Bài dự thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Cán bộ... khác quá!
Đó là nhận xét “rỉ tai” của người lao động, nhân viên dành cho những người thay đổi nhiều theo hướng tiêu cực từ khi họ trở thành cán bộ, làm sếp. Thực tế có không ít người khi là nhân viên thì rất tốt, sống hòa đồng và tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp; nhưng khi được làm sếp thì họ dần khác. Ban đầu là ít gặp gỡ, gần gũi, trò chuyện với cấp dưới, rồi ngày càng xa cách, lạnh nhạt, thờ ơ. Có cán bộ khi gặp đồng nghiệp cũ còn quay mặt đi, như không quen biết; trong tình huống buộc phải giao tiếp thì bắt tay hờ hững, trả lời qua loa, thậm chí lên giọng trịnh thượng, ra oai. Trong khi đó, đối với cấp trên thì họ lại khúm núm, xun xoe, nịnh bợ.
“Cán bộ... khác quá” còn ở chỗ, thời là nhân viên, họ thường chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đồng nghiệp trong cuộc sống và công việc, chê trách cấp trên không kịp thời quan tâm giải quyết những vướng mắc, bất cập, không có những chế độ, chính sách thỏa đáng chăm lo cho người lao động; không ít người còn “hùng hồn” tuyên bố: "Tôi mà là sếp thì sẽ khác...". Thế nhưng, đến lúc họ làm sếp lại quên hết; cấp dưới kiến nghị thì... bỏ đấy. Có sếp mới còn không quan tâm giải quyết những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người lao động bằng sếp cũ mà chỉ lo thu vén cá nhân, cốt được lợi mình. Chính sự “khác quá” này làm cho cấp dưới, người lao động cảm thấy chán nản, mất niềm tin và động lực phấn đấu.

Trách nhiệm phải làm, đâu phải “ban ơn”?
Một hiện tượng rất cần cảnh báo, chấn chỉnh là một số cán bộ không nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; đáng lẽ phải quan tâm chăm lo, giải quyết những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cấp dưới và người lao động, thì họ lại “mặc định”: Cấp dưới phải nhờ vả, xin xỏ, còn sếp có quyền “ban ơn”, nếu không thích, không ưa thì không cho. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng “chạy chọt”, khiến nhiều nhân viên, người lao động dù không muốn vẫn phải tìm cách tiếp cận, nịnh nọt, cung phụng sếp để lấy lòng, để được sếp quan tâm “giúp đỡ”.
Việc sếp tự cho mình có quyền “ban ơn” gây hệ lụy rất lớn, không chỉ tạo ra tình trạng “chạy”-một dạng tham nhũng, tiêu cực phổ biến mà còn khiến nội bộ mất đoàn kết, nhiều nhân viên, người lao động nảy sinh tư tưởng tiêu cực, thậm chí dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây còn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bởi nó tạo ra sự cạnh tranh tiêu cực: Những người tài đức mà không biết “chạy” thì không được cấp trên trọng dụng; người phải “chạy”, khi được làm sếp sẽ tìm cách “thu hồi vốn”, chỉ “ban ơn” cho những cấp dưới cung phụng mình, và cái vòng “chạy chọt” cứ thế tái diễn...
Có cán bộ từ khi lên sếp bỗng tỏ thái độ “lạnh như tiền” với cấp dưới và người lao động. Đồng nghiệp cũ thường xì xào về họ: Sếp lạnh như tiền thì cấp dưới mới sợ, phải cung phụng để được quan tâm giúp đỡ. Nếu cứ thân mật, gần gũi nhân viên, vô tư, khách quan làm đúng trách nhiệm thì... tiền ở đâu ra (!)
Xa dân dẫn đến nhiều sai lầm
Là cán bộ, đảng viên, hẳn ai cũng biết câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bài học quý báu, lời căn dặn sâu sắc của Bác Hồ đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên về việc phải “lấy dân làm gốc”, dù công việc dễ dàng mà không có sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia của nhân dân thì cũng không thể làm được. Ngược lại, được nhân dân đồng tình, góp sức thì việc khó đến mấy cũng thành công. Theo Người, “nhân dân có trăm tai nghìn mắt”, vì nhân dân có ở khắp mọi nơi, có thể phát hiện nhanh những điều đúng-sai, hay-dở nên không ai có thể che giấu hành vi sai trái trước nhân dân. Vì thế, người lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe, tin tưởng và phát huy vai trò của nhân dân. Muốn chống quan liêu, tham ô, lãng phí thì phải thực hành dân chủ, phải cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát; thực hành dân chủ cũng chính là động lực để phát triển xã hội cũng như mỗi tổ chức.
Thế nhưng vẫn có không ít cán bộ xa dân, không thực sự lắng nghe cấp dưới, người lao động, dẫn đến không nắm chắc thực tế để ban hành các quyết sách phù hợp, hiệu quả, khả thi; thậm chí có trường hợp ban hành những quy định “trên trời”, bị dư luận phản đối bởi không thể đi vào cuộc sống, dẫn đến sai lầm, thất bại.
Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều bài học về việc này, như: Một số trạm thu phí BOT giao thông (để hoàn vốn cho các dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng) đặt sai vị trí, không tiếp thu ý kiến nhân dân dẫn đến người dân phản ứng gay gắt, phải dừng thu phí hoặc di dời trạm, thậm chí có dự án BOT bị điều tra, xử lý vi phạm. Chủ trương hạn chế xe máy vào nội thành Hà Nội (giai đoạn 2017-2021) để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cũng không tham khảo kỹ ý kiến người dân, thiếu phương án giao thông công cộng thay thế hợp lý nên không khả thi.
Ở phạm vi nhỏ, có không ít cán bộ độc đoán, gia trưởng, coi thường ý kiến của cấp dưới và người lao động dẫn đến “tự quyết” nhiều việc sai lầm, không hiệu quả. Trong đó, đáng phê phán nhất là việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ theo cảm tính, không tham khảo và không tôn trọng ý kiến cấp dưới. Thực tế có khá nhiều người “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, đối với cấp trên thì xun xoe, nịnh bợ, họ giả vờ tốt rất giỏi nên sếp siêu lòng, cất nhắc; song họ không thể hoàn thành tốt vai trò cán bộ, tư cách đạo đức cũng không xứng đáng, làm nhiều người bức xúc, phát sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực. Trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, nếu người có thẩm quyền coi trọng xem xét hiệu quả công việc và chân thành hỏi ý kiến của cấp dưới, người lao động, phân tích thông tin kỹ lưỡng thì sẽ biết thực chất, không mắc sai lầm.
Để cấp dưới, người lao động thực sự tâm phục, khẩu phục, từng cán bộ cần thường xuyên và nghiêm túc tự soi, tự sửa và cách tốt nhất để sửa mình chính là gần gũi, chân thành lắng nghe ý kiến của cấp dưới, người lao động. Vẫn biết, làm cán bộ có nhiều công việc và mối quan hệ phải giải quyết, ít có thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với cấp dưới, người dân. Tuy nhiên, nếu cán bộ thật sự có tâm và tầm, thật sự vì việc chung thì cũng sẽ có cách phù hợp để cấp dưới nể phục, tin tưởng, không trở thành cán bộ “mắc nợ” người lao động, bị quần chúng chê trách.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 01/05/2025
Bài liên quan
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
- Bài học cho những kẻ ảo tưởng
- Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
- Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
6
NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Giáo dục liêm chính có vai trò quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Những năm qua, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống giáo dục liêm chính vững mạnh, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy giáo dục liêm chính không chỉ giúp xây dựng nền tảng đạo đức cho công dân mà còn là công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng tham nhũng của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam.
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Nhân Ngày Quốc tế Lao động (1-5) và Tháng công nhân, cần suy ngẫm về hiện tượng cán bộ “mắc nợ” cấp dưới, người lao động. Bởi thực tế có khá nhiều cán bộ mắc khuyết điểm này, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Bình luận