Tác nghiệp dài ngày trên biển
Cân bằng... chân
Là phóng viên Báo Biên Phòng, tôi xác định có 2 tiêu chí phải đạt được thì mới hoàn thành nhiệm vụ, đó là đi núi tốt và đi biển không say sóng. Đi núi thì đơn giản, nhưng để quen với biển cả là điều không hề dễ chịu và phải mất nhiều thời gian tập luyện cộng với sự cố gắng thì mới thành công. có chút kinh nghiệm, xin chia sẻ với đồng nghiệp.
Trước tiên, khi đi trên tàu cá để tác nghiệp, bạn phải quen với sóng gió. Đây cũng chính là chìa khóa, là điểm mấu chốt. Vì say sóng thì tất cả các thiết bị hiện đại mang theo trên người đều trở thành của nợ, không làm gì được. bạn nên nghĩ rằng, Việt Nam là quốc gia có hơn 1 triệu km2 biển. Đó cũng chính là một “đại dương” đề tài. Thật tiếc, nếu bạn không đủ sức ra biển. nhất là các phóng viên nam. Vì ngư dân thường kiêng cử phụ nữ đi trên tàu. bên cạnh đó, chiếc tàu gỗ nhỏ xíu mà có thêm một phụ nữ thì sẽ trở nên mất trật tự vì thiếu chỗ ngủ nghỉ, riêng tư.
Quay phim chụp ảnh thì phải thực hiện bước cân bằng trắng. Và đi biển thì phải cân bằng... chân. Khi đã quen với sóng gió và bắt đầu đi biển với ngư dân, bạn phải quen với thế cân bằng. Khi đứng thì hai chân choãi ra bằng vai. Hai đầu gối phải biến thành lò so, tự giùn hoặc thẳng chân theo nhịp lắc của tàu nhằm giúp cho phần từ hông trở lên luôn thăng bằng, máy quay không rung lắc quá mạnh và người không chao đảo. Khi bước lên tàu, nhảy tàu giữa biển, đứng trên thúng chèo... Bạn đều phải cân bằng chân để không ngã chúi xuống nước vì hụt chân, vì không cân bằng trọng lượng khiến thúng quay tròn. Mặc áo phao khi đi với ngư dân là điều không thừa. Vì bạn liên tục di chuyển từ trước ra sau tàu. Hành lang di chuyển là be gỗ hẹp, trong khi phải liên tục né người đi ngược chiều. Nên di chuyển phía bên hông không đặt ống khói. Vì ống khói nóng như thanh sắt đỏ. Khi bạn chới với mất đà và thò tay vào ôm ống khói thì càng dễ rơi xuống biển. bên cạnh cân bằng chân thì phải cân bằng về tinh thần. Càng lo sợ thì càng say sóng. Nếu bình thản thì cảm giác hết say sóng sẽ đến rất nhanh.
Tất nhiên, để cân bằng... chân, thì bạn phải ăn uống tốt, đừng say sóng mà liên tục bỏ bữa, khiến chân run. Kết thúc phần cân bằng này, tôi mách nước các bạn nên ăn một món tuyệt ngon. Đó là mực ống mới kéo lên còn tươi, đổ vào nấu với mì tôm. mực ngọt và dẻo quánh. Thật là tuyệt hảo!
Đừng muối... máy
Nhà báo Xuân Trường, Tạp chí Thủy Sản Việt Nam là một trong những nhà báo có thành tích đáng nể về đi tác nghiệp trên tàu cá ngư dân. Tôi nói về anh như một cách tôn vinh của cá nhân tôi với những nhà báo đã xả thân như vậy. Và tôi luôn dõi theo anh, cộng với sự trải nghiệm trên biển của mình để rút ra một kết luận: “Tuổi thọ của máy móc khi đã muối mặn sẽ kéo dài được bao lâu?”.
Sau hàng chục chuyến đi biển, nhà báo Xuân Trường kết luận rằng: “nó bị mát, bị lỗi nút bấm, không còn theo sự điều khiển của mình”. Còn tôi thì rút ra một điều, nếu bạn bảo quản máy thật kỹ khi đi tác nghiệp trên biển thì vẫn giữ cho máy có “sức khỏe”.
Vậy thì bảo quản bằng cách nào?
Thoạt đầu tôi mua áo mưa đựng máy ảnh của Hàn Quốc. Loại này rất đắt đỏ, khoảng 100 USD. áo giáp này đã giúp cho máy ảnh không bao giờ bị đả thương bởi nước mặn sau nhiều ngày trên biển. nhưng nhược điểm của áo giáp này, đó là vướng víu, hơi khó tác nghiệp.
Vậy thì còn một phương pháp khác, đó là cởi áo pull vải mềm quấn chặt máy để giảm bớt hơi nước mặn hoặc túi ny lon. Mỗi tối trước khi đi ngủ, phải lấy nước khoáng lau nhẹ ngoài thân vỏ và đặt cho quạt thổi bớt hơi nước mặn.
Sau những năm tháng lênh đênh cùng ngư dân trên biển, chiếc máy D7000 và máy quay phim FX1 của tôi vẫn chạy êm. nhưng về lâu dài thì có lẽ, máy không thể trường thọ được.
Phân tích về sức khỏe của máy để các đồng nghiệp yên tâm rằng, trên biển hay trên sông thì cũng vậy, nếu bị ướt thì máy phải... ra đi. Còn nếu bảo quản tốt thì máy móc vẫn ổn. Tôi cũng đề xuất, các tòa soạn nên tính thêm nhuận bút cho tấm ảnh chụp ngoài khơi xa trên tàu cá ngư dân. Đó cũng là cách để khuyến khích các nhà báo sáng tạo và vượt khó, khấu hao máy móc.
Ngư dân không“ăn sóng nói gió”
Nguồn tin về ngư dân đánh bắt trên biển thường được cập nhật sớm nhất từ nơi nào. Đó là tại các đài canh cộng đồng và đài canh gia đình. Lịch mở đài canh thường vào lúc 7 giờ sáng và 19 giờ tối hoặc 10 giờ trưa. Đó là lúc ngư dân bắt đầu đánh bắt, hoặc ngủ dậy sau buổi sáng ngủ bù đêm.
Ngày nay, các ngư dân đều trang bị hệ thống máy ICom IC 710 tầm xa, nên phủ sóng khắp biển Đông. bên cạnh đó, một phương tiện mới vừa xuất hiện, khiến cho tin tức trên biển được cập nhật có cả hình ảnh thuyết phục, đó là máy định dạng hai yang của Hàn Quốc với tầm quét khoảng 200 hải lý. Nếu có chiếc tàu ngư dân nào đột ngột biến mất, thì các ngư dân sẽ phát hiện ngay được sự bất thường này. Tàu nước ngoài hành trình cắt tọa độ thì sẽ hiện lên chỉ số quốc tịch, tốc độ...
“Quan trọng nhất trong việc xử lý và đưa tin về ngư dân lại nằm ở chính tấm lòng của nhà báo. Nếu bạn thật sự quan tâm tới bà con, có sự kết nối thường xuyên thì dù nửa đêm, gà gáy, ngư dân cũng sẽ thông báo tình hình và nhờ nhà báo đưa tin để bà con có tiếng nói trên báo chí”.
Khi dẫn nguồn tin, các nhà báo thường điện cho bộ chỉ huy bộ đội biên phòng các tỉnh, thành. Nhưng hiện nay đã có văn bản chỉ đạo, việc phát ngôn liên quan tới vấn đề chủ quyền trên biển Đông thì phải do bộ Tư lệnh ở hà nội. Vì vậy các nhà báo thường mắc kẹt ở khâu này.
Các phóng viên thường trú thường đưa tin bằng cách chụp ảnh biên phòng đang làm việc với ngư dân, sau đó ghi lại tên, cấp bậc, chức vụ của cán bộ biên phòng, kèm theo lời dẫn, ngư dân đã trình bày với ai, về vấn đề gì. Sau đó nhà báo quay sang phỏng vấn nghiệp đoàn nghề cá hoặc chính quyền địa phương./.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo ngày 21.7.2016
Lê Văn Chương
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận