Những chiến sĩ “cầm bút” trên tuyến đầu chống dịch
Khi làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát mạnh tại các tỉnh thành, nhiều nhà báo, phóng viên đã tham gia vào công tác thông tin trên tuyến đầu chống dịch. Dịch càng căng thẳng, công việc càng bộn bề và đối mặt nhiều hơn với các khó khăn và nguy hiểm, vậy nhưng nhiều người làm báo bày tỏ nhiệt huyết và vinh dự khi được đứng giữa tâm dịch, hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan giao phó, mang thông tin và góc nhìn đa chiều về cuộc chiến Y tế cộng đồng chưa từng có tại Việt Nam.
Hành trình tác nghiệp trong điều kiện mới
Trò chuyện cùng PV Tạp chí Người Làm Báo, anh Nguyễn Thành Chung, đang công tác tại phòng Văn xã – Báo Nghệ An – địa phương bùng phát dịch trong thời gian gần đây – chia sẻ về thời gian tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh bùng phát và tại khu cách ly cũng như khu điều trị. Anh là một trong những phóng viên sâu sát tình hình thực tế khi liên tục theo các đoàn công tác và đưa tin trực tiếp từ hiện trường.
Mặc dù nguy hiểm là vậy khi xâm nhập vào khu vực có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao, không biết mình có thể mắc bệnh khi nào, anh Thành Chung vẫn tích cực và cho biết về ngôi nhà thứ 2 của mình: “Vào mùa Covid-19, lại nhiều lần xâm nhập vào vùng tâm dịch và có dịch, nên cũng muốn hạn chế sự tiếp xúc với gia đình. May là cơ quan có tạo điều kiện để anh em phóng viên tạm trú, tạm lánh trong khu vực riêng một thời gian”. Tòa soạn trở thành ngôi nhà thứ 2 đúng nghĩa như vậy, làm hậu phương vững chãi cho những chiến sĩ “cầm bút” an tâm xông pha.
Mỗi khi vào khu cách ly, cũng giống với bao cán bộ y tế khác, những phóng viên, nhà báo đều phải sử dụng bộ đồ phòng hộ theo đúng quy cách từ việc mang vào, tháo ra; sử dụng kính chống giọt bắn và sát khuẩn máy móc tác nghiệp trước và sau khi xâm nhập hiện trường. Việc xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2 diễn ra thường xuyên hơn. Cũng như mọi người bình thường, anh Thành Chung chia sẻ sự lo lắng khi chờ đợi kết quả vì khả năng lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, mỗi lần xác nhận âm tính là một lần thở phào nhẹ nhõm để tiếp tục công tác thông tin, tuyên truyền.
Trách nhiệm hạnh phúc của người làm báo
Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng yêu cầu người dân thực hiện giãn cách và hạn chế đi lại. Tuyến đầu chống dịch là những y bác sĩ, cán bộ y tế và lực lượng hỗ trợ có nhiệm vụ cao cả trong việc là lá chắn chống dịch cho nhân dân. Với những phóng viên, nhà báo, vì đặc thù công việc, nhiều người luôn phải đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch để kịp thời thông tin đến người dân, đồng thời hoàn thành trách nhiệm là cầu nối thông tin, hỗ trợ công tác truy vết, tuyên truyền đến người dân.
Với anh Thành Chung, công tác này mang trọng trách lớn đồng thời là nhiệm vụ hạnh phúc của một người phóng viên: “Chúng tôi muốn truyền tải tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An, đồng thời mang đến hình ảnh chân thực, kịp thời nhất từ khu cách ly về sự chấp hành của người dân, sự vào cuộc đồng lòng của đội ngũ cán bộ tuyến đầu chống dịch. Nhờ đó, mỗi hình ảnh, thông tin là một viên gạch để xây dựng lòng tin và góc nhìn tích cực trong toàn dân, nhằm thực hiện mục tiêu kép mà Nhà nước đã xác định là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.
Khi nói về sự vất vả của tuyến đầu chống dịch, anh Thành Chung nhiệt thành tâm sự với PV Người Làm Báo về những người chiến sĩ áo trắng làm việc hết mình trong điều kiện khó khăn. Đặc biệt, người phóng viên Báo Nghệ An ấn tượng với nữ điều dưỡng Nguyễn Diệu Hằng đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ dù có lúc kiệt sức và ngất xỉu trong bộ đồ phòng hộ. Anh cũng chia sẻ về căng thẳng của các cán bộ y tế khi phải làm việc suốt ngày đêm nhằm thực hiện xét nghiệm và nhanh chóng khoanh vùng dịch.
Vậy nhưng, khi đề cập đến công việc của mình dù cũng phải thức trắng nhiều đêm, đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch, anh lại khiêm tốn và cho rằng đó là công việc thường xuyên: “Sau khi ghi hình và tác nghiệp, chúng tôi lại trở về viết bài. Câu chuyện này với phóng viên chúng tôi cũng cũng không có gì đặc biệt”.
Anh Thành Cường (báo Nghệ An), đồng hành cùng phóng viên Thành Chung cũng được biết đến trong giai đoạn này như một người chiến sĩ, sẵn sàng tác chiến và mang đến các góc nhìn, bức ảnh ấn tượng về cuộc chiến chống Covid-19.
Tại các tỉnh thành khác, nhiều phóng viên, nhà báo cũng phải gác lại cuộc sống thường nhật để đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch. Phóng viên trẻ như anh Nguyễn Quốc Toàn (Tạp chí Tri thức Trực tuyến Zing News) đã có trải nghiệm cách ly tập trung tại Bệnh viện Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó mang đến cho người dân một góc nhìn tích cực từ người trẻ về hành trình này. Hay anh Phạm Trường, (phóng viên thường trú Tạp chí Trực tuyến Zing News tại khu vực miền Trung) là một người đã có gia đình, lại chia sẻ về nỗi nhớ con và chỉ có thể gặp mặt qua cuộc gọi video, gặp người thân qua hàng rào chắn dù nhà chỉ cách chưa đến 2km. Tại các tỉnh thành miền Trung khác như Quảng Bình, Khánh Hòa,… dù chưa xuất hiện ca lây nhiễm với vi rút SARS-CoV-2, Đảng bộ, chính quyền cùng đội ngũ phóng viên, nhà báo đều tích cực trong công tác thông tin và sẵn sàng tác chiến để nâng cao tinh thần quyết liệt bảo vệ sức khỏe trong nhân dân. Truyền thống dấn thân vì dân, trách nhiệm với cộng đồng luôn được các nhà báo đặt lên hàng đầu.
Năm nay, những người làm báo sẽ kỷ niệm ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam 21/6 một cách thật đặc biệt, với người ở khu cách ly, người phục vụ công tác hậu phương hỗ trợ. Nhưng hơn hết, phóng viên, nhà báo toàn cả nước đã và đang một lòng hoàn thành một nhiệm vụ cách mạng, hỗ trợ hết mình cho Đảng, chính quyền cùng Nhân dân trong cuộc chiến không tiếng súng. Để khi nhìn lại, lịch sử được tái hiện và những người làm báo đã xuất sắc trong việc hỗ trợ công tác thông tin, ghi lại kịp thời toàn cảnh cho đến chi tiết khoảng thời gian anh hùng của đất nước./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 21.6.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận