Nhà báo Hồng Vinh: Một trong những người xung kích đổi mới báo Đảng
Cây bút gắn liền với những dấu mốc lịch sử
Trưởng thành từ “người lính” dưới bóng cây đa ở số 71 phố Hàng Trống, cạnh Hồ Gươm thơ mộng, trong những năm tháng đất nước sục sôi chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, năm 1971, theo chỉ đạo của Ban Biên tập Báo Nhân Dân, ông có mặt ở các tuyến đường trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
Với vai trò người cầm bút, đồng thời là người lính vượt qua nhiều hiểm nguy, ông đã đến với nhiều đơn vị thanh niên xung phong, bộ đội phòng không, vận tải,... ghi chép tư liệu và phản ánh kịp thời khí thế “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “quyết tử cho đường quyết thông” của các đơn vị bảo vệ con đường huyết mạch cửa ngõ vào hệ thống đường Trường Sơn - mang tên “Quyết Thắng” và các tuyến số 10, 33, 37... mù mịt đạn bom suốt ngày đêm.
Những phóng sự ông viết ngay dưới những căn hầm bên ngọn đèn dầu lạc, khói bám đen cả mũi và trong viết về ý chí sắt đá của những con người “thép” quyết khai thông mạch máu giao thông trong mọi tình huống hiểm nghèo, đã kịp thời được chuyển ra đăng Báo Nhân Dân và đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sau những ngày tháng gian khổ trên chiến trường, từ những con đường “Quyết thắng” đến chiến trường Bình Trị - Thiên khói lửa, tháng 9.1972, ông được điều động ra Hà Nội nhập vào tổ “phóng viên quân sự” của Báo Nhân Dân phản ánh cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân Hà Nội trong 12 ngày đêm (1972) đập tan cuộc không kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ, làm nên kỳ tích “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào tháng 1.1973.
Năm 1982, ông được cử đi làm nghiên cứu sinh về báo chí tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trở về nước, ông được Ban Biên tập cử lần lượt phụ trách các Ban: Thư ký, Quốc tế, Chính trị - xã hội (trước đó ông phụ trách các Ban Văn hóa - Văn nghệ, Khoa giáo), đặc biệt làm phóng viên thường trú ở Nam Bộ và Tây Nguyên sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng năm 1975.
Một nhà báo chân chính thì dù thời nào anh cũng phải tự xác định mình như một người chiến sĩ sẵn sàng xung trận, ngọn bút vừa phải góp phần bồi đắp tâm hồn cho xã hội, vừa phải góp phần làm trong sạch môi trường xã hội - Nhà báo Hồng Vinh tâm sự.
Một trong những kỷ niệm sâu sắc trong hành trình làm báo là tháng 7.1992, ông được cử làm Trưởng đoàn nhà báo ra Trường Sa phản ánh cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII. Đến nay, ông vẫn lưu giữ tấm thẻ cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội tại huyện đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Kỷ niệm sâu sắc đó, được ông ghi lại trong bài thơ “Tấm thẻ cử tri Trường Sa”
“Cứ mỗi mùa bầu cử
Tôi nhớ hoài đảo xa
Lại lục tìm tấm thẻ
Làm cử tri Trường Sa!...”
Những gian nan, vui buồn, sướng khổ... của người làm báo, đã được ông phản ánh trong cuốn sách gồm 700 trang khổ rộng mang tên “Đất nước qua những chặng đường làm báo”, xuất bản vào năm 2007.
Nhà quản lý với tầm nhìn đột phá
Năm 1996, với trọng trách Uỷ viên Trung ương Đảng, được Bộ Chính trị phân công làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời làm báo của ông. Trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước, ông cùng Ban Biên tập và tập thể cán bộ, phóng viên đưa Báo Nhân Dân từ 4 trang tăng lên 8 trang, đồng thời xuất bản thêm ấn phẩm Nhân Dân cuối tuần và Nhân Dân hằng tháng.
Có thể coi đây là bước ngoặt lớn trong sự phát triển về chất của báo, vì không đơn thuần chỉ là tăng trang, tăng số lượng ấn phẩm, mà điều quan trọng là các ấn phẩm của báo đã có thêm nhiều chuyên mục mới, lượng thông tin đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin đối nội, đối ngoại của đông đảo bạn đọc trong cả nước.
Theo hướng đó, ông lại xây dựng và triển khai Đề án xuất bản Báo Nhân Dân điện tử tiếng Việt vào 21.6.1997 và đúng một năm sau ra báo điện tử tiếng Anh. Cũng trên cương vị Tổng Biên tập, ông còn thể hiện tầm nhìn xa khi xây dựng các cơ quan đại diện thường trú nước ngoài đầu tiên của Báo Nhân Dân tại Paris, Băng Cốc và Bắc Kinh.
Năm 2000, nhà báo Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2000 - 2005, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN giai đoạn 2003 - 2005. Năm 2001, ông được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Một trọng trách mới nặng nề hơn rất nhiều đến với ông khi được giao nhiệm vụ là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác báo chí và xuất bản; đồng thời vẫn đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Với trọng trách là Chủ tịch Hội, năm 2003, Hội Nhà báo Việt Nam đã giúp Hội Nhà báo Lào xây dựng Trung tâm làm việc tại Thủ đô Viêng Chăn, thể hiện tình cảm keo sơn giữa hai Hội Nhà báo Việt - Lào.
Không chỉ tham gia các diễn đàn báo chí quốc tế và khu vực, ông cùng Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức 3 cuộc Hội thảo quốc tế với chủ đề “Báo chí với vai trò xây dựng đất nước và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc”.
Tuy kiêm nhiệm Chủ tịch Hội, nhưng ông luôn bám sát hoạt động công tác Hội, chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động, nhất là trên lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn; qua đó nâng cao vai trò, vị trí của Hội. Ông cùng Ban Thường vụ xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức và phương hướng hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí”; trên cơ sở đó, tăng cường giúp các Hội địa phương bồi dưỡng tri thức và kỹ năng thao tác nghiệp vụ cho hội viên nhà báo các cấp.
Một trong những dấu ấn quan trọng của Ban Thường vụ Hội dưới thời ông là Chủ tịch, đã xây dựng tờ trình đề xuất Ban Bí thư ra Chỉ thị số 37 về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam. Với văn bản có tính pháp lý đó, các tổ chức Hội Nhà báo địa phương tham mưu đắc lực giúp cấp ủy và chính quyền từng bước khắc phục nạn “ba không” (không trụ sở, không biên chế, không kinh phí). Một lần nữa, vai trò Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được khẳng định rõ thêm nội hàm; là chỗ dựa vô cùng quan trọng để các cấp Hội triển khai có hiệu quả tôn chỉ mục đích của mình.
Cũng từ thực tiễn Giải báo chí toàn quốc hằng năm của Hội Nhà báo Việt Nam, các thế hệ lãnh đạo Hội kế tiếp đã trình Đề án nâng tầm Giải báo chí toàn quốc thành Giải báo chí quốc gia và được Thủ tướng phê duyệt. Từ đó, Hội đã triển khai có kết quả trong 10 năm qua, kịp thời vinh danh các tác giả có những tác phẩm phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.
Với Hồng Vinh, dù ở cương vị Tổng Biên tập, Chủ tịch Hội Nhà báo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), hay đại biểu Quốc hội; ông vẫn luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cùng nghĩa vụ và trách nhiệm của một nhà báo lớn trước đất nước và xã hội./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 10.02.2017
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận