Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới - nhìn nhận từ giác độ vai trò của ngôn ngữ
1. Đặt vấn đề
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ngày càng phức tạp, khó khăn. Công tác này được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó ngôn ngữ là phương tiện tuyên truyền, công cụ đấu tranh sắc bén và hiệu quả nhất. Đảng và Nhà nước ta dùng ngôn ngữ dân tộc - tiếng Việt để tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cách mạng, tập hợp quần chúng, đồng thời dùng ngôn ngữ để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch. Bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, trên cơ sở nhìn nhận từ giác độ ngôn ngữ - với tư cách là phương tiện thực hiện công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch.
2. Một số hạn chế trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch - nhìn từ phương diện ngôn ngữ.
Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, ngôn ngữ là phương tiện tiện lợi, sắc bén nhất, song ở một góc độ nào đó, trong công tác tuyên truyền, cách sử dụng ngôn ngữ của một số cá nhân còn có những hạn chế, bất cập, gây ra rào cản, khó khăn nhất định, chẳng hạn như: khi giải thích một số khái niệm, thuật ngữ, từ ngữ chuyên dùng còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng hoặc khi sử dụng ngôn ngữ diễn đạt còn chưa chặt chẽ, lôgic, từ ngữ sử dụng còn có tính nước đôi, đa nghĩa, gây khó hiểu hoặc hiểu mơ hồ ở người tiếp nhận. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những hạn chế này của người dùng để bóp méo thông tin, xuyên tạc sự thật nhằm tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Các thế lực thù địch, phản động dùng thủ đoạn “thêm, bớt” để bóp méo, làm sai lệch thông tin. Trên cơ sở thông tin sự kiện có thật, chúng cắt xén một phần hoặc bỏ bớt những chi tiết phản ánh bản chất vấn đề, sự kiện; lồng ghép, bịa đặt chi tiết ly kỳ, hấp dẫn nhưng không có thật nhằm thu hút sự chú ý, đánh lạc hướng, lôi kéo người tiếp nhận thông tin hiểu vấn đề theo hướng đa nghĩa, mơ hồ. Chúng dùng thủ đoạn tô vẽ sự thật, thay hình biến dạng, làm méo mó, thay đổi bản chất của hiện tượng, sự kiện. Một sự kiện nhỏ chúng thổi phồng, phóng đại, khiến quần chúng nhân dân tưởng nhầm là một sự kiện lớn, gây tâm lý hoang mang, bán tín bán nghi trong quần chúng nhân dân. “Cách thức chúng tiến hành chống phá cũng rất tinh vi khi phần lớn các bài viết là tổng hợp tin tức từ những trang báo chính thống, nhất là thông tin chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa được kiểm chứng, để tạo ra tính khách quan, sau đó đưa thêm các nội dung bịa đặt, xuyên tạc một cách khôn khéo để đánh lừa người đọc trên mạng xã hội nhằm tuyên truyền các quan điểm sai trái, phản động”(1).
Năng lực ngôn ngữ của một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ làm công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn có một số hạn chế, phần nào làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền, kiểm duyệt thông tin, đấu tranh, phản bác,… Vì vậy, để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch cần thực hiện một số giải pháp dưới đây, xét từ giác độ ngôn ngữ.
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch - từ giác độ ngôn ngữ, với tư cách là phương tiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Để thực hiện có hiệu quả hơn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhìn nhận từ giác độ ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, thực hiện việc rà soát, chuẩn hóa, thống nhất các khái niệm, thuật ngữ, các từ ngữ chuyên dùng liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện thông qua nội dung, khái niệm, thuật ngữ, từ ngữ liên quan. Tuy nhiên, một số khái niệm, thuật ngữ có nội hàm còn chung chung, nội dung chưa thực sự đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hoặc chưa có tính bao quát, do đó khi thực hiện sẽ thiếu thống nhất, khó kiểm soát. Vì vậy, cần rà soát để tường minh hóa, thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm, thuật ngữ, các từ ngữ chuyên dùng liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là việc cần thiết, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; khẳng định sự vận dụng sáng tạo, đúng đắn của Đảng ta trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Việc tường minh hóa, chính xác hóa các khái niệm, thuật ngữ, các từ ngữ chuyên dùng sẽ làm cơ sở, thước đo chuẩn mực giúp công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch đạt hiệu quả cao hơn.
Hai là, trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần sử dụng ngôn ngữ phổ thông, đại chúng: sử dụng từ ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, chính xác kết hợp với sự diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, trọng tâm, trọng điểm giúp quần chúng nhân dân tiếp nhận thông tin dễ dàng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.
Trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần sử dụng ngôn ngữ phổ thông, đại chúng gần gũi với đời sống thường nhật, giúp cho việc tiếp nhận thông tin của quần chúng nhân dân được thuận lợi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng(2). Cần sử dụng từ ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, chính xác để quần chúng nhân dân dễ dàng tiếp nhận, hiểu đúng thông tin, vấn đề. Việc sử dụng từ ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, chính xác cũng có nghĩa là không thể xuyên tạc, suy diễn khác được vì nó đã quá rõ ràng, chính xác.
Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, đại chúng trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, trọng tâm, trọng điểm giúp quần chúng nhân dân dễ tiếp nhận, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, tiết kiệm thời gian. Tính phổ thông, đại chúng của ngôn ngữ còn được thể hiện ở chỗ người làm công tác tuyên truyền cần biết “phiên dịch” ngôn ngữ hàn lâm, ngôn ngữ chuyên gia sang ngôn ngữ của công chúng rộng rãi. Tính phổ thông của lời nói đảm bảo cho thính giả hiểu được, tiếp thu được những vấn đề phức tạp, thu hút người nghe hướng vào tiếp nhận những tư tưởng mới của người tuyên truyền”(3). Vì vậy, ngôn ngữ tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần thể hiện và phát huy tính phổ thông hóa, tính đại chúng. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ tuyên truyền, đồng thời là một trong những giải pháp góp phần thực hiện việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đạt hiệu quả cao hơn.
Ba là, cần cung cấp, chia sẻ thông tin một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng và kịp thời.
Các thế lực thù địch, phản động dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá công cuộc đổi mới của chúng ta, chúng bịa đặt trắng trợn, làm lẫn lộn thật - giả, đúng - sai, hoặc chỉ đưa một phần của sự thật, “loại thông tin xuyên tạc này hay “tung hỏa mù” làm cho thế hệ trẻ ít hiểu biết và một bộ phận quần chúng nhân dân không có thông tin đầy đủ dễ tin và dễ bị lừa bởi sự mù mờ, không rõ ràng”(4).
Để vạch trần chân tướng và vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc của các thế lực thù, phản động, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần cung cấp, chia sẻ thông tin một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng và kịp thời. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác tuyên truyền và cũng là tính chất đặc trưng của ngôn ngữ tuyên truyền, đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời, thường xuyên, chính xác, đầy đủ, rõ ràng và đơn nghĩa sẽ là cơ sở giúp người tiếp nhận có căn cứ đối chứng với những thông tin nửa vời, thông tin sai sự thật. Tránh đưa thông tin nửa vời, đa nghĩa, mơ hồ giúp quần chúng nhân dân tiếp nhận thông tin đầy đủ, từ đó có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về vấn đề, tránh được những hiểu nhầm, hiểu sai. Đó cũng chính là cơ sở để chúng ta đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các luận điệu xảo trá, quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn là, khi cung cấp, chia sẻ thông tin cần phải gắn với ngữ cảnh, bối cảnh của thông tin, sự kiện, sự việc để người tiếp nhận thông tin có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, đúng đắn về vấn đề, sự kiện.
Nhân tố ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp chi phối mạnh mẽ đến quá trình giao tiếp, là căn cứ quan trọng để tiếp nhận, lĩnh hội chính xác nội dung, ý nghĩa của thông tin, thông điệp. Do đó, trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngoài việc phải đưa thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, kịp thời và đơn nghĩa cần phải gắn với ngữ cảnh, bối cảnh của thông tin sự kiện, sự việc để người tiếp nhận có cái nhìn toàn diện, đúng đắn. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng và kịp thời, gắn với ngữ cảnh, bối cảnh của thông tin, sự kiện, sự việc sẽ tạo được hiệu ứng tích cực đối với người tiếp nhận thông tin. Khi tiếp nhận, nếu thông tin không đầy đủ, mập mờ và thiếu vắng ngữ cảnh, bối cảnh, quần chúng nhân dân sẽ có phản ứng cảnh giác, phòng ngừa tin giả, thông tin xấu độc, từ đó thực hiện việc kiểm chứng thông tin. Đây là một trong những giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm, sai trái thù địch.
Năm là, cần đa dạng hóa ngôn ngữ, đa dạng hóa các kênh và cách thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch.
Trên mặt trận tư tưởng, các thế lực thù địch, phản động dùng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếp Pháp, tiếng Trung,… làm công cụ tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì thế, chúng ta cũng cần có kế sách tương ứng, xây dựng các bài viết, bài nói nhằm “ứng chiến” kịp thời. Với phương châm, các thế lực thù địch, phản động dùng ngôn ngữ gì để tấn công, chúng ta sẽ dùng chính ngôn ngữ đó để đấu tranh phản bác. Việc đa dạng hóa ngôn ngữ chính là đa dạng hóa phương tiện, công cụ đấu tranh ngăn chặn các tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng ta, bảo vệ thành quả sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đa dạng hóa ngôn ngữ tuyên truyền, đa dạng hóa các kênh thông tin, thể loại, cách thức, phương tiện tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là giải pháp cần thiết để thực hiện hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Sáu là, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nòng cốt, chuyên sâu, đội ngũ những người kiểm duyệt thông tin từ các bài viết, bài nói. Năng lực ngôn ngữ gồm năng lực sử dụng ngôn ngữ, sản sinh, sáng tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ và năng lực tiếp nhận, kiểm duyệt thông tin từ các bài viết, bài nói.
Tư tưởng, quan điểm của chủ thể giao tiếp được gửi gắm trong các sản phẩm ngôn ngữ bài viết/ nói thông qua việc “mã hóa” bằng phương tiện ngôn ngữ. Với những cách viết, cách nói trực tiếp, người nghe, người đọc rất dễ nhận biết tư tưởng, quan điểm của chủ thể giao tiếp. Song đối với những cách viết, cách nói ẩn dụ “bóng gió” mập mờ, ám chỉ có chủ đích, hàm chứa tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch thì người tiếp nhận khó nhận biết hơn. Để nhận diện và đấu tranh với các tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, những chiêu bài, luận điệu xuyên tạc, những thủ đoạn tinh vi, thâm độc tiềm ẩn trong những cách nói, cách viết có tính chất ám chỉ, ẩn khuất trong những “mạch ngầm” được che đậy bởi những lớp ngôn từ mỹ miều, đòi hỏi người tiếp nhận, kiểm duyệt thông tin cần có “bộ lọc ngôn ngữ” sắc sảo, nhạy bén. Đó chính là năng lực ngôn ngữ tinh tế, bộ óc nhạy cảm kết hợp với sự làm việc khoa học và nghiêm túc, cẩn trọng của đội ngũ cán bộ kiểm duyệt thông tin. Tuy nhiên, công việc kiểm duyệt, nhận diện này cần tiến hành một cách thận trọng, tránh phiến diện “cực đoan”, suy diễn dẫn đến “quy chụp” thiếu cơ sở, căn cứ.
Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm duyệt thông tin chính là trang bị cho đội ngũ này công cụ đấu tranh sắc bén, hiệu quả để họ phát huy và nâng cao năng lực kiểm duyệt, nhận diện, phản bác các bài viết, bài nói có tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động, thù địch. Nâng cao năng lực nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chính là việc nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây chính là ý nghĩa, sự cần thiết của việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch.
Bảy là, cả hệ thống chính trị của chúng ta cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ của quần chúng nhân dân, để nhân dân có thể nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động.
Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ cho quần chúng nhân dân - công chúng tiếp nhận thông tin. Chẳng hạn, giúp quần chúng nhân dân cập nhật, lĩnh hội các từ ngữ, thuật ngữ mới, từ ngữ, thuật ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu như: tên miền, ngôn ngữ công nghệ, ngôn ngữ mạng Internet,... Nhận diện các nguồn tin chính thống, như tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước được cấp phép hoạt động với tên miền “.vn”. Phân biệt với các tên miền của nước ngoài hoặc giả mạo các trang web cá nhân, tổ chức như: “.com, .net, .org, .inf, .bi”. Nhận diện thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng “danh nghĩa của các tổ chức “phi chính phủ”, các hoạt động “từ thiện” để lập Quỹ đầu tư phát triển Mỹ (USAID), Quỹ hỗ trợ dân chủ nhân quyền (NDI), Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED),… để hỗ trợ cho các tổ chức phản động, tiến hành chống phá, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Trung tâm Asia, Chantroimoi media, Dan-lambao, Tiếng Dân News… thường đăng tải các thông tin, bài viết xuyên tạc tiểu sử Hồ Chí Minh, nói xấu về nguồn gốc xuất thân của Người…”(5).
Việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ cho quần chúng nhân dân có ý nghĩa quan trọng, thiết thực. Nâng cao năng lực ngôn ngữ chính là nâng cao năng lực nhận diện và đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch ẩn khuất trong những cách nói, cách viết mập mờ, nước đôi, đa nghĩa; từ đó nâng cao sức “đề kháng”, tạo cơ chế “miễn dịch” với thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch; tiếp nhận thông tin chính thống, đầy đủ và hữu ích. Đây là giải pháp lâu dài, thiết thực trong công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn, đẩy lùi các quan điểm, sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Tám là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các phần mềm công nghệ sử dụng tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng để “quét” - kiểm duyệt thông tin có hiệu quả.
Trên lĩnh vực tư tưởng, để chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, các thế lực thù địch, phản động đã phát tán, truyền bá số lượng lớn các tài liệu, ấn phẩm bài viết, bài nói có nội dung phản động, thù địch bằng nhiều con đường, phương tiện khác nhau. Ngoài tiếng Việt, chúng còn dùng một số ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,… làm phương tiện chống phá, tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phần mềm công nghệ sử dụng tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng để quản trị, “quét” - kiểm duyệt thông tin nhằm nhận diện và đấu tranh phản bác, ngăn chặn thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch phát tán, len lỏi trong các bài viết, bài nói. Ứng dụng các phần mềm công nghệ để kiểm duyệt và thanh lọc thông tin xấu độc tương tự như việc ứng dụng phần mềm công nghệ kiểm duyệt thông tin trùng lặp trong nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm duyệt các bài viết, bài nói được thuận lợi, đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch đạt kết quả tốt.
3. Kết luận
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân ta. Từ giác độ phương tiện ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy, để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch cần thực hiện một số giải pháp như: chuẩn hóa, thống nhất hệ thống khái niệm, thuật ngữ, từ ngữ chuyên dùng liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, đại chúng với từ ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, chính xác gắn với sự diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, trọng tâm, trọng điểm nhằm giúp quần chúng nhân dân tiếp nhận thông tin dễ dàng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. Cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, kịp thời và gắn với ngữ cảnh, bối cảnh của thông tin, sự kiện, sự việc để người tiếp nhận thông tin có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và đúng đắn. Đồng thời tạo dựng thói quen, nguyên tắc kiểm chứng tính xác thực của thông tin và xuất xứ nguồn tin. Hơn nữa, cần đa dạng hóa ngôn ngữ, đa dạng hóa kênh thông tin, cách thức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta; đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch.
Trong công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực ngôn ngữ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, kiểm duyệt thông tin và quần chúng nhân dân, giúp họ nhận diện và đấu tranh phản bác, ngăn chặn có hiệu quả với thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng phần mềm công nghệ sử dụng tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng để “quét”- kiểm duyệt thông tin, nhận diện các âm mưu, thủ đoạn, quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ góp phần tạo cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái thù địch đạt hiệu quả cao hơn./.
______________________________________
(1), (4) Mai Đức Ngọc (chủ biên, 2021), Định hướng, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.73, 233.
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H., T.5 tr.191.
(3) Lương Khắc Hiếu (2005), Kỹ năng tuyên truyền miệng, Nxb. Chính trị quốc gia, H.,(/bantuyengiao/2251/30854/47698/134106/Nghiep-vu-cong-tac-tuyen-giao/KY-NANG-TUYEN-TRUYEN-MIENG.aspx)
(5) Quản Văn Sỹ (2021), Vai trò của giáo dục lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số 11.2021, H., tr.17.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận