Văn hóa doanh nhân trước hội nhập kinh tế quốc tế
Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta rất quan tâm đến văn hoá doanh nhân. UNESCO cũng khuyến cáo các quốc gia đang tập trung phát triển kinh tế rằng “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hoá thì tiềm năng sáng tạo của nước đó sẽ bị suy yếu đi rất nhiều”. Vì vậy, muốn chấn hưng kinh tế phải chấn hưng văn hoá. Chấn hưng văn hoá là phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, là tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại làm giàu văn hoá dân tộc. Chấn hưng văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là phải biết gạn đục khơi trong văn hoá dân tộc, làm cho bản sắc văn hoá dân tộc trường tồn và toả sáng như là một giá trị đặc trưng để cùng giao lưu và hợp tác với các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Đảng ta đã chỉ rõ: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Vừa là mục tiêu vừa động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”(1), và khẳng định một quan điểm lớn là: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”(2). Tư tưởng đó đang được hiện thực hoá trong tất cả các mặt hoạt động của đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội ở nước ta hiện nay và “soi đường” cho các doanh nhân Việt Nam xây dựng văn hoá doanh nhân trong kinh doanh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh giao lưu văn hoá, các nhà kinh doanh chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình giao lưu văn hoá nói chung và xây dựng văn hoá kinh doanh nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam phải là người giữ gìn, sáng tạo xây dựng và có trách nhiệm xã hội đối với phát triển văn hoá đất nước.
Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ra đời trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xã hội tôn vinh là “những người chiến sỹ trên mặt trận kinh tế”. Ngay từ ngày đầu thành lập nước, ngày 13.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương và khẳng định vai trò to lớn của họ trong sự nghiệp kiến quốc. Người viết: “Giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững mạnh, thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tình giúp đỡ giới công thương trong công cuộc kiến thiết này... Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là cái sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng”. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Có thể khẳng định rằng: ngày nay, Đảng, Nhà nước và xã hội đã đặt đúng vị trí, vai trò của doanh nhân và coi họ là tầng lớp “tinh hoa” của xã hội đương đại trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là thừa nhận “tính nhiều chiều, nhiều cạnh của sự phát triển”, trong đó cạnh, chiều văn hoá có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, giao lưu văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá là vấn đề phức tạp nhất, có ý nghĩa to lớn trong kinh tế thị trường toàn cầu hoá hiện nay. Loại trừ những mặt trái của nó, kinh tế thị trường là sản phẩm tiến bộ đem lại thịnh vượng cho nhân loại mấy trăm năm qua và cũng có thể nói thị trường là sản phẩm tinh thần, một di sản văn hoá giá trị của nhân loại. Các nhà kinh doanh được nuôi dưỡng và phát triển trong môi trường kinh tế thị trường và chính họ đã làm giàu môi trường đó. Văn hóa là con người; thị trường có con người mà trước hết đội ngũ các nhà kinh doanh phải hội tụ phẩm chất kinh doanh bao gồm : Tài - Đức - Tâm.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam là sản phẩm của lịch sử đang còn ở giai đoạn sơ khai. Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời phần nhiều chưa có sự chuẩn bị từ thực tiễn thị trường, cho nên một bộ phận đã lệch chuẩn văn hoá kinh doanh. Hiện tượng kinh doanh còn chụp giật, lừa gạt, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, thiếu kiến thức, bản lĩnh và thiếu một nền tảng văn hoá kinh doanh văn minh...đã gây khó khăn và thua thiệt cho đất nước trong hội nhập và làm mờ đi hình ảnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một vấn đề đang được xã hội và các nhà kinh doanh quan tâm, đó là những quan niệm về xây dựng văn hoá doanh nhân Việt Nam hiện nay.
Trước hết, văn hoá phải là nền tảng tinh thần của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, là hành trang tinh thần để các doanh nhân tham gia cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, họ cần phải trau dồi, tu luyện 4 tố chất sau:
Tâm, doanh nhân phải có tâm trong sáng; có ý chí và tâm huyết với công việc, với đất nước, coi kinh doanh là sự nghiệp, là ý nghĩa của cuộc sống. Tâm là lương tâm nghề nghiệp là tự trọng, là lịch sự trong quan hệ và tâm là biết quý trọng đồng tiền nhưng không phải vì tiền.
Trí, doanh nhân phải có trí tuệ là cơ sở của quản lý và tài năng. Nhà quản lý doanh nghiệp phải có kiến thức rộng, có tầm nhìn xa và là người luôn có ý tưởng sáng tạo.
Lực là sức bền cả về tinh thần lẫn thể lực, có khả năng chịu đựng được áp lực công việc và luôn làm việc với cường độ cao, có hiệu quả. Một tinh thần khoẻ khoắn trên một cơ thể cường tráng là tiền đề của thành công và cũng phải có một lực về kinh tế.
Văn hóa, văn là phong cách kinh doanh, đạo đức kinh doanh. Mỗi doanh nhân và doanh nghiệp phải tạo cho mình một thương hiệu một hình ảnh tốt đẹp trong xã hội. Văn còn là xử lý mối quan hệ con người và xã hội trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Văn chính là tư tưởng và ý thức nhân văn của doanh nhân. Văn là sự hướng về các giá trị văn hoá của dân tộc.
Hai là, xét theo khía cạnh hành vi thì văn hoá doanh nhân phải thể hiện ở các phương diện chính như sau:
- Tuân thủ pháp luật: Tự giác tuân thủ pháp luật là một yếu tố của văn hóa, là giá trị văn hoá của doanh nhân trong cơ chế thị trường.
- Tôn trọng khách hàng: Khách hàng và đối tác là ân nhân là bạn của doanh nghiệp. Kinh doanh phải trung thực, coi trọng chữ tín và giữ vững lời hứa với khách hàng. Đây là yếu tố tạo nên giá trị văn hoá bền vững trong kinh doanh.
- Cạnh tranh kinh tế: Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để tìm và giữ lợi thế kinh doanh. Cạnh tranh kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của cộng đồng, quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp khác và lợi ích của người tiêu dùng. Đây chính là cạnh tranh lành mạnh...
- Tôn trọng các nhà đầu tư: Nhà kinh doanh phải tôn trọng cổ đông của mình,tôn trọng các nhà đầu tư khác. Phải hành động trong khuôn khổ của điều lệ kinh doanh.
- Nhân văn là tôn trọng con người. Trong quản lý doanh nghiệp, doanh nhân luôn hướng về các giá trị tinh thần của người lao động và tạo môi trườngg tâm lý tích cực của tập thể những người lao động.
Ba là, cộng đồng doanh nhân Việt Nam nên có các lời thề. Đây là vấn đề còn mới mẻ ở nước ta. Trên thế giới nhiều quốc gia có lời thề doanh nhân. Các dịp hội họp, gặp gỡ họ đọc lời thề đó một cách trang trọng. Thí dụ: ở Mỹ, (theo NSND Đặng Nhật Minh đăng trên báo Sức khoẻ đời sống, số Tết ất Dậu) các doanh nhân Mỹ trong sinh hoạt và gặp gỡ bao giờ họ cũng bắt đầu bằng nghi thức: Hướng về quốc kỳ, đọc 10 lời thề “Thề trung thực trong công việc kinh doanh... Thề tất cả những gì làm đều đặt lợi ích nước Mỹ lên trên hết”.
Chúng tôi cho rằng, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam hoặc Trung tâm văn hoá doanh nhân nên khởi xướng soạn thảo Lời thề doanh nhân Việt Nam. Và nếu được cộng đồng doanh nhân ủng hộ, nó sẽ là nền tảng tinh thần, trí tuệ và bản lĩnh doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế./.
________________________
(1) Kết luận Hội nghị TW 10 - Khoá IX, ĐCSVN
(2) Nghị quyết TW5 - Khoá VIII, ĐCSVN.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (th¸ng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ truyền thông, báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí truyền thống đứng trước cơ hội và thách lớn. Báo chí nước ta là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng, đáp ứng yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận