Sử dụng thông tin từ mạng xã hội để sáng tạo tác phẩm báo điện tử
Bài viết đi tìm một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo điện tử ở Việt Nam hiện nay qua góc nhìn quản lý báo chí.
Vai trò quan trọng
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (Cách mạng 4.0), mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội. Cùng với sự phát triển của Internet, không gian mạng xã hội ngày càng được phát triển. Các mạng xã hội ra đời thời gian qua đã trở thành nguồn thông tin quan trọng, là nơi tập hợp đông đảo công chúng với khả năng tương tác lớn.
Tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống. Chỉ tính riêng mạng Facebook đã thu hút được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Trước đây, báo chí thu thập thông tin qua các kênh chính thống, chẳng hạn như thông cáo báo chí, tuyên bố từ cơ quan chức năng hay doanh nghiệp, hoặc thông qua các nguồn tin riêng, nhưng hiện tại không một nguồn tin nào so sánh được với mạng xã hội về tốc độ. Thậm chí có những văn bản được cấp có thẩm quyền ký ban hành khi chưa đến tay bên nhận thì bản chụp đã xuất hiện trên mạng xã hội. Vì thế, mạng xã hội đang trở thành một nguồn tin quan trọng đối với báo chí. Tốc độ chính là ưu điểm đầu tiên.
Khi có một vấn đề xảy ra, có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn trên mạng xã hội, không chỉ ở một khu vực nhất định mà từ nhiều địa phương khác, thậm chí trên thế giới. Có thể chỉ là những thông tin đơn giản cho đến những thông tin mang tính chuyên môn cao, vì nhiều người có kiến thức sẵn sàng đóng góp ý kiến. Báo chí, đặc biệt là báo điện tử, có thể thu thập thông tin trực tiếp từ mạng xã hội: Một vụ cháy, một vụ tai nạn, kẹt xe được đưa lên các group có đông đảo thành viên có thể là nguồn tin trực tiếp.

Vấn đề đặt ra
Hiện nay, tham gia vào mạng lưới truyền thông không chỉ có các cơ quan thông tin đại chúng được cấp phép mà còn có các trang mạng xã hội, những người thường xuyên sử dụng Facebook, YouTube, Twitter... Điều này sẽ tạo ra lợi ích lớn nhưng cũng gây hệ lụy không nhỏ.
Khi công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội ra đời cùng các thiết bị di động được sử dụng cũng là lúc tin giả bùng phát mạnh mẽ. Tin giả là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung và được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Thực tế cho thấy, mức độ ảnh hưởng tạo làn sóng đáng nghi, sai lệch và có tính chất lôi kéo dư luận của loại tin này là không hề nhỏ.
Thống kê về tin giả xuất hiện trên báo chí thời gian qua có thể thấy, nguyên nhân chính xuất phát từ quá trình thẩm định thông tin của một số báo còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, bỏ qua quy trình xác minh thông tin.
Xu hướng chạy theo sự kiện để đưa tin nhanh khiến nhà báo sẵn lòng liều mình “nhắm mắt đưa tin” khi chưa chắc chắn về bản chất của sự kiện. Hậu quả của sự không chắc chắn về nguồn tin này là thông tin lên báo sai sự thật. Việc dễ dãi khai thác thông tin trên mạng xã hội để đưa tin, coi đó là nguồn tin dồi dào, nhất là ở lĩnh vực giải trí khiến nhiều báo mắc sai sót.
Những vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, liên quan tới vấn nạn tin giả, cho thấy cách thức thông tin thiếu trách nhiệm đã trở thành mối nguy đối với xã hội nói chung, cần phải có cách đối phó hiệu quả hơn. Pháp luật đã có quy định về hình phạt đối với hành vi thông tin và phát tán tin giả, thông tin nhằm mục đích vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức.
Đã có nhiều người bị phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự về hành vi này nhưng cho tới nay, việc thông tin và tiếp tay lan truyền thông tin độc hại, tin giả vẫn không thuyên giảm. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Mặc dù các cơ quan báo chí đều có quy trình kiểm chứng nguồn tin, trải qua nhiều bước kiểm duyệt, nhưng tin giả vẫn lọt qua hàng rào bảo vệ để hiện diện trên báo.
Có thể kể đến những vụ tin giả tiêu biểu trên báo chí như: Vụ siêu xe dưới gầm giường ở Cần Thơ (thực chất là xe mô hình); Vụ nữ xế lái xe Lexus đâm chết nạn nhân ở ngã tư Hàng Xanh (TP Hồ Chí Minh) được báo chí đưa tin là giám đốc ngân hàng nhưng thực tế không phải; Vụ nam sinh lớp 10 và cô giáo vào nhà nghỉ ở Bình Thuận mà nam sinh bị báo chí đưa lên báo thực chất không phải nhân vật chính...
Điều đáng nói, nhiều tin giả xuất hiện trên báo chí thời gian qua có nguyên nhân do phóng viên, nhà báo khai thác nguồn tin từ mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp, trích dẫn các nguồn tin không chính thống, không rõ nguồn gốc.

Một số giải pháp
Thứ nhất, báo điện tử phải định hướng thông tin trên mạng xã hội
Trong một diễn đàn bên lề sự kiện Đại hội đồng Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội vừa qua, ông Aidan White, Giám đốc mạng lưới “Đạo đức báo chí” nói: “Trên Facebook ai cũng có thể nói bất cứ thứ gì mình muốn, nói thế nào cũng được, thậm chí khiêu khích. Họ không cần xin lỗi, cũng không cần nghĩ là mình đang làm tổn thương ai đó, nhưng báo chí thì không vậy. Chúng ta có những nguyên tắc, những giá trị của mình. Đó là sự tôn trọng chính xác, sự công bằng, tính nhân văn. Chúng ta biết xin lỗi nếu làm sai. Điều đó khiến báo chí khác hoàn toàn những trang mạng xã hội”.
Lời phát biểu của ông Aidan White đã cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa báo chí và mạng xã hội. Nó đặt ra vấn đề: Báo chí phải giữ thế chủ động thông tin chính xác và định hướng những thông tin chưa chính xác trên mạng xã hội. Trong các loại hình báo chí chính thống, báo điện tử có độ tương tác cao nhất. Hơn nữa, nó cũng dựa trên nền tảng mạng Internet như mạng xã hội cũng như thường xuyên có sự tác động qua lại. Do đó, việc định hướng thông tin trên mạng xã hội dĩ nhiên là trọng trách của báo mạng điện tử.
Thứ hai, giữ vững định hướng, tuân thủ nguyên tắc cơ bản của nghề báo
Những nguyên tắc cơ bản của thông tin báo chí như: Chân thực, khách quan, nhân văn, hấp dẫn... phải được tuân thủ để tránh xảy ra tình trạng khai thác thông tin “giật gân”, “câu khách” trên mạng xã hội. Tóm lại, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của nghề báo cũng như tôn chỉ, mục đích của trang báo chính là “bức tường bảo vệ” hiệu quả báo điện tử trước sự tấn công của những thông tin xấu trên mạng xã hội, mặt khác vẫn giúp báo mạng khai thác được những thông tin bổ ích trên mạng xã hội.
Những người làm báo cần nắm vững 6 bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, đó là: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; Chọn đề tài cho tác phẩm; Thu thập và khai thác thông tin; Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; Duyệt và xuất bản; Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi.
Bước quan trọng là thu thập và xác minh thông tin từ mạng xã hội không thể làm qua loa vì đây là khâu dễ dẫn tới sai sót trước khi đưa vào tác phẩm báo chí, đăng lên các trang báo điện tử. Hiện tại, ở một số báo điện tử thường gộp buớc tìm hiểu, thu thập và khai thác thông tin. Điều này đòi hỏi người làm phải có trình độ nghiệp vụ tốt, thành thạo công việc, đồng thời thực hiện thao tác thu thập, phân loại và sử dụng các tài liệu hình ảnh, video, âm thanh cần thiết.
Thứ ba, nhà báo phải bảo đảm nguyên tắc đạo đức và tính văn hóa trong việc lựa chọn khai thác thông tin
Bên cạnh các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thì các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng vô cùng cần thiết với mỗi nhà báo. Cố nhà báo Hữu Thọ từng chia sẻ: “Rất nhiều nhà báo hiện thời lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt song cũng có nhiều bất cập”.
Bất cập ở chỗ, mạng xã hội là con dao hai lưỡi trong hoạt động nghiệp vụ của nhà báo. Nếu thiếu đi sự “nhạy cảm nghề nghiệp” cần thiết, nhà báo có thể khai thác những thông tin sai trên mạng xã hội, làm mất lòng tin của độc giả.
Vì vậy, nhà báo phải luôn tôn trọng sự thật, xây dựng niềm tin cho công chúng bằng chính đạo đức của mình trong công việc; cẩn trọng trong lựa chọn nguồn tin trên mạng xã hội, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tác nghiệp./.
_________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 31.8.2020
Nguyễn Chiến Thắng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Cuốn phăng luận điệu xuyên tạc, sáng bừng hào khí Đại lễ - Bài 1: Quét “rác” bằng tư duy biện chứng
Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; kiều bào yêu nước và bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp thế giới. Tầm ảnh hưởng tích cực và sức lan tỏa mạnh mẽ của các hoạt động kỷ niệm khiến các thế lực thù địch và những đối tượng phản động cay cú, tăng cường thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, chống phá...
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
Tại Việt Nam, công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói (Text-to-Speech, viết tắt - TTS) được nhiều báo điện tử sử dụng để tạo thêm kênh (channel) tiếp nhận cho độc giả. Như một “trợ lý ảo” (tên gọi khác của các phần mềm được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo có thể hỗ trợ con người thực hiện các nhu cầu cá nhân), việc “đọc báo thay” công chúng - trong đó bao gồm các nhóm đặc thù, sẽ giúp họ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Bình luận