Phê phán luận điệu cho rằng “Việt Nam đánh đổi môi trường lấy kinh tế”!
Ngày 31/05/2023, trên blog với địa chỉ http://bon-phuong.blogspot.com có bài viết: “Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế ”- nói thì hay, nhưng…” của tác giả lấy tên là Song Chi. Từ việc kể ra một số dự án kinh tế có liên quan đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như: “dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên”, “vụ nhà máy thép Formosa, gây ô nhiễm môi trường cho các tỉnh miền Trung năm 2016”, bài viết đã cho rằng: “Các quan chức cộng sản ở Việt Nam… đã đánh đổi môi trường lấy kinh tế”(?!). Nguy hiểm hơn, tác giả bài viết còn trắng trợn nhận định và quy kết vô căn cứ: “Hậu quả là một mai khi chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản cai trị sụp đổ thì đất nước này, dân tộc này chỉ còn lại một bãi Rác và một đống Nợ”(?!). Qua đây cho thấy, mục tiêu cuối cùng của luận điệu xuyên tạc, thù địch này là hòng làm giảm uy tín của Đảng thông qua lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải hết sức cảnh giác và cực lực lên án.
Trước hết, phải khẳng định rằng, môi trường và vấn đề BVMT luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Ngay từ năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại”(1) và “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành”(2).
Trong các Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng luôn dành dung lượng xứng đáng để chỉ đạo công tác BVMT, gắn BVMT với phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Đảng cũng đã ban hành một số Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo việc BVMT như: Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 09-NQ/TW, tháng 2/2007 của Hội nghị Trung ương 4 Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường… Mới đây, trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ mục tiêu của bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là: “bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường”(3).
Thứ hai, Điều 43, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã khẳng định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quốc hội Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về BVMT khá đầy đủ và đồng bộ. Tính đến nay, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước ta đã ban hành gần 600 văn bản có liên quan đến BVMT. Sau Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, hàng loạt các văn bản Luật liên quan đến BVMT cũng được ban hành như: Luật Khoáng sản năm 1996; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 sửa đổi và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Đây là cơ sở pháp lý nhằm BVMT trong từng dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam triển khai và thực hiện quyết liệt các chương trình, kế hoạch về BVMT. Ngay từ năm 1991, khi nền kinh tế còn rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã thông qua “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991-2000”. Năm 1992, Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu, trên cơ sở đó cam kết xây dựng Chiến lược phát triển bền vững quốc gia và chương trình nghị sự 21 địa phương; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Sau gần 5 năm thực hiện chương trình nghị sự 2030, thứ hạng của Việt Nam về chỉ số phát triển bền vững liên tục tăng lên và xếp thứ 49/166 quốc gia xếp hạng vào năm 2020. Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2021, Chính phủ Việt Nam đã tham dự Hội nghị COP26 tại Glassgow (Scotland, Vương quốc Anh). Tại Hội nghị, Việt Nam đã tiên phong trong bảo vệ môi trường khi cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Thứ tư, việc thực hiện chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường ở Việt Nam thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu, đó là: “Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được tiếp tục hoàn thiện và tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả… Chủ động triển khai thực hiên Chương trình quốc gia và nhiều giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả bước đầu… Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh”(4).
Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường (2016 -2020) cho thấy: “Một số chỉ tiêu môi trường đạt được và vượt kế hoạch. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2020 đạt khoảng 90%, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh ước đạt 90,2%, tăng mạnh so với năm 2015 (86%). Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2020 là 90%. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 khoảng 42%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra”(5).
Bên cạnh đó, Việt Nam đã “Triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó với bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, chủ động cam kết giảm thiểu phát thải nhà kính. Đã xây dựng Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước biển dâng, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn và Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”(6). Đây là những kết quả thiết thực, đáng khích lệ trong công tác BVMT.
Thứ năm, để nâng cao chất lượng môi trường sống cho mọi người dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 2782/QĐ-BTMT ngày 31/10/2019 về Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ chỉ số được cấu trúc thành hai nhóm: (1) Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (Bộ chỉ số nhóm I: 26 chỉ số) và (2) Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (Bộ chỉ số nhóm II: 1 chỉ số). Bộ chỉ số viết tắt là PEP INDEX và đã được đưa vào đo lường và đánh giá chất lượng môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2020. Kết quả điều tra năm 2021, thành phố Đà Nẵng đứng đầu trong 63 tỉnh thành cả nước về thực hiện PEP INDEX với tổng điểm 79,82 điểm.
Những kết quả cả về lý luận và thực tiễn BVMT của Việt Nam nêu trên đã làm sáng rõ quan điểm về BVMT và quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu”(7); đây cũng là bằng chứng thuyết phục nhất phản bác những luận điệu xuyên tạc cho rằng Việt Nam không quan tâm tới BVMT, không chú ý tới môi trường sống của người dân, là “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”…
Trong thời gian tới, để có môi trường sống trong lành, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”(8); đồng thời, “Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng trồng rừng”(9); “Có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị”(10); “Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin”(11).
____________________________________________________
(1) (2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Websie: www.cpv.org.vn, ngày 02/12/2008.
(3) Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.21.
(4), (7), (8), (9), (10), (11) Ðảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.66 - 67, 117, 117, 242, 154, 155.
(5), (6) Ðảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.II, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.50 -51, 51.
Nguồn: Bài đăng trên trang điện tử Việt Nam thịnh vượng ngày 22/09/2023
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận