Bài dự thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
Đáng chú ý, có một số trang truyền thông, mạng xã hội đưa ra những nhận định không phản ánh đúng lịch sử, cho rằng từ năm 1922, nước Nga Xô viết đóng vai trò giúp Đức quốc xã phát triển tiềm lực quân sự.
Họ lập luận rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức bị cấm phát triển vũ khí hạng nặng. Vì thế, Berlin đã khéo léo lách luật này thông qua sự hợp tác bất hợp pháp với nước Nga Xô viết trên cơ sở Hiệp ước Rapallo được ký vào ngày 16/4/1922 để nhanh chóng củng cố tiềm lực quân sự nhằm chuẩn bị phát động Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.

Tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã hy sinh trong trại tập trung phát xít tại TP Vyazma, tỉnh Smolensk, Liên bang Nga. Ảnh minh họa: TTXVN
Thông tin trên những trang truyền thông và mạng xã hội này đã xuyên tạc nội dung của Hiệp ước Rapallo giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Cộng hòa Weimar-tên gọi của nước Đức vào thời điểm đó. Hiệp ước này bao gồm 6 điều khoản với nội dung chỉ nhằm giải quyết hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất như xử lý vấn đề tù binh của hai nước sau chiến tranh, việc nước Đức phải bồi thường chiến tranh theo Hiệp ước hòa bình Versailles, thiết lập quan hệ ngoại giao trong bối cảnh nước Nga Xô viết bị Mỹ và phương Tây cô lập sau cuộc Cách mạng Tháng Mười (ngày 7/11/1917), thiết lập quan hệ thương mại, tạo điều kiện sống bình thường cho công dân hai nước trên lãnh thổ của mỗi bên.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Nga và Đức đứng trên hai chiến tuyến khác nhau. Trong cuộc chiến này, nước Đức bại trận và phải ký kết Hiệp ước hòa bình Versailles vào năm 1919. Theo đó, nước Đức phải bồi thường chiến tranh cho các quốc gia thắng cuộc như Mỹ, Anh, Pháp... Vì thế, chính quyền Đức coi Hiệp ước hòa bình Versailles là “nỗi quốc nhục” và phải “rửa hận”. Để “rửa hận”, Đức quốc xã sau khi lên cầm quyền từ năm 1933 đã ráo riết chuẩn bị mọi điều kiện để phát động cuộc đại chiến mới ở châu Âu.
Sau Cách mạng Tháng Mười, giới lãnh đạo nước Nga Xô viết cũng nhận thấy rất rõ Hiệp ước hòa bình Versailles chỉ là “khoảng lặng” giữa hai cuộc đại chiến. Do đó, sau khi được thành lập vào năm 1922, Liên Xô quyết định thực hiện chương trình công nghiệp hóa để chuẩn bị đối phó với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tất yếu sẽ bùng nổ ở châu Âu. Chương trình công nghiệp hóa của Liên Xô hoàn tất vào năm 1937, tạo điều kiện để Liên Xô tiến hành thành công cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945). Vì vậy, tuyệt nhiên không thể có chuyện nước Nga Xô viết tạo điều kiện cho nước Đức nhanh chóng xây dựng lại tiềm lực quân sự để chuẩn bị phát động Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, lãnh đạo một số nước châu Âu còn căn cứ vào Hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức Quốc xã ký ngày 23/8/1939 để lập luận rằng chính hiệp ước này đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai!? Thậm chí, dựa vào hiệp ước này, có tổ chức còn coi Liên Xô và Đức quốc xã đều “có tội như nhau” là gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai!?...
Lập luận này đã xuyên tạc bản chất và nội dung của Hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức quốc xã. Hiệp ước này xác định Liên Xô và Đức cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau, giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào, đồng thời cam kết không tham gia các lực lượng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Giới lãnh đạo Liên Xô biết rõ rằng, ký hiệp ước không tấn công lẫn nhau với Đức quốc xã không thể ngăn chặn được Chiến tranh thế giới thứ hai mà chỉ để làm chậm lại thời điểm Đức quốc xã tập trung lực lượng của toàn châu Âu để tấn công Liên Xô nhằm chuẩn bị đối phó.
Nhận định của giới lãnh đạo Liên Xô căn cứ vào một sự thật lịch sử khác. Đó là rất lâu trước khi Liên Xô ký với Đức hiệp ước không tấn công lẫn nhau, nhiều nước châu Âu cũng từng ký hiệp ước tương tự với Đức quốc xã...
Đúng như dự báo của giới lãnh đạo Liên Xô, sau khi phát động Chiến tranh thế giới thứ hai vào ngày 1/9/1939, Đức quốc xã đã ký hiệp ước liên minh với nhiều nước châu Âu để chuẩn bị chiến dịch tấn công Liên Xô. Sau khi đã tập hợp được lực lượng của gần toàn bộ châu Âu, ngày 18/12/1940, Hitler phê chuẩn Kế hoạch Barbarossa để bất ngờ tấn công Liên Xô vào ngày 22/6/1941.
Chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai còn đi ngược lại sự thật lịch sử là Đức đã tập hợp lực lượng từ nhiều nước đầu hàng để tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô. Vì vậy, Liên Xô đóng vai trò chủ yếu trong Chiến tranh thế giới thứ hai là đánh bại lực lượng liên quân của Đức quốc xã.
Trong cuộc đại chiến này, Liên Xô đã đánh bại 507 sư đoàn Đức quốc xã và 100 sư đoàn đồng minh của chúng; tiêu diệt của Đức quốc xã hơn 70.000 máy bay (chiếm khoảng 70% tổng số máy bay bị phá hủy), khoảng 50.000 xe tăng và vũ khí tấn công (75%), 167.000 khẩu pháo (74%), hơn 2.500 tàu chiến và tàu bảo đảm.
Sau khi đánh bại phát xít Đức ở châu Âu, Liên Xô tiến hành chiến dịch đánh bại đạo quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật Bản, đóng vai trò quyết định, buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Liên Xô đã phải nỗ lực phi thường để giành được chiến thắng vĩ đại này nhưng cũng phải chịu thiệt hại vô cùng to lớn. Nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá, hơn 27 triệu công dân Xô viết đã thiệt mạng...
Sau 80 năm, dù bị nhiều luận điệu xuyên tạc, với âm mưu hòng làm thay đổi bản chất cuộc chiến nhưng chiến thắng vĩ đại của nhân dân Xô viết vẫn được loài người tiến bộ ghi nhận, tôn vinh. Theo ghi nhận, nguyên thủ hoặc đại diện của hơn 20 quốc gia đã nhận lời mời tham dự lễ kỷ niệm và cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow vào Ngày Chiến thắng 9-5 năm nay. Ngoài ra, một số quốc gia còn cử lực lượng tham dự cuộc duyệt binh mừng chiến thắng này. Ở châu Âu, bất chấp nhiều áp lực, ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và một số cá nhân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5...
Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại không chỉ góp phần quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít và quân phiệt mà còn tạo điều kiện cho nhiều nước giành được quyền độc lập, trong đó có Việt Nam. Hơn lúc nào hết, loài người tiến bộ cần tiếp tục ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc vai trò có ý nghĩa quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít. Đây là hành động thiết thực bảo vệ các giá trị chân chính của lịch sử, của lương tri, đồng thời nhằm ngăn chặn sự phục hồi chủ nghĩa phát xít.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 05/05/2025
Bài liên quan
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
3
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
4
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
5
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
-
6
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Các thế lực thù địch không chỉ xuyên tạc, bôi nhọ mà còn công kích, phủ nhận sạch trơn vai trò của báo chí cách mạng và làm nao núng tinh thần công chúng của nền báo chí cách mạng. Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ. Thành quả cách mạng có dấu ấn đặc biệt của báo chí cách mạng là minh chứng rõ nét, không thế lực nào có thể phủ nhận.
Bình luận