Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay
Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía Tây Hà Nội, với diện tích khoảng 33,39km² và dân số 269.076 người (năm 2020). Quận có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông kết nối dễ dàng đến các khu vực khác, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế -xã hội. Trong thời gian qua, Đảng bộ quận đóng vai trò quan trọng, trực tiếp lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mọi mặt công tác; nhờ đó công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận cũng góp phần không nhỏ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
1. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên giáo, trong thời gian qua, Đảng bộ quận Nam Từ Liêm đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Thành ủy, qua đó chủ động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên giáo, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên các mặt công tác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đảng bộ quận Nam Từ Liêm đã tích cực lãnh đạo triển khai tổ chức việc học tập, quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thành ủy, Quận ủy.
Trong những năm qua, Đảng bộ quận đã chú trọng việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả triển khai học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, quy định phù hợp với tình hình thực tiễn. Nội dung nghị quyết được quán triệt nghiêm túc đến đội ngũ cán bộ chủ chốt, báo cáo viên, tuyên tuyền viên, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; nhiều chi, đảng bộ mở rộng thành phần tham dự hội nghị đến 100% quần chúng; thực hiện gắn trách nhiệm của đồng chí Bí thư cấp ủy với công tác học tập quán triệt nghị quyết tại đơn vị; phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên quận.
Thứ hai, công tác tuyên truyền được Đảng bộ quận lãnh đạo triển khai kịp thời, bài bản, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của quận
Năm 2022, Quân ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo ban hành 26 hướng dẫn và 29 công văn, văn bản(1); năm 2023 ban hành 34 hướng dẫn và 37 công văn, văn bản(2) để hướng dẫn, đôn đốc công tác tuyền các ngày lễ, các hoạt động kỷ niệm lớn, những thành tựu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, công tác phòng, chống dịch, nhiệm vụ chính trị... của đất nước, Thủ đô và của quận, cụ thể: Chú trọng tuyên truyền nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nhiệm vụ chính trị của quận; Chú trọng thông tin, tuyên truyền Hội thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tuyên truyền chào mừng 10 năm Ngày thành lập quận Nam Từ Liêm (27/12/2013-27/12/2023) và chính thức đi vào hoạt động (01/4/2014-01/4/2024); Chú trọng tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố;
Thứ ba, công tác giáo dục lý luận chính trị được Đảng bộ quận quan tâm chỉ đạo triển khai bài bản, chủ động
Hằng năm, Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với Trung tâm Chính trị quận và các đơn vị liên quan tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo. Năm 2023, quận mở 75 lớp tập huấn, bồi dưỡng với 6489 học viên (đạt 100% kế hoạch số lớp và 98% số học viên). Trung tâm Chính trị quận cũng phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn công tác phòng chống tệ nạn xã hội cho 150 học viện; phối hợp Mặt trận Tổ quốc quận tập huấn công tác tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc cho cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc quận và cơ sở(3).
Cũng trong năm 2023, Đảng bộ quận đã chỉ đạo tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị hè cho đội ngũ cán bộ ngành giáo dục bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới 97 điểm cầu là các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận. Kết quả, đã triển khai đến gần 5.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%(4).
Hằng năm, Quận ủy Nam Từ Liêm chỉ đạo Ban Tuyên giáo quận phối hợp với Trung tâm Chính trị quận mở các hội nghị báo cáo viên định kỳ với nội dung phong phú, đa dạng, có tính thời sự . Các hội nghị đã kịp thời cung cấp các thông tin, nội dung quan trọng cho đội ngũ báo viên cấp quận và cơ sở để định hướng, tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn. Tiếp tục duy trì việc tổ chức lấy ý kiến trong đội ngũ báo cáo viên về tình hình dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó phát huy vai trò thông tin, tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên.
Thứ tư, công tác thông tin tư tưởng được Đảng bộ quận chỉ đạo thực hiện nền nếp, cung cấp kịp thời, đầy đủ các ấn phẩm, tài liệu phục vụ thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng
Quận ủy duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng công tác biên tập, xuất bản 02 bản tin (bản tin “Thông tin nội bộ” (12 số, 16.080 cuốn) và bản tin “Nam Từ Liêm” (4 số, 14.000 cuốn) phục vụ sinh hoạt chi bộ hằng tháng và tuyên truyền trong nhân dân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là về chính trị, tư tưởng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Thứ năm, công tác văn hóa - văn nghệ được quan tâm, được đẩy mạnh, bám sát các nhiệm vụ chính trị của quận và cơ sở góp phần chăm lo đời sống tinh thần của người dân
Thứ sáu, Đảng bộ quận luôn chú trọng việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm các quan điểm sai trái, thù địch.
Ban Tuyên giáo Quận ủy (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 35 của quận), tích cực tuyên truyền trên trang fanpage của quận các nội dung trọng tâm, được dư luận quan tâm, chia sẻ, chú trọng đăng tải các tin, bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Năm 2023, Đảng bộ quận tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) đã khen thưởng 10 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc(5).
Thứ bảy, công tác nắm bắt, định hướng dư luận được duy trì nề nếp, chủ động trong nắm bắt, định hướng dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo điều hành của cấp ủy
2. Một số giải pháp trọng tâm nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Hà Đông trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy các cấp, chính quyền, cán bộ, đảng viên về công tác tuyên giáo
Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, tình hình khu vực và thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về công tác tuyên giáo là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu, không chỉ là công cụ để truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
Trước hết, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo, cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện công tác tuyên giáo. Trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương thức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Cấp ủy, chính quyền cần xác định rõ, thực hiện công tác tôn giáo là nhằm góp phần hình thành và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, đồng thời động viên, khích lệ nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, cấp ủy các cấp đóng vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo. Cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, và phải là những người gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông để đạt hiệu quả cao nhất.
Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội có vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo. Để xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, cần có những bước đi cụ thể và toàn diện. Bên cạnh việc trang bị kiến thức lý luận chính trị, tư tưởng, cần chú trọng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sâu rộng. Mỗi cán bộ tuyên giáo cần trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mình phụ trách, từ đó mới có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác, sinh động và thuyết phục. Việc đào tạo không chỉ dừng lại ở các lớp học lý thuyết mà cần kết hợp với thực tiễn công tác, tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, nâng cao năng lực. Qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt, xử lý thông tin nhanh nhạy, dám nói, dám nghĩ, dám làm, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng đối thoại, thuyết phục để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Cần không ngừng củng cố, bảo đảm về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở và cộng tác viên dư luận xã hội trong toàn đảng bộ. Đội ngũ này hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý điều hành của Ban Tuyên giáo và các cấp ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo. Cần làm tốt công tác cán bộ, xây dựng kế hoạch rõ ràng, từ khâu tuyển chọn, tuyển dụng đến bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, dựa trên các tiêu chí khách quan, công bằng, minh bạch. Việc xây dựng đội ngũ cần có sự kết hợp giữa các thế hệ, vừa có những cán bộ giàu kinh nghiệm, vừa có những cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo.
Xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đây là một trong những giải pháp quan trọng bởi cần có cơ chế, chính sách phù hợp để cán bộ phát huy năng lực, trình độ, chuyên môn, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân; thu hút nhân tài vào làm việc trong ngành tuyên giáo. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác luân chuyển, để đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo không ngừng trưởng thành và nâng cao năng lực. Để làm được điều đó, cần tổ chức đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ tuyên giáo , dự kiến nhu cầu, khả năng tạo nguồn và phát triển đội ngũ, chủ động xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ.
Ba là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả của công tác tuyên giáo
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, với sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới, công tác tuyên giáo cũng phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là yêu cầu cấp thiết để nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả của công tác tuyên giáo, góp phần định hướng dư luận xã hội một cách tích cực; tránh tình trạng thông tin một chiều, thiếu hấp dẫn, không đáp ứng được nhu cầu của người dân, từ đó làm giảm đi hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Để nội dung tuyên truyền trở nên hấp dẫn, gần gũi và hiệu quả, cần chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nội dung tuyên truyền phải bám sát thực tiễn cuộc sống, hướng đến những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tuyên giáo chủ động, sáng tạo trong đổi mới, phương thức hoạt động. Cần tận dụng tối đa các công cụ truyền thông hiện đại như mạng xã hội, ứng dụng di động. Duy trì, nâng cao chất lượng các kênh tuyên truyền trên các nhóm zalo, facebook, kênh youtube, Instagram, Tiktok,... tuyên truyền trên bảng tin, bảng điện tử khu vực thang máy, khu vực công cộng tại các khu dân cư. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền đa dạng như tọa đàm, hội thảo, triển lãm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng góp phần thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Trong thời gian tới cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm, vấn đề cấp bách của công tác tuyên giáo để xây dựng các chuyên đề, đề án triển khai thực hiện có hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền kết quả, thành tựu của cả nước nói chung và trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện trong đại trong các năm tiếp theo, tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta, tình hình thời sự quốc tế, trong nước, các sự kiện ngoại giao của Đảng và Nhà nước, chú trọng tuyên truyền xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên...
Bốn là, chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn để định hướng, xử lý một cách phù hợp
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, các cấp ủy, chính quyền cần chủ động xây dựng một hệ thống thông tin phản hồi đa kênh, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, để nắm bắt kịp thời các ý kiến, phản hồi của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tổ chức giao ban dư luận xã hội định kỳ hàng tháng nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin thu thập được một cách hiệu quả. Qua đó, các cấp có thể xác định những vấn đề mà nhân dân quan tâm, những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp.
Chủ động nắm bắt, phân tích sâu sát tình hình dư luận xã hội, đặc biệt là đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Từ đó, định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm ngăn chặn kịp thời các tình huống phức tạp, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Năm là, đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thông tin truyền thông phát triển mạnh mẽ, các thế lực thù địch ngày càng lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc, bôi nhọ, tung tin giả, nhằm làm suy yếu niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên.
Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi chống phá, xuyên tạc, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, cần xác định chính xác và kịp thời các đối tượng, nội dung thông tin sai lệch, các quan điểm sai trái, thù địch. Hình thức và phương pháp đấu tranh cần đa dạng, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền tích cực, phản bác khoa học và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, cần phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng chức năng và các tầng lớp nhân dân, tạo thành một khối thống nhất trong đấu tranh bảo vệ tư tưởng. Mục tiêu cuối cùng là thống nhất nhận thức của toàn dân, ngăn chặn kịp thời các điểm nóng thông tin, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Kiện toàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 35. Triển khai tích cực, hiệu quả Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn quận. Nâng cao chất lượng, tính chiến đấu, tính thuyết phục của các bài viết, thu hút sự tham gia rộng rãi của các lực lượng xã hội, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.
__________________________________________
(1) Ban Tuyên giáo Quận ủy Nam Từ Liêm: Báo cáo Công tác Tuyên giáo năm 2022 và nhiệm vụ trọng năm 2023, Hà Nội, tháng 11-2022.
(2), (3), (4), (5) Ban Tuyên giáo Quận ủy Nam Từ Liêm: Báo cáo Công tác Tuyên giáo năm 2023 và nhiệm vụ trọng năm 2024, Hà Nội, tháng 11-2023.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ Ban Thanh tra nhiệm kỳ 2025 - 2027
Sáng 12/3/2025, tại phòng họp số 1102, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Thanh tra tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng ban Thanh tra làm Bí thư Chi bộ; đồng chí Nguyễn Đình Định, Phó Trưởng ban Thanh tra làm Phó Bí thư Chi bộ. Đại hội cũng đã bầu ra 02 đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2030. 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận