Lắng đọng chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”
Cùng tham dự Chương trình có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, các nhân chứng lịch sử, cựu thanh niên xung phong và các lực lượng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc và toàn thể bà con nhân dân, các bạn đoàn viên thanh niên tỉnh Hà Tĩnh.
Cõi thiêng Đồng Lộc - một Cõi thiêng của Tổ quốc
Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh vừa là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc. Với vị trí địa lý đặc biệt, là “yết hầu giao thông” quan trọng trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch, Ngã ba Đồng Lộc trở thành điểm quyết chiến chiến lược, nơi diễn ra cuộc đọ sức giữa ý chí kiên cường, bất khuất của quân và dân ta trước sức mạnh hủy diệt của các loại vũ khí chiến tranh hiện đại của đế quốc xâm lược. Với âm mưu biến Ngã ba Đồng Lộc thành “toạ độ chết”, chặn đứng sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến, từ tháng 4 đến tháng 10.1968, không quân Mỹ đã đánh phá nơi đây gần 1.900 lượt, ném hơn 50 nghìn quả bom các loại. Tính ra, mỗi mét vuông đất tại Ngã ba Đồng Lộc đã phải oằn mình hứng chịu 3 quả bom tấn.
Đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh, cuộc chiến đấu quả cảm của các lực lượng bộ đội, công an, thanh niên xung phong, cán bộ, chiến sĩ ngành giao thông vận tải, của nhân dân Đồng Lộc nói riêng, nhân dân huyện Can Lộc và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, đã làm cho Ngã ba Đồng Lộc trở thành một biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hơn thế, thành một Cõi thiêng Đồng Lộc, một Cõi thiêng của Tổ quốc. Cõi thiêng Đồng Lộc không chỉ là một phạm trù lịch sử, một khái niệm thuộc về quá khứ mà đã mang trong mình một sự sống xanh tươi mỗi ngày, trong mỗi lòng biết ơn của chúng ta đối với tiền nhân; trong những thành quả cách mạng; trong kết quả lao động hiến dâng và sáng tạo, tận hiến và hy sinh để tô thắm thêm màu cờ, làm cho cuộc sống con người ngày càng trở nên nhân văn, hạnh phúc trên quê hương, đất nước thân yêu của chúng ta.
Sự linh thiêng của Ngã ba Đồng Lộc là sự linh thiêng của trùng điệp máu xương ông bà, cha mẹ, thấm vào đất đai để làm nên thiêng liêng Tổ quốc. Sự linh thiêng này như một tiếng vọng ngàn thu từ quá khứ, thôi thúc chúng ta, bồi đắp trong thế hệ trẻ hôm nay lòng tri ân sâu sắc và khát khao vươn lên mạnh mẽ.
Bày tỏ tấm lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ, đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ, việc tổ chức các hoạt động tưởng niệm ngày 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh và các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Đồng Lộc là một điểm nhấn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa trong cả nước, có ý nghĩa khơi dậy lòng tự hào, phát huy truyền thống anh hùng, truyền thống cách mạng trong thế hệ trẻ và nhân dân cả nước.
Tiếp tục viết nên những kỳ tích Núi Hồng-Sông La trong thời kỳ mới
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại Chương trình, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương hoan nghênh và đánh giá cao Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cõi thiêng Đồng Lộc”. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, những chiến công của quân và dân ta trên chiến trường Đồng Lộc là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội; của đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại của Đảng ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chăm lo làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện chính sách đối với người có công; đầu tư tôn tạo, xây dựng phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa chỉ đỏ thiêng liêng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Những tấm gương quên mình vì Tổ quốc mãi mãi được khắc ghi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, trong lịch sử dân tộc Việt Nam; là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho các thế hệ hôm nay và mai sau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá cao những kết quả Hà Tĩnh đã đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm lo thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh tiếp nối truyền thống văn hóa, anh hùng và cách mạng của quê hương; khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh; tiếp tục viết nên những kỳ tích Núi Hồng-Sông La trong thời kỳ mới, xây dựng Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, Hà Tĩnh phải tiếp tục quan tâm, thực hiện thật tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, các gia đình có công với cách mạng.
Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tin tưởng, với truyền thống cách mạng vẻ vang, với niềm tự hào về Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục vững bước đi lên với niềm tin, quyết tâm và giành nhiều thắng lợi mới, xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 8 nhà tình nghĩa (mỗi nhà trị giá 100 triệu đồng), 50 sổ tiết kiệm (mỗi sổ 10 triệu đồng) cho thân nhân 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc và các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 20 suất học bổng (mỗi suất 3 triệu đồng) cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Với nhiều tiết mục ca múa nhạc, ca kịch nhằm tái hiện một Ngã ba Đồng Lộc hào hùng và sự hy sinh anh dũng của 10 nữ liệt sỹ TNXP - Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh, Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” quy tụ hàng trăm nghệ sỹ, ca sỹ, diễn viên chuyên và không chuyên cả nước tham gia.
Các tiết mục biểu diễn đã thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân… đã chiến đấu, cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đồng thời tái hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam, niềm tin tưởng, lạc quan, khát vọng hòa bình, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nhân văn cao cả và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.
Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” là hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 - 27.7.2022), 54 năm Chiến thắng Đồng Lộc gắn với tưởng niệm 54 năm ngày hy sinh của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (24.7.1968 - 24.7.2022). Đây là hoạt động thường niên do Báo Nhân Dân phối hợp các đơn vị và tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã chiến đấu, cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời qua đó góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước. Từ 10 năm nay, Báo Nhân Dân đã cùng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tưởng niệm Ngày 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh và các Anh hùng liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc. Năm nay, chương trình có thêm sự tham gia của Tạp chí Cộng sản và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh./.
Nguồn: Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 23.7.2022
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
- Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
- Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2027
- Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Nhân dịp Kỷ niệm và Hội thảo khoa học 30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, PGS, TS. Tô Huy Rứa, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã gửi thư chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Chúc mừng của đồng chí PGS, TS. Tô Huy Rứa.
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2027
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2027
Ngày 19/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 – 2027.
Bình luận