Viết báo Tết
Báo Tết viết gì?
Thường, những tờ báo có thương hiệu với lượng bạn đọc lớn, nội dung báo Tết được viết theo chủ đề do Ban biên tập bàn luận, định hướng. Định hướng đó được Toà soạn thông báo tới tất cả anh em phóng viên, biên tập viên tại các phòng ban chính trị xã hội, văn hoá, kinh tế…
Tâm lý phóng viên ai cũng mơ tác phẩm của mình “lọt” vào số báo Tết. Bởi đây không chỉ là số báo gộp của nhiều số báo để đón Tết mà còn hội đủ “anh tài”, là những cây bút tăm tiếng của một tờ báo xuất hiện trên những trang giấy đẹp giữa không khí Tết. Nhưng xin nói, viết báo Tết cũng bộc lộ năng khiếu riêng của từng nhà báo. Có nhà báo chuyên viết phóng sự, kí sự suốt năm này qua năm khác nhưng không dễ “chạm” được báo Tết mà phải “ngậm ngùi” lật giở từng trang “giai phẩm” để chiêm nghiệm.
Tôi cũng từng nhiều phen ngồi chiêm nghiệm như thế, xem đồng nghiệp viết cái gì, viết như thế nào để “sánh vai” với những cây bút trong và ngoài toà soạn. Mới hay, báo Tết đòi hỏi những đề tài độc, lạ và riêng của nó, không như dạng đề tài thường gặp trên nhật báo. Đó là loại đề tài mang tính gắn kết với những câu chuyện thời sự đã xuất hiện trên mặt báo, ăn nhập vào tâm trí của bạn đọc trong một năm qua. Nhưng lúc này, bài báo vẫn không được cũ trong câu chuyện, nhân vật của Tết thay vì đề tài phải mới mẻ, cô đọng và gợi nhớ những câu chuyện thời sự của năm. Đây là bí quyết làm nên một “giai phẩm” đẹp của báo Tết.
Một loại đề tài khác về cuộc sống, con người, xã hội nhưng cũng phải “đắc địa”, đủ sức thu hút tâm trí bạn đọc, làm cho “giai phẩm” thêm đa dạng, phong phú.
Có một số tờ báo lại nghiêng về những câu chuyện do những người nổi tiếng viết. Đề tài báo Tết của họ là mở như xuân sắc của mùa tết đang về. Miễn rằng, tác giả bài báo là người nổi tiếng hoặc viết về người nổi tiếng đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Có tờ báo nghiêng về những phát hiện, tìm tòi về con giáp của năm. Có tờ báo đăng nhiều thơ Tết và truyện ngắn… Nhưng có một điều chung nhất, là tất cả tờ báo Tết đều có những tác phẩm xứng tầm, phản ánh sinh động vấn đề thời sự lớn lao của Đất nước đã và đang trải qua.
Năm con Trâu nhớ chuyện viết báo Tết năm con Ngựa
Vì mơ viết được một bài báo Tết, cuối năm 2013 chuẩn bị viết báo Tết năm con Ngựa (Giáp Ngọ, 2014) tôi sang huyện Mường Pẹt, tỉnh Xiengkhuang (Lào) viết về một thanh niên làm giàu bằng nghề nuôi ngựa nổi tiếng của tỉnh này. Đây là nhân vật tôi biết được sau mấy đợt đi quy tập mộ Liệt sĩ cùng bộ đội quy tập thuộc Bộ Chỉ huy quân sự Nghệ An tại Xiengkhuang.
Hôm đó, trên con đường đất đỏ dẫn tôi vào bản Păn, huyện Mường Pẹt tâm trạng tôi đang háo hức về một bài báo Tết, thấy những đàn ngựa đang cặm cụi gặm cỏ trên cánh đồng bàng bạc dưới chân dãy núi xa mờ. Hỏi mấy anh em quy tập mộ Liệt sĩ được biết đó là “tài sản thả rông” của Đin “ngựa”- một chàng trai bản Păn mới 36 tuổi.
Bước chân tôi như lạc vào mênh mông đàn ngựa bạch, trắng, nâu, đen, tía của Đin khắp bốn phía cánh đồng. Đin bảo: “Ta có 250 con ngựa đang đi ăn tại nhiều cánh đồng khác bởi cánh đồng này người Trung Quốc vào dựng nhà máy chế biến thuốc lá và bao thầu hết đồng cỏ chăn ngựa rồi”. Đin cầm cái bao bóng không huơ lên trời cùng tiếng gọi ngựa nghe trầm như tiếng ru: “Hờ...hờ...hờ...” (tiếng Lào “hờ” có nghĩa là cho). Đàn ngựa tung vó bụi từ những ngả đồng xa tít tắp chạy về vây quanh nơi Đin đứng, ngửi bao bóng, liếm vào bàn tay ông chủ rồi thẫn thờ quay đi. Đin bảo “ngựa biết ta lừa cho muối nên bỏ đi đấy, thường thì sáng dậy ngựa theo đàn đi ăn, 20 giờ là kéo về nhà ta ăn muối rồi lại ra đồng gặm cỏ suốt đêm”. Nhìn những con ngựa bạch tung bờm như kiêu hãnh với vẻ đẹp hiếm có bởi toàn thân trắng toát như bông của mình bên chú ngựa trắng mịn phần thân nhưng cái bờm màu nâu đậm cũng không chịu nằm yên trên cổ ngựa cùng với cái đuôi màu tía khiến tôi hình dung đồng cỏ như một bãi chiến trường nơi những chú ngựa vắng kỵ binh vừa gặm cỏ vừa rong chơi.
Đin kể, ngày xưa thấy người ta cưỡi ngựa đi rượt trâu bò hoặc “chở” con đến trường học nên thích lắm. Một lần, Đin xin cưỡi thử rồi mê cưỡi ngựa luôn. Năm 13 tuổi Đin đã có ý định nuôi ngựa để thồ lúa, ngô đi bán. Năm 1990 khi 16 tuổi, Đin mua bảy con ngựa của dân bản Lào Sủng về nuôi nhưng bị bố mẹ nạt vì ngựa không kham được nhiều việc như trâu bò, thịt lại ít người ăn. Sau bố mẹ là người yêu Đin cũng chê vì nhiều khi con ngựa “không giữ ý tứ”. Thế là năm 1996 Đin phải bán. Nhưng bán một con được 1 triệu kíp (gần ba triệu đồng tiền Việt) thì mua được bảy con ngựa nhỏ khác. Đin thấy lãi nên về bàn với bố mẹ xin nuôi nhưng vẫn bị bắt bán. Đin bán sáu con, một con nhỏ còn lại không ai mua, cho thì tiếc nên để lại. Không ngờ con ngựa này lại sinh sản tốt. Đin sang Thái Lan chọn mua thêm ngựa đực to về phối giống. Từ đó, mỗi năm đàn ngựa cứ tăng dần. Thời điểm nhiều nhất Đin có 600 con ngựa. Đin bảo: “Lúc thấy dân buôn ngựa các tỉnh Hủa Phăn, Sầm Nưa từ phía bắc Lào vào mua bố mẹ vui rồi. Mấy năm gần đây người Mông Việt (người Mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) sang mua ta bán cũng nhiều. Một con nặng một tạ bán giá 2,5 triệu kíp (tương đương bảy triệu đồng tiền Việt). Riêng ngựa bạch 1,5 tạ có giá 20.000 USD vì ngựa bạch rất hiếm. Trong đàn ngựa 250 con chỉ có tám con ngựa bạch, 50 con ngựa trắng. Ngựa trắng thì chỉ nhỉnh giá hơn ngựa nâu, đen và tía”.
Từ đồng ngựa, Đin mời tôi về nhà thăm trên chiếc xe Vigo bán tải bóng loáng. Đin cho hay vừa bán 146 con ngựa để mua xe này. Đin phấn chấn bởi đây là chiếc xe thứ ba Đin tậu được từ nghề nuôi ngựa. Một xe tải dùng chở lúa và ngựa đi bán, một xe 12 chỗ ngồi dùng kinh doanh vận tải (chở khách) còn xe mới dùng đi “thăm” ngựa khắp các cánh đồng. Theo Đin trong các giống nuôi, thì nuôi ngựa khỏe nhất vì ngày đêm cứ thả rông trên đồng hoặc trong rừng. Ngựa ăn cũng đơn giản, ngoài cỏ 250 con ngựa chỉ tốn 5kg cám trộn với 5kg muối mỗi ngày. Ngựa rất nhớ muối nên khoảng 20 giờ hàng ngày chỉ cần “hờ...hờ...hờ...” là ngựa về. Mỗi lần ngựa về ăn là dịp Đin kiểm đếm nhưng mỗi năm chỉ mất một vài con. Nuôi ngựa không sợ bị dịch bệnh, ít chết chỉ con nào gầy ốm quá thì phải tiêm để kích thích cho ngựa ăn. Trước ngôi nhà xây khá đàng hoàng nhìn ra đồng ngựa, Đin nói: “Giờ ai bán đất là ta mua hết để làm đồng cỏ. Có đồng cỏ mới phát triển đàn ngựa mạnh lên. Thế nên dân bản Păn quen gọi ta là Đin “ngựa” rồi. Tiếng Lào, “Đin” có nghĩa là “đất” chứ tên thật của ta là Phông sa vắt”. Thấy khách ngạc nhiên, Đin nói thêm: “Ta không phải là “Chầu Đin” (chủ đất) mà chỉ là Đin “ngựa” thôi”.
Trên đường trở lại thị xã Phuonsavan chúng tôi ghé nhà chị Bù Ly - Chủ tịch huyện Mường Pẹt để tìm hiểu thêm nghề nuôi ngựa của chàng trai Phông sa vắt. Chị Bù Ly trầm trồ: “Ồ, Phông sa vắt là ông chủ của trung tâm nuôi ngựa không chỉ của huyện Mường Pẹt mà của cả tỉnh Xiengkhuang. Ngoài nghề nuôi ngựa rất giỏi, cậu ta còn là cán bộ của Khệt (cụm 13 bản) của huyện đấy”.
Hành trình viết một bài báo Tết khá công phu, nhưng bài báo bị “rớt” khỏi số báo Tết năm đó. Tiếc ngơ ngẩn nhưng sau đó, từ đề tài này tôi lần ra đường dây nấu cao ngựa dỏm bởi cao ngựa nâu được “hô biến” thành cao ngựa bạch. Đổi lại bài báo Tết năm Giáp Ngọ (2014) - “Ông chủ trẻ và “những cánh đồng ngựa” ở Lào, tôi có phóng sự Ngựa “thẩm mỹ”, trên Tuổi Trẻ, ngày 19.3.2014./.
_______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 04.02.2021
Vũ Toàn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận