Trường chính trị Hải Dương và Tây Ninh thực hiện dự án nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm tới bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác toàn diện có hiệu quả với các nước ASEAN, thực hiện đầy đủ các cam kết với AFTA còn phải chuẩn bị tốt các điều kiện về tiềm lực để khai thác có hiệu quả kinh tế khi gia nhập WTO. Để phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trường Chính trị tỉnh Hải Dương và Tây Ninh đã hợp tác xây dựng dự án “Nâng cao kiến thức và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương” do quỹ CEG - Australia tài trợ.
Dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương và UBND tỉnh Tây Ninh tiếp nhận. Trong quá trình xây dựng dự án có sự hướng dẫn cụ thể của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ KHĐT, cơ quan hợp tác phát triển Aus AID của Sứ quán Australia và sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình xây dựng, thiết kế quỹ CEG - Australia tại Việt Nam. Dự án đã được Bộ KHĐT thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực của các cấp chính quyền địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Kết quả đầu ra của dự án:
- Nâng cao nhận thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế và phương pháp giảng dạy cho cán bộ giảng dạy kinh tế ở các trường chính trị tỉnh Hải Dương và Tây Ninh.
- Triển khai các khóa đào tạo về hội nhập kinh tế tại hai trường chính trị Hải Dương và Tây Ninh.
- Thực hiện đánh giá các mô hình đào tạo triển khai ở hai tỉnh Hải Dương và Tây Ninh để tiếp tục triển khai ở các tỉnh, thành phố khác.
Dự án đã tuyển chọn một nhóm chuyên gia tư vấn trong nước để thiết kế chương trình giảng dạy, có sự hỗ trợ của chuyên gia Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Ngày 23.5.2005, lễ ký văn bản hợp tác tài trợ giữa Giám đốc quỹ CEG với Giám đốc hai trường chính trị được tổ chức tại Hải Dương. Trong lễ ký có sự chứng kiến của đại sứ quán Australia, Vụ trưởng Vụ trường chính trị, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương và một số các ban ngành của tỉnh.
Dự án đã hoạt động theo đúng chương trình thiết kế. Với sự chuẩn bị tích cực về nội dung các bài giảng của nhóm chuyên gia tư vấn, ngày 3.7.2005 lớp học chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế đã được khai giảng tại tỉnh Hải Dương. Học viên của lớp học là các thành viên trong ban giám đốc, giảng viên khoa kinh tế hai trường Chính trị tỉnh Hải Dương và Tây Ninh. Qua một tháng học tập nghiên cứu, học viên đã tiếp cận được các bài giảng tập trung vào những vấn đề: Lý thuyết thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế, nghiên cứu các tình huống và các kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời với việc mở lớp tại Hải Dương, nhóm tư vấn cũng chuẩn bị nội dung bài giảng chuyên sâu về phương pháp. Ngày 15.8.2005 lớp học chuyên sâu về phương pháp được tổ chức tại Tây Ninh. Qua học tập nghiên cứu học viên đã được nâng cao một bước về phương pháp giảng dạy. Trong học tập gắn với thực tế vận dụng phương pháp giảng dạy mới, xây dựng đề cương các bài giảng.
Ngày 27.8.2005 dự án đã kết thúc giai đoạn 1 và đang chuyển sang giai đoạn 2. Nhóm tư vấn cùng với chuyên gia của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, giảng viên của hai trường tiếp tục xây dựng nội dung chương trình giảng dạy cho các lớp thí điểm của hai tỉnh về hội nhập. Đối tượng đến học là những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các sở, ban, ngành của tỉnh. Hội đồng quản lý dự án cùng với nhóm tư vấn và chuyên gia của Học viện, ban quản lý dự án của hai trường và nhóm đào tạo sẽ tổng kết đánh giá kết quả học tập của các lớp học. bổ sung hoàn chỉnh tập bài giảng, chuẩn bị cho hội thảo tổng kết dự án vào cuối tháng 11.2005.
Dự án này được quỹ xây dựng năng lực quản lý quốc gia Việt Nam - Australia tài trợ. Trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia, ông Graham Allliband là người đã làm giám đốc nhiều quỹ trong đó có quỹ CEG. Từ năm 2002 quỹ CEG đã triển khai 23 dự án tại Việt Nam trong đó có hai dự án tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Dự án hợp tác giữa Hải Dương và Tây Ninh là dự án thí điểm cấp địa phương, bước đầu trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện đã có những vấn đề đáng quan tâm, nó thiết thực với các cấp địa phương trong tiến trình hội nhập nhất là trong lĩnh vực nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh. Hy vọng khi tổng kết dự án sẽ rút được những kinh nghiệm bổ sung vào chương trình giảng dạy môn kinh tế và nhân rộng mô hình đào tạo ra các tỉnh khác./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận