Nguồn gốc ra đời và những bước phát triển của phóng sự trên thế giới
1. Nguồn gốc ra đời của Phóng sự
Trong hệ thống thể loại báo chí, có một thể loại mà ngay từ khi vừa xuất hiện đã làm cho công chúng bị “sốc”, còn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa đối với tờ báo vì tính chất “nguy hiểm, gây xì căng đan và gợi trí tò mò quá đáng” của bài báo. Đó chính là thể loại Phóng sự. Leonard Ray Teel - Ron Taylor đã viết: “Phóng sự có thể là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo”(1). Còn giáo sư, tiến sĩ Karel Storkal (Tiệp Khắc) lại cho rằng: “Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết”(2). Quan trọng, hấp dẫn và “quyến rũ” như vậy nhưng Phóng sự lại xuất hiện trên báo chí rất muộn màng. Không phải có báo chí là có thể loại Phóng sự. Nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông đã cho rằng: Thể loại Phóng sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền với sự thắng lợi của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí dài suốt 3 thế kỷ và sự phát triển vượt bậc của tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao mãi đến thời điểm này Phóng sự mới ra đời, trong khi “mầm mống” của Phóng sự đã xuất hiện từ những năm 1690 trên tờ Boston với loạt bài “Những việc xảy ra nơi công cộng” của BenJamin Harriss, đã từng làm đảo điên giới cầm quyền thực dân thời đó?.
Có rất nhiều cách lý giải cho câu hỏi này, có thể khái quát thành một số lý do sau:
- Thứ nhất, cuối thế kỷ XIX là thời kỳ có nhiều biến động lớn về lịch sử tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Các cuộc đấu tranh giành quyền lực và phân chia thị trường của các tập đoàn tư bản ngày càng gay gắt, làm cho sự xung đột giai cấp trong nội bộ dân tộc và trong phạm vi quốc tế ngày càng biểu lộ đa dạng và phức tạp. Cũng từ đó, trong lòng xã hội tư bản hiện đại đã xuất hiện luồng tư tưởng cách mạng, khát vọng tự do, công lý, được biểu thị bằng các cuộc nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của công nhân, nông dân, điều mà nhân dân trên toàn thế giới đang “khát khao muốn biết, muốn có những thông tin độc đáo và lý thú”. Chính sự biến động phức tạp của cuộc sống thực tiễn khách quan này đã làm nảy sinh một mảng đề tài báo chí mà các thể loại báo chí trước đó (Tin, Phỏng vấn, Bình luận) không đủ hoặc không thể đáp ứng được nhu cầu nhận thức thông tin ngày càng cao của con người. Cuộc đổi thay dâu bể đó đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho một thể loại báo chí mới, một lực lượng nhà báo hoàn toàn mới về chất, một công chúng báo chí mới: Thể loại Phóng sự, người viết Phóng sự và người thích đọc Phóng sự.
- Thứ hai, thế kỷ XIX là thời đại hoàng kim của tác phẩm văn học với những tên tuổi như Standan, Victo Hugo, Emin Zola, Doxtoiepxki... Công chúng đã bắt đầu chán sự hư cấu và khao khát những điều chân thực về những mối quan hệ xã hội phức tạp, về những bất công ngang trái trong xã hội đương thời. Đón bắt được tâm lý của người tiếp nhận thông tin, các nhà văn cũng thấy cần hoà mình vào những mối quan tâm chung của thời đại, bằng cách trực tiếp tham gia viết báo để “kể” lại những câu chuyện thời sự nóng hổi, có thực hàng ngày mà họ đã “mắt thấy, tai nghe”. Những bài viết của các nhà văn này không chỉ là “Mô tả giản đơn những kỳ họp quốc hội, những trận lụt” nữa là đã đem đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết, sinh động về diễn biến một sự kiện thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc khám phá số phận một con người, một tập thể người trong những hoàn cảnh xã hội tiêu biểu, giúp bạn đọc có thể “nhìn” thấy sự kiện, “nghe” thấy âm thanh, lời nói của con người trong sự kiện. Những bài viết đó vừa “chật ních” những chi tiết thông tin về sự kiện, vừa cung cấp cho bạn đọc một điểm nhìn về sự kiện từ nhiều góc không gian và nhiều khoảng thời gian khác nhau, khơi gợi cho bạn đọc những rung động, những cảm xúc từ cái hay, cái đẹp của cuộc sống và con người cụ thể. Không thể phủ nhận rằng: Các nhà văn này đã góp phần sáng tạo ra thể loại báo chí mới - Phóng sự - Một thể loại mang bản chất tổng hợp, kế thừa được phong cách sáng tạo của nhiều thể loại báo chí khác và văn học.
- Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên bước nhảy vọt về kinh tế và thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển. Sự ra đời của sóng điện từ, điện thoại, điện tín đã cho phép báo chí có thể thông tin ngay lập tức về sự kiện quan trọng mới xảy ra, về những câu chuyện lạ, hấp dẫn ở những địa danh xa xôi, hẻo lánh. Các nhà báo có thể “vượt” ra ngoài biên giới của địa phương mình, đất nước mình để tiếp cận với cái mới lạ, những vấn đề thời sự nóng bỏng, khắc phục được tình trạng đề tài “cũ, mòn” của tờ báo mình. Các phương tiện kỹ thuật tiên tiến đã giúp ích rất nhiều cho người đi làm Phóng sự và tăng cường khả năng truyền tải thông tin của Phóng sự. Đây cũng là một yếu tố khách quan, tạo điều kiện cho Phóng sự ra đời, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thông tin khắt khe của công chúng.
Tóm lại, do sự biến động xã hội, nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng và sự tham gia tích cực của các nhà văn vào địa hạt báo chí đã thúc đẩy thể loại Phóng sự ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Ngay lập tức, nó trở thành thể loại được yêu thích và phát triển “rầm rộ”.
2. Ba giai đoạn phát triển của Phóng sự
2.1. Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 50 của thế kỷ XX
Bắt nguồn từ trong lòng một xã hội bị điều khiển của Thời Phục hưng Châu Âu - nơi mà tầng lớp thống trị gồm rất ít người có thể quyết định được những người khác phải đọc gì, nghe gì - Phóng sự buộc phải xuất hiện một cách “thận trọng”, “lách” từng bước một. Khi đó, Phóng sự chỉ mới làm tròn được một trong những “khả năng” của thể loại là: thông tin đơn giản về hoạt động của các quan chức chính phủ hoặc câu chuyện “ăn tiền” của một cảnh sát ở một khu phố. Tuy nhiên, việc đưa tin về một cuộc tranh cãi ở Nghị viện đã bị coi là “làm loạn” như trường hợp của James Franklin ở Massachusetts, thì sự “đơn giản” của Phóng sự trong thời gian đầu là không tránh khỏi. Mãi tới tận cuối thế kỷ XIX, Phóng sự mới thực sự được ghi nhận với “tư cách” là một thể loại báo chí, với thuật ngữ bằng tiếng Anh - Reportage, được bắt nguồn từ gốc Latinh - Repor - có nghĩa là giành được một cái gì đó trong chuyến đi. Người Trung Quốc dùng danh động từ Phóng sự với nghĩa là thăm hỏi, tìm hiểu sự tình, sự thật. Người Nga dùng từ phóng sự là tường trình tỉ mỉ, sâu sắc về sự việc xảy ra. Như vậy, cùng với việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “Reportage” để chỉ một thể loại báo chí mới ra đời - thể loại Phóng sự - bản thân thể loại Phóng sự cũng đã bộc lộ mình là người “thư ký thời đại” đắc lực, là một “bản kiểm kê thời điểm” sinh động và hấp dẫn. Các nhà báo, nhà văn làm báo lúc bấy giờ nhận ra rằng: cần phải viết một cách thẳng thắn, chính xác hơn về diễn biến, hoạt động phức tạp của xã hội mà họ đã và đang sống, cần phải xem xét kỹ tại sao sự việc đó lại xảy ra. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng thể loại Phóng sự. Chính vì vậy, Phóng sự vừa ra đời đã phát triển, đạt tới đỉnh cao của việc mô tả những biến động lịch sử - vừa chân thực, sống động, vừa mang tính khái quát. Mỗi bài Phóng sự không chỉ chứa đựng thông tin, mà còn chứa đựng tri thức và tâm hồn của người cầm bút. Tiêu biểu cho thời kỳ đầu là Alexander Hamilton với những bài Phóng sự “sặc mùi chính trị” trên tờ New York, đã được lưu giữ cho đến ngày nay làm tài liệu nghiên cứu. Còn Joseph Pulizer - được coi là một trong những con người vĩ đại của “kỷ nguyên báo chí mới” - lại làm Phóng sự gắn liền với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của những năm đầu thế kỷ XX, với các phong trào công nhân và những ống khói cao ngất đang phun khói lên không trung, hàng loạt những bài Phóng sự lên án những kẻ phạm tội chính trị cũng như phạm tội kinh tế, những biến động kinh tế thế giới trong “đêm trước” Thế chiến I. Phóng sự của Joseph Pulizer phản ánh đúng sự thật nhưng rất lôi cuốn bởi được pha trộn tài tình giữa thông tin chính xác, hình ảnh sống động và từ ngữ hài hước, châm biếm nhưng đanh thép. Tên của ông đã được đặt cho giải báo chí lớn nhất, vinh dự nhất nước Mỹ.
Bước sang thế kỷ XX, được sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, Phóng sự mới thực sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Có thể coi đây là thời kỳ “bùng nổ lần thứ nhất’ của Phóng sự. Việc tham gia của các nhà văn vào công việc “làm Phóng sự” đã khắc phục được nét khô cứng của Phóng sự trước đó. Phóng sự trở nên hấp dẫn không chỉ ở việc tìm kiếm đề tài nóng hổi, nổi cộm, mà còn bởi đề tài đó được xử lý một cách nghệ thuật. Nhiều Phóng sự là sự phản quang của những khuynh hướng xã hội và đạo đức của thời đại, có giá trị “lâu bền” trong mọi thời đại. Tiêu biểu là: “Mười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed; những Phóng sự viết về chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức, với những tên tuổi như: Ilia Erenbua, Bôrit Polêvôi, Cônxtantin Ximônốp, B. Samsier, B. Gorbatôv, M. Merzanov. Còn Edward R. Murrow được cả Châu Âu biết đến với loạt bài Phóng sự truyền thanh liên tiếp trong 20 ngày quan trọng đầu tháng 9 năm 1937, khởi đầu là yêu sách của Adolf Hitler yêu cầu Tiệp nhượng lại cho hắn Sudetenland và kết thúc là thoả ước Munich. Những Phóng sự tuyệt vời đó làm cho cả Châu Âu nín thở, hồi hộp, lo sợ khi nghe thấy giọng nói của Adolf Hitler, của Benito Mussolini, của các lãnh tụ khác trong cuộc tranh cãi, sắp xếp dàn cảnh cho cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II. Còn Max Jordan của NBC lại nổi tiếng bởi Phóng sự truyền thanh dài 46 phút về thoả ước Munich, vì nó được truyền đi chính từ đài truyền thanh của Hitler.
Tóm lại, giai đoạn này, Phóng sự đã phát triển, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống thể loại báo chí. Phóng sự còn góp phần đưa nhà báo từ địa vị những “người viết thuê” thành “người làm nghề” như bao nghề khác trong xã hội.
2.2. Giai đoạn từ những năm 50 của thế kỷ XX đến những năm 80 của thế kỷ XX
Đây là giai đoạn thế giới có nhiều biến động lớn và Phóng sự được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như một thể loại chủ lực, bám sát sự vận động không ngừng của cuộc sống hiện thực khách quan. Những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, Phóng sự bám sát chủ đề đấu tranh chống tệ nạn phân biệt chủng tộc và màu da. Đi đầu phong trào này là nhà báo Mỹ - John Haword Griffin - với thiên Phóng sự “Black like Me” (Dưới lốt da đen) gây chấn động dữ dội ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Là nhà báo da trắng, John Haword Griffin đã chấp nhận làm đổi màu da thành đen để sống cuộc sống của người da đen, tìm hiểu nỗi khổ đau của họ vì bị phân biệt màu da, từ đó ông đã lên tiếng phản đối tệ nạn phân biệt chủng tộc và màu da, kêu gọi cả thế giới đấu tranh để xoá bỏ tệ nạn này. Mặc dù bản thân ông bị đe doạ tính mạng, hình nộm của ông bị treo cổ, bố, mẹ, vợ, con phải rời nước Mỹ sang Mexico sinh sống nhưng thiên Phóng sự của ông đã buộc thế giới phải nhìn nhận lại vấn đề này với những điều khoản công bằng hơn đối với người da đen trên toàn thế giới(3).
Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới lại rộ lên tệ nạn buôn bán ma tuý và vũ khí, giết người, cướp của,... Nhà tù chật ních những tên tội phạm lãnh án tử hình. Liệu có một “trật tự xã hội” cho người dân lành không? Nhà báo nữ Fledirique Lebelley - của hãng truyền hình Luxambur - đã điều tra, nghiên cứu hàng trăm nhà tù, tiếp cận với hàng ngàn tử tù để đem đến cho công chúng báo chí thiên Phóng sự điều tra “Tête a tête” (Giáp mặt), không phải với những chi tiết giật gân, rùng rợn mà khơi gợi những suy nghĩ - phần Người - còn lại của những kẻ tử tù, qua đó nhằm cảnh báo cho toàn xã hội hãy cẩn trọng với từng hành vi của chính mình. Sau khi thiên Phóng sự này ra đời, Tổng thống Pháp đã nghiên cứu và ra lệnh ân xá, bãi bỏ án tử hình đối với những người phạm trọng tội, tuy được sống sót nhưng phải tù mãn đời để “cải tạo” bản thân. Những Phóng sự này đã chứng tỏ vai trò người làm Phóng sự không chỉ với tư cách nhà báo đơn thuần nữa, mà còn đồng nghĩa với người nắm một thứ “quyền lực”, có thể góp phần “cải tạo xã hội” cho ngày một tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, Phóng sự cũng làm thay đổi thái độ và hành động của con người, của tổ chức xã hội theo chiều hướng tích cực, gánh vác vai trò của một “trọng tài” không chính thức cho các hành vi xã hội, Hàng loạt bài Phóng sự trên tờ Washington Post về vụ bê bối chính trị Watergate trong những năm 70 của thế kỷ XX, đã buộc Tổng thống Nixơn - người vừa được tái cử nhiệm kỳ II - phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ. Điều đó chứng tỏ, Phóng sự đã thực sự là một thể loại báo chí dám “đụng chạm”, có khả năng “phơi bày” sự thật nhưng cũng sẵn sàng “cảm thông”, “chia sẻ” với mỗi số phận con người.
Đặc biệt, vào những năm này các loại hình báo chí như: phát thanh, truyền hình phát triển cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí. Những Phóng sự phát thanh, truyền hình làm cho khán, thính giả cảm giác được đến gần, được tham gia vào sự kiện, được chứng kiến những tai nạn khủng khiếp xảy ra. Ví dụ: ngày 22.11.1963, truyền hình Mỹ NBC đã phát đi Phóng sự về việc tổng thống Kenedy bị ám sát. Trong ngày này, truyền hình đã thu hút và gắn kết người dân Mỹ với nhau. Hoặc Phóng sự về những rắc rối của quân đội Mỹ sau năm 1965 ở Việt Nam cùng với sự tồi tệ, ngu ngốc của cuộc chiến tranh vô vọng đã được truyền hình đưa đến từng người dân Mỹ, làm dấy lên phong trào chống chiến tranh trên khắp nước Mỹ.
Như vậy, công chúng báo chí của những năm nửa sau của thế kỷ XX đã có nhiều thay đổi. Suy nghĩ của họ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Họ nhạy cảm hơn nhưng cũng khó tính hơn. Những Phóng sự nhàm mòn, dối trá đều bị họ tẩy chay, phê phán. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của Phóng sự. Sự phản ánh đơn giản, máy móc trong Phóng sự được thay thế bằng sự sáng tạo đạt tới trình độ nghệ thuật, mang đậm dấu ấn cá nhân của người làm Phóng sự. Mỗi Phóng sự là một phần của thực tế khách quan được khám phá, được thông tin lại và được người ta hình dung(4). Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Phóng sự đã có bước chuyển mạnh về số lượng và chất lượng, khẳng định được vị trí hàng đầu trong hệ thống thể loại báo chí.
2.3. Giai đoạn từ những năm 90 trở lại đây (Đầu thế kỷ XXI)
Đây là thời kỳ “bùng nổ” của Phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phóng sự ngày càng thoả mãn yêu cầu đa dạng về đời sống tinh thần của con người và hoàn toàn khẳng định tính độc lập về “tư cách” thể loại của mình trong hệ thống thể loại báo chí. Phóng sự “hùng dũng” xông vào địa hạt chống tiêu cực với “thái độ” tự tin và quả cảm. Người giỏi làm Phóng sự không sợ “mất” việc làm, được mời gọi, có thu nhập cao, được các quan chức vị nể, kẻ xấu thì sợ hãi, hằn học. Chính vì vậy, một tờ báo, một chương trình phát thanh, truyền hình không có một Phóng sự thì công chúng báo chí ngay lập tức “cảm” thấy thiếu sự lắng đọng sâu sắc. Tuy nhiên, ngày nay làm Phóng sự khó hơn các giai đoạn trước. Phải tìm cho được cái “lạ”, cái “mới” ngay trong đề tài cũ. Phải kể câu chuyện có thật không lặp lại mô típ cũ. Đấy là những thách thức đối với Phóng sự hiện đại trong quá trình phát triển, hội nhập của mình./.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
(1) Lêonard Ray Teel - Ron Taylor (1993), Bước vào nghề báo, Trần Quang Giư và Kiều Anh dịch, Nxb.TP. Hồ Chí Minh, tr.235.
(2) Karel Storkal (1992), Phóng sự, Trích từ “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, Hội nhà báo Việt Nam, tr.209.
(3) Xem John Haword Griffin, “Black like Me”, New American (1964), Bản dịch tiếng Việt của Tuấn Lan (1989) “Dưới lốt da đen”, Nxb. Ngoại văn, Hà Nội.
(4) Xem: Lưu Bân (Chủ biên), Hủ bại (Sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc), Người dịch: Nguyễn Khắc Khoái (2001) Nxb. Phụ nữ, tr.299.
- Nhiều tác giả. 100 bài báo nước ngoài về V. Putin. Người dịch: Trần Đức Lam. Nxb Thông tấn. Hà Nội. 1992.
TS Nguyễn Thị Thoa
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận