Nâng cao, đổi mới bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong thời đại chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, "Qua khảo sát các cơ quan báo chí ở địa phương, chúng tôi thấy nhu cầu cần đào tạo nghiệp vụ là rất lớn. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã tổ chức được những khoá đào tạo đáp ứng được nhu cầu đó. Tuy nhiên môi trường báo chí luôn có nhiều thay đổi, những kỹ năng của người làm báo cũng có thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Tại toạ đàm, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các giảng viên báo chí và chuyên gia truyền thông đã cùng thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hiện nay. Trong đó các đại biểu đã đánh giá, nhận xét về các khóa bồi dưỡng của Trung tâm trong thời gian qua. Nêu ra những nhận xét cụ thể về những đóng góp hoặc thay đổi của nhà báo, hội viên sau khi tham dự các khóa học được áp dụng vào công việc tại tòa soạn.
Nhiều đại biểu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, trong đó có thể đào tạo cho chính lãnh đạo quản lý toà soạn ở các cơ quan báo chí, những người sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ. Đào tạo chuyên sâu về đề tài tham nhũng, tiêu cực, thông tin đối ngoại, xây dựng Đảng; tập huấn về quản lý kinh tế ở các cơ quan báo chí, môi trường, tài chính... tổ chức các khóa học chất lượng bằng video, qua website và có trả phí.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu tham dự tọa đàm, đồng chí Lê Quốc Minh đánh giá cao những nỗ lực của Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí trong thời gian vừa qua, mặc dù trong quá trình xây dựng và phát triển sẽ có những mặt được và những mặt chưa triển khai được. Đồng chí Lê Quốc Minh cũng cảm ơn đội ngũ giảng viên trong suốt thời gian qua đã có nhiều đóng góp, tâm huyết, không ngừng đổi mới trong mỗi khóa học vì một nền báo chí hiện đại.
Qua Tọa đàm có thể thấy việc đào tạo kỹ năng, các chuyên đề cần có sự trao đổi chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương và địa phương để có những khoá học hấp dẫn phù hợp từng đối tượng, cùng với những nội dung chuyên sâu hơn.
Việc xây dựng kho dữ liệu, để làm cơ sở cho các giảng viên khai thác, nghiên cứu, sử dụng cũng là điều quan trọng, cần đặt ra. Ngoài ra cũng nên nghiên cứu tổ chức đào tạo cho giảng viên chứ không chỉ cho mỗi hội viên, phóng viên. Bên cạnh đó, thời gian tới, cũng rất cần các cơ quan báo chí tiếp tục giới thiệu cho Trung tâm những lớp giảng viên trẻ tham gia giảng dạy.
"Chúng ta phải thống nhất rằng cần có những khóa học đa dạng hơn, dành cho nhiều đối tượng khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau, từ kỹ năng cho đến thực hành, cần phải đào tạo nhiều lần, không chỉ đào tạo phóng viên trẻ, lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí một lần, hai lần mà cần có nhiều thời gian hơn. Chúng tôi sẽ có những trao đổi chặt chẽ với lãnh đạo báo chí ở các địa phương để hiểu rõ nhu cầu từ đó có những chương trình đào tạo phù hợp", đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Quốc Minh gợi ý, có thể vấn đề quản lý báo chí, kinh tế báo chí và cả vấn đề đạo đức, văn hóa trong báo chí cũng cần phải đào tạo. Trung tâm xác định sẽ mở rộng nhiều nội dung, chương trình đào tạo, xây dựng kho dữ liệu để tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu nắm bắt được xu hướng báo chí thế giới trong thời gian tới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử ngày 8.7.2022
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định số 154/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Quản lý nhà nước về cư trú là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội được tiến hành theo quy định theo pháp luật về cư trú. Quản lý nhà nước về cư trú là cơ sở để cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cơ quan có thẩm quyền trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thực hiện an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tiến hành hoạt động quản lý cư trú, với các cách thức phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ phát triển, phong tục tập quán của mình. Ở Việt Nam, ngay từ khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nhiệm vụ quản lý cư trú lên hàng đầu trong xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận