Viết phóng sự dễ hay khó
Khó lắp ráp thành phóng sự
Có lần, tại Hà Nội, tôi được nghe một nhà báo trẻ kể một đề tài phóng sự tại thị trấn vùng mỏ than phía Bắc bị chìm lắng trong quên lãng và bụi than. Nghe xong, tôi mường tượng ra câu chuyện thú vị của nội dung phóng sự đó. Tôi hào hứng giục anh bạn trẻ “viết nhanh đi, hay đấy”. Cùng là đồng nghiệp thân thiện, bạn nhà báo thủ thỉ: “Em đi về hơn tuần nay. Thích lắm nhưng viết mãi chưa ra. Các chi tiết mình đã tìm hiểu kĩ càng rồi nhưng giờ lắp ráp thành một cái phóng sự sao khó thế”.
Có lần, một nhà báo trẻ khác nhắn tin cho hay, đang đi viết phóng sự. Mấy ngày sau tôi hỏi: “Phóng sự đâu, viết hay không”. Anh bạn bảo: “Đang cày, vài ngày nữa là xong”. Vài ngày sau, tôi hồi hộp đọc trang phóng sự này nhưng bài bị “đổ”. Bởi nó không thành một phóng sự theo nghĩa “đặc sản”. Đọc chỉ thấy chi tiết nghèo nàn, lạc lõng, mỏng, nhạt lại không có “nhựa” kết dính. Nội dung bài viết không cho thấy lao động của một nhà báo đi săn lùng những chi tiết và “mảng, miếng” để làm nên một phóng sự thật sự. Tôi rút kinh nghiệm ngay với anh bạn trẻ về cách đi, cách hỏi, cách ghi chép như thế nào thì phóng sự mới có thể “đứng” được.
Ngày trước, khi mới vào nghề báo ở tỉnh, cứ “tăm” được đề tài là mặc sức phóng bút. Nhưng, bài báo ấy chỉ dùng cho báo của cơ quan mình. Mãi về sau, khi cộng tác với tờ báo lớn, sau khi đọc bài, biên tập viên của báo này gọi điện nhắc ngay: “Sao viết thế này mà không viết thế kia. Bỏ đoạn này đi, viết thêm đoạn này nhé”. Một lần khác, họ gọi điện bảo tôi: “Đi viết cái vụ con chó lửa bị bắt, đang được các chuyên gia ở rừng Pù Mát cứu hộ đi. Chỉ cần đến nơi, trả lời được mấy câu hỏi a,b,c là có phóng sự rồi”. Chỉ một số lần như thế, tôi mới biết cách nhìn ra đề tài phóng sự và hiểu cách viết “món đặc sản” này.
Nhưng thực tế không phải nhà báo nào cũng có thể “hoá” nhanh được. Có người đã vào nghề hơn 10 năm hoặc cả đời làm báo nhưng vẫn không cho thấy khả năng viết phóng sự. Không say mê, không tự tin, ít nghĩ suy tìm tòi, ít đi thì không thể đến được với thể loại “khó nhằn” này. Một yêu cầu quan trọng nữa, là nhà báo muốn viết phóng sự thì anh phải tự trả lời một câu hỏi xem ra thật đơn giản: Bản thân anh có tư chất, năng khiếu viết phóng sự hay không?
Cái lõi của phóng sự
Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều thể loại phóng sự dài, ngắn khác nhau tuỳ theo chức năng, đặc thù của từng cơ quan báo in hay báo hình. Nhưng chắc chắn, tiêu chuẩn của một phóng sự “đặc sản” phải rất nghiêm ngặt. Đầu tiên là đề tài, thứ đến là người viết. Đề tài có “hot”, có “chất”; người viết có tay nghề cao thì sức lay động dư luận xã hội do phóng sự đem lại sẽ lớn.
Thực tế cho thấy, các tờ báo thương hiệu, có lượng bạn đọc đông thường cân nhắc kĩ lưỡng về đề tài phóng sự sắp xuất hiện trên trang báo của họ. Họ xem đó là một nguyên tắc bất di, bất dịch. Một câu hỏi luôn được họ cân nhắc trước một phóng sự, lợi ích phía sau đề tài phóng sự đó là gì. Lợi ích đó phục vụ đông đảo bạn đọc, công chúng của xã hội như thế nào. Đề tài phóng sự của họ được đòi hỏi nghiêm ngặt đến mức: Viết để làm hại một ai đó và viết vì cái “mùi” thương mại của một ông, bà giám đốc đó đều bị thải loại.
Những đề tài phóng sự độc đáo không xuất hiện quanh quẩn bên bàn viết của nhà báo. Đề tài hay có thể do anh tìm thấy khi đọc báo, xem ti vi nhưng cũng có khi do bạn đọc cung cấp. Hãy nắm chắc nguồn tin “hé mở một đề tài phóng sự đó” để tiếp tục “săn mồi” cho dù nó ở đâu.
Người viết phóng sự giống như con chim gõ kiến dùng cái mỏ dài, nhọn và sắc lẹm của mình để mổ như đục vào cây gỗ khi cần săn mồi là những con côn trùng đang ẩn nấp trong đó. Người viết phóng sự phải có đức tính kiên nhẫn của con chim gõ kiến khi dùng cái mỏ vốn dĩ để ca hót, gọi bầy nay được dùng vào việc khai phá từng lớp lang thớ gỗ để bắt bằng được con mồi. Phóng sự chính là cách tái hiện cách khai phá những lớp lang từ thớ gỗ ấy bằng những chi tiết, câu chuyện đắt giá xung quanh nó qua tài năng tái tạo của người viết. Tất cả những thực tế này phải được viết chân thực, giản dị, rõ ràng với “phông” của ngôn ngữ phóng sự. Mục đích cuối cùng của trang phóng sự là đem đến cho bạn đọc những nhận biết về không khí đời sống, sự kiện đang diễn ra khiến họ quan tâm nhưng không thể đi đến được.
“Nghiện” phóng sự
Các cây bút phóng sự thừa khả năng “đọc” thấy những đề tài đắt giá chợt hiện lên trong mọi diễn biến của cuộc sống thường ngày. Họ lướt mắt qua tít một phóng sự hoặc sapo mở đầu bài báo, biết tầm cỡ phóng sự đó như thế nào, ở mức nào.
Hầu hết các cây bút phóng sự không thể buông bút trước một đề tài hấp dẫn đến mê mệt cho dù khó khăn cản trở đến mấy.
Mới đây, đọc phóng sự ba kì “Thế giới hổ ở bản Phôn Phen” khởi đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam từ ngày 3/4/2020, chúng tôi hiểu nhà báo này phải vào đủ loại vai tại Lào để thâm nhập đường dây buôn bán hổ, nấu cao hổ với vô vàn gian nan, phức tạp tứ bề mới viết nổi một loạt bài phóng sự “hóc hiểm” như vậy.
Tại loạt phóng sự này, từ việc một số đại gia mua con hổ “bố, mẹ” để giết thịt nấu cao, tác giả dẫn dắt người đọc vào một thế giới loài hổ hiện hình ngay trong một trang trại hổ. Trong trang trại này, một thế giới của hổ đực, hổ cái, hổ sơ sinh, hổ sinh sản, hổ “bố, mẹ”, hổ nấu cao với vô vàn câu chuyện buôn hổ qua biên giới và chuyện vụ án về loài hổ, chuyện cao hổ thật, cao hổ dởm, chuyện nhìn thấy con hổ thật để nấu cao nhưng hàm lượng cao hổ như thế nào so với giá cả hàng chục triệu đồng/lượng cao…
Nhắc tới câu chuyện này mới hay, nếu không có thể loại phóng sự thì khó ai biết được thế giới loài hổ đang diễn ra như thế nào. Và, ý nghĩa của cụm từ “phóng sự đặc sản” vì sao lại sinh động đến như vậy./.
_______________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 06.10.2020
Vũ Toàn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận