
Thứ ba, SMLS của GCCN tự nó đã mang một hàm lượng tri thức rất lớn và bản thân GCCN cũng đang trí tuệ hóa, đang tạo ra một lớp trí thức-công nhân trong lực lượng lao động của mình. Họ là các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ đang hằng ngày hoàn thiện, phát triển để tăng năng suất lao động, bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về kinh tế - xã hội và môi trường. Xã hội gọi nhóm lao động này là trí thức - công nhân hay nguồn nhân lực trình độ cao. Theo đó, cả về lý luận và thực tiễn, SMLS của GCCN không xa lạ gì với tri thức, trí thức, khoa học hiện đại. Việc tách rời tri thức với quá trình thực hiện SMLS của GCCN là một cái nhìn phiến diện.
Thứ tư, trí thức là nhóm lao động sản xuất ra các giá trị tinh thần; còn công nhân là nhóm lao động sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất, các quá trình kinh tế xét đến cùng, bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhất. Tri thức và lao động của họ, có vai trò rất quan trọng trong phát triển hiện đại nhưng bao giờ cũng cần đến việc chuyển hóa những giá trị tinh thần đó vào thực tiễn. Những công thức, ý tưởng sáng tạo, phần mềm (software) hay nói chung là phát kiến khoa học đều cần tới công nghệ để thể hiện ra giá trị của mình. Trên thực tế, nhiều sản phẩm tinh thần chỉ có thể bộc lộ giá trị thông qua việc hóa thân vào những ứng dụng công nghệ. Khoa học cần công nghệ để thể hiện ra, công nghệ cần khoa học để tiến hóa. Hai quá trình thực tiễn này hiện nay đã gần gũi lại trong một lĩnh vực hoạt động mà hiện nay thường gọi là “cách mạng khoa học và công nghệ”. Thông qua thực tiễn đó có thể nhận định: Sản xuất vật chất là cái quyết định, sản xuất tinh thần là để phục vụ cho quá trình tồn tại của xã hội. Sáng tạo tinh thần như khoa học, văn hóa, nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển xã hội hiện đại, nhưng nếu chỉ tinh thần thôi thì chưa đủ nền tảng cho phát triển bền vững của xã hội loài người.
Thứ năm, SMLS thực chất là sự nghiệp của một giai cấp đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Để làm tròn trách nhiệm ấy, đòi hỏi giai cấp có SMLS phải đạt được những yêu cầu, đặc điểm riêng. Điều đó tập trung ở 4 nội dung: Phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ xã hội, bao gồm cả về kinh tế (xu thế phát triển sản xuất) và chính trị (đại diện cho xu thế dân chủ hóa); phải là đại diện cho lợi ích chung của xã hội, các giai tầng và cả dân tộc; phải có một hệ tư tưởng riêng vừa phản ánh nhận thức về quy luật vận động đương thời, vừa thể hiện tính tiền phong về lý luận; phải có kết cấu, tổ chức chặt chẽ với một hạt nhân là chính đảng của giai cấp...
Một giai cấp muốn đảm nhận sứ mệnh xác lập một hình thái kinh tế - xã hội mới, nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trên. Đội ngũ trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên của vai trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên những mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong tồn tại xã hội. Trí thức có công khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận thức của phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với GCCN và nhân dân làm nên lực lượng của cách mạng XHCN. Thực hiện SMLS của mình, GCCN cần đến sự hợp tác của trí thức và tự mình nâng cao tri thức, kỹ năng lao động hiện đại. Nhưng đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN thì chỉ có GCCN mới đủ cơ sở, điều kiện, năng lực thực tế.
Tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Cách mạng XHCN coi việc giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và để con người phát triển trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là mục tiêu cao nhất. Sứ mệnh hàng đầu của GCCN là bằng phương thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại. Từ đó, họ tạo ra các tiền đề, điều kiện vật chất cho xã hội mới.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn hiện nay, GCCN ở tất cả quốc gia với trình độ phát triển khác nhau vẫn đang tiếp tục thực hiện SMLS của mình với nhiều trình độ, cách thức khác nhau. Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện nay, chính GCCN ở các nước TBCN phát triển, bằng việc làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, bằng năng suất lao động cao lại đang đóng góp tích cực cho việc thực hiện nội dung kinh tế kỹ thuật của SMLS của GCCN.
Có thể khẳng định rằng, SMLS toàn thế giới của GCCN là một học thuyết về giải phóng và phát triển hiện đại do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luận giải một cách khoa học, hệ thống. Đây là vũ khí tư tưởng của các đảng cộng sản, của GCCN trong cuộc đấu tranh với ý thức hệ tư sản và các thế lực thù địch với CNXH. Chúng ta cần luôn cảnh giác phát hiện và đấu tranh với những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc để bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng của lý luận về SMLS của GCCN và qua đó, bảo vệ chế độ XHCN cần được xem là nhiệm vụ thường trực.
Ở Việt Nam, chúng ta cần thấm nhuần sâu sắc rằng, thực hiện thành công sự nghiệp “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước nhanh và bền vững” để tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH và “xây dựng GCCN hiện đại, lớn mạnh” cần được xem là những cơ sở hiện thực, phương hướng chính để làm rõ và khẳng định SMLS của GCCN Việt Nam đối với dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 01.8.2022
Bài liên quan
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Tính tất yếu vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị vào cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay
- Định hướng phối hợp lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới
- Nhận diện và giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay
- Vai trò của giáo dục lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 27: Những bước chân tìm về nơi đất Tổ - Đền Hùng
-
2
Mạch nguồn 29: Official Music Video "Nhà em treo ảnh Bác Hồ"
-
3
Hội thảo khoa học “Sinh viên Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học với văn hóa sử dụng mạng xã hội”
-
4
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và báo Nhà báo và Công luận
-
5
Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi toàn diện ngành báo chí - truyền thông
-
6
Mạch Nguồn số 28: Lời Bác thức dậy non sông
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 28: Lời Bác thức dậy non sông
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mạch Nguồn số 28 chủ đề “Lời Bác thức dậy non sông” kính mời quý vị khán giả cùng tới thăm ba “địa chỉ đỏ” tại Hà Nội - nơi Người đã viết những “văn kiện” quan trọng đối với vận mệnh đất nước để hiểu thêm tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người: Dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì những tư tưởng, quyết sách, hành động của Người luôn vì sự độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
(LLCT&TT) Với sự kết hợp của bốn công nghệ: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số đang đem đến những cơ hội phát triển vượt bậc cho xã hội hậu công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những thách thức đối với việc quản lý điều hành và đảm bảo an ninh quốc gia. Những tác động của chuyển đổi số đến việc đảm bảo an ninh tư tưởng của Đảng; đề xuất những giải pháp đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đưa đất nước phát triển ổn định và bền vững là những nội dung được đề cập trong bài viết.
Tính tất yếu vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị vào cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay
Tính tất yếu vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị vào cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay
(LLCT&TT) Nhiều năm qua, các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều phương diện với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Lợi dụng không gian mạng và những công nghệ mới, chúng ngày càng tăng cường sự chống phá trên mọi mặt trận, trong đó có mặt trận tư tưởng, lý luận mà trực tiếp là chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, trong cuộc chiến quyết liệt, phức tạp, lâu dài và không khoan nhượng này, việc nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin để vận dụng hợp lý, thuyết phục vào việc đấu tranh nhằm phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan.
Định hướng phối hợp lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới
Định hướng phối hợp lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới
(LLCT&TT) Cùng với tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều tổ chức. Qua 03 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Bộ Chính trị, nhiệm vụ này đã thu được kết quả đáng khích lệ nhưng điều kiện mới đặt ra yêu cầu mới đòi hỏi mỗi cấp ủy, tổ chức đảng cần phối hợp rộng rãi, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các lực lượng, tập hợp, huy động hết thảy các cơ quan, tổ chức đến mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ quan trọng. Bài viết nêu lên những định hướng cụ thể trong phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.
Nhận diện và giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay
Nhận diện và giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay
(LLCT&TT) Mạng xã hội ngày nay đang là phương tiện cung cấp thông tin và truyền thông hiệu quả, nhưng đây cũng là công cụ mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tăng cường các hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Nhận diện đầy đủ, chính xác quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội để đưa ra giải pháp đấu tranh hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bài viết này nêu ra một số nhận diện và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng hiện nay.
Bình luận