Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho cán bộ, chiến sĩ quân đội hiện nay
Thời gian qua, hưởng ứng phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ quân đội thi đua thực hiện văn hóa công sở, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động, chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, đã tạo ra môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, đoàn kết, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi quân nhân phát huy trí tuệ, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; thủ tục hành chính có nhiều cải cách, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị; quản lý, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định, triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; cơ quan, đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú, văn minh, chính quy, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện văn hóa công sở ở một số cơ quan, đơn vị trong toàn quân vẫn còn một số hạn chế: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy các cấp đối với việc triển khai thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị còn chưa cao; một số nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành chưa cụ thể và chưa thực sự thiết thực; kết quả thực hiện văn hóa công sở của một số cơ quan, đơn vị có những nội dung chưa còn chưa toàn diện, chưa thật vững chắc.
Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục tác động tiêu cực đến chất lượng thực hiện các chuẩn mực văn hóa công sở của cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang hằng ngày, hằng giờ đẩy mạnh thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” với nhiều chiêu thức tinh vi, khó nhận biết… tình hình đó dễ làm cho một bộ phận quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội vi phạm các chuẩn mực văn hóa công sở. Điều này, nếu không kịp thời khắc phục, ngăn ngừa sẽ trở thành những trở lực đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng quân nhân, từng cơ quan, đơn vị nói riêng, cũng như đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện nói chung. Theo đó, để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội hiện nay. Quá trình triển khai thực hiện, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp cần thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng và mỗi quân nhân trong cơ quan, đơn vị nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về xây dựng, phát triển văn hóa, thực hiện văn hóa công sở.
Trong đó, trọng tâm là: Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14.6.2019 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua: Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025”; nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ quân đội thi đua thực hiện văn hóa công sở, xứng danh bộ đội Cụ Hồ” giai đoạn 2019-2025 do Tổng Cục Chính trị đã phát động; thường xuyên giáo dục cho quân nhân trong đơn vị nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò, nội dung, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở, nhất là trong tình hình hiện nay; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong xác định chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phát huy vai trò của bí thư, chính trị viên, cán bộ chỉ huy các cấp trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý của chỉ huy các cấp đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cần thông qua nghị quyết chuyên đề, nghị quyết thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng, kế hoạch của người chỉ huy để xác định rõ chủ trương, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân thuộc quyền phù hợp với đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán cán bộ chủ trì, nhất là bí thư, chính trị viên, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần phát huy trách nhiệm trong quản lý, điều hành, kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị mình; trên cơ sở đó, đề ra nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở thời gian tiếp theo.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân thuộc quyền. Cùng với đó, cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo hướng bám sát sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, thực tiễn thực hiện chức năng, chức trách, nhiệm vụ của mỗi quân nhân để kịp thời khích lệ, động viên mỗi cá nhân và toàn cơ quan, đơn vị vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa công sở.
Ba là, xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Thực hiện nội dung biện pháp này, cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm là: Nâng cao chất lượng quán triệt, cụ thể hóa thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội và quy định của từng cơ quan, đơn vị về thực hiện văn hóa công sở gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi quân nhân; nâng cao chất lượng duy trì thực hiện và chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, điều lệnh quản lý bộ đội, nền nếp chính quy của quân nhân, nhất là việc thực hiện nghiêm quy định của quân đội, của đơn vị về mang mặc trang phục, lễ tiết, tác phong, xưng hô, chào hỏi, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử theo điều lệnh, điều lệ quân đội, truyền thống văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; nâng cao chất lượng xây dựng thiết chế văn hóa, cảnh quan môi trường văn hóa quân sự ở các cơ quan, đơn vị.
Triển khai vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân. Trong đó, coi trọng việc kết hợp đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở với các phong trào thi đua quyết thắng, thi đua đột kích, cuộc vận động và các đợt sinh hoạt khác như: Nghị quyết Trung 4 khóa XII của Đảng “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” và “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25.10.2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội thông qua lựa chọn, xây dựng đơn vị điểm; củng cố, kiện toàn hệ thống các tiêu chí, các văn bản quy định, quy chế về xây dựng văn hóa công sở; duy trì các nền nếp, chế độ về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các chuẩn mực về văn hóa công sở.
Bốn là, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi quân nhân trong nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở. Đây là giải pháp nền tảng có tính chất quyết định đến chất lượng của toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó, mỗi quân nhân các cơ quan, đơn vị cần phát huy tốt tính chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng và người chỉ huy các cấp trong xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị mình.
Quá trình tổ triển khai thực hiện đòi hỏi trước hết đối với cấp ủy, người chỉ huy, cần làm cho mỗi quân nhân thuộc quyền có nhận thức đúng về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở, cũng như nắm được thực trạng chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho mỗi quân nhân xây dựng động cơ, thái độ tích cực, trách nhiệm cao và nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở. Đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lựa chọn, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện văn hóa công sở trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong sinh hoạt, công tác ở cơ quan, đơn vị.
Cùng với các biện pháp nêu trên, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống các tiêu chí, quy định, quy chế và điều kiện bảo đảm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Thực hiện nội dung này có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp tạo hành lang pháp lý, động lực và môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội.
Do vậy, cấp ủy, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chí, các quy chế, quy định so với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Từ đó, có sự nghiên cứu, bổ sung những nội dung quy chế, quy định mới cho phù hợp như: Quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, quy chế của hệ thống chỉ huy các cấp; quy chế trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; các quy chế về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần, kỹ thuật; quy định về xây dựng, thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật… Đặc biệt, cần kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay mà trọng tâm là phát huy tính tích cực, tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật của quân đội và quy định của cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cá nhân và từng cơ quan, đơn vị; thiết thực góp phần xây dựng nguồn lực con người tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định; bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì tiến hành từng bước nhằm xác lập các giá trị văn hóa tốt đẹp và khơi dậy khát vọng cống hiến của của mỗi quân nhân trong hoạt động thực thi công vụ được giao./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 17.6.2022
Bài liên quan
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
- Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
- Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
- Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan báo Đảng trong tình hình mới, đảm bảo các cơ quan báo Đảng tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 23-9-2024 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Đầu năm 2022, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt công chúng cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là cán bộ trường Đảng, chúng tôi may mắn sớm được nhận cuốn sách để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông. Đặc biệt, chúng tôi đã mang cuốn sách đó làm quà tặng Thư viện Karl Marx ở thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong sức khỏe của Tổng Bí thư sẽ hồi phục. Nhưng phép màu nhiệm đã không đến... 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của đất nước, Nhân dân Việt Nam đã ngừng đập…
Bình luận