Phê phán quan điểm: “Việt Nam cần liên minh quân sự để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

Luận điệu và âm mưu của kẻ thù
Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Sách trắng quốc phòng Việt Nam công khai với giới truyền thông trong nước và quốc tế rằng sẽ không tiến hành liên minh quân sự với bất cứ một quốc gia nào thì các thế lực thù địch tuyên truyền đó là một chính sách “bảo thủ”, “lạc hậu”, đi ngược lại xu thế tăng cường hợp tác và toàn cầu hoá (?!).
Lợi dụng những diễn biến phức tạp về tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là những hành vi ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc, các thế lực thù địch lập luận rằng: Một quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam sẽ không thể đứng vững nếu không tiến hành liên minh quân sự với một cường quốc bên ngoài, nhất là với Mỹ, một quốc gia có lợi ích đối lập với Trung Quốc, đang xem Trung Quốc là đối thủ số một, thậm chí như kẻ thù (?!).
Khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine nổ ra, chúng càng cổ xuý cho quan điểm trên. Chúng lập luận rằng vì Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên NATO không có nghĩa vụ cùng Ukraine chống lại Nga. Bên cạnh đó, chúng còn tuyên truyền Phần Lan và Thuỵ Điển sớm “thức tỉnh” nên đã từ bỏ đường lối trung lập, chủ động viết đơn xin gia nhập khối quân sự này, và được NATO chính thức khởi động tiến trình kết nạp từ ngày 5/7/2022.
Các phần tử đóng vai người “tư vấn”, “kiến nghị”, “hiến kế”, thúc giục Việt Nam tiến hành liên minh quân sự nhằm mục đích làm giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng suốt của Đảng, tạo ra sự chia rẽ nội bộ, đồng thời gây chia rẽ Việt Nam - Trung Quốc, tạo cơ sở cho những kẻ cơ hội can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.

Đối với Việt Nam thì việc tiến hành liên minh quân sự để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là hết sức sai lầm, thiếu cơ sở, “lợi bất cập hại”, đi ngược lại đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng.
Liên minh quân sự - giải pháp không đúng đắn, hiệu quả
Xét về mặt lý thuyết và thực tiễn lịch sử rộng lớn của thế giới cho thấy trong một số trường hợp, việc liên minh là có lợi. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, liên minh quân sự không phải là màu hồng mà luôn tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp.
Nếu tiến hành liên minh quân sự với một cường quốc thì khả năng Việt Nam bị lệ thuộc là rất cao. Vì một quốc gia nhỏ liên minh với một cường quốc thì mối quan hệ đó trên thực tiễn không thể bình đẳng được, nước nhỏ sẽ bị nước lớn chi phối, tính độc lập, tự chủ sẽ suy yếu hoặc mất đi.
Quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại bài học vô cùng quý báu, đó là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa vào nội lực là chính. Trong bối cảnh các nước đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc thì không có một cường quốc nào lại sẵn sàng đối đầu với một cường quốc khác để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho một nước thứ ba.
Liên minh quân sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là một “ảo tưởng”, “ảo vọng”. Thực tiễn đã chứng minh một “chân lý” là mỗi quốc gia phải tự quyết định vận mệnh dân tộc mình và không thể trông chờ vào sự “che chở” của quốc gia khác.
Liên minh quân sự tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức
Là một quốc gia có biển, phụ thuộc nhiều vào đường biển, nếu Việt Nam tiến hành liên minh quân sự với một cường quốc ngoài khu vực thì chắc chắn sẽ làm gia tăng bất ổn ở Biển Đông. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Vì vậy, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực Biển Đông, tình hữu nghị với các cường quốc là vấn đề mang tầm chiến lược đối với Việt Nam.
Liên minh quân sự với bên ngoài có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Việt Nam với các nước, trước hết là với các nước láng giềng, trong đó trực tiếp là ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trong trường hợp, nếu Việt Nam tiến hành liên minh quân sự với một quốc gia có lợi ích đối lập với Trung Quốc thì dù ta có biện giải như thế nào cũng không làm cho Trung Quốc loại bỏ được những nghi ngại rằng liên minh đó là nhằm vào họ, chống lại họ. Và, với vị thế là một nước lớn, chi phối nhiều hoạt động kinh tế, lại là quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”,… Trung Quốc sẽ có những phản ứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và phát triển của Việt Nam. Điều đó đặt đất nước trước nhiều thách thức, rủi ro, thậm chí rơi vào tình thế nguy hiểm(1).
Liên minh quân sự tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, làm giảm tính hiệu quả của đường lối đối ngoại.Liên minh quân sự sẽ “phá vỡ” chính sách quốc phòng “Bốn không” của Việt Nam hiện nay, đi ngược lại đường lối đối ngoại hoà bình, nhất quán của Đảng, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch tấn công.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là một quốc gia tầm trung, nhưng trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam là một nước nhỏ. Quan hệ giữa một nước nhỏ với một nước lớn chỉ có thể được bình thường nếu như nước nhỏ không cảm thấy bị đe doạ bởi nước lớn, và nước lớn thấy sức mạnh của mình được nước nhỏ tôn trọng(2). Vì vậy, Việt Nam cần tuân thủ nguyên tắc thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Lợi ích của việc không liên minh
Không tiến hành liên minh quân sự là biện pháp loại bỏ rủi ro, tác động bất lợi, tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh giữa các cường quốc. Không tham gia liên minh quân sự để Việt Nam không “chuốc” thêm kẻ thù. Mặt khác, nó còn tạo thuận lợi cho Việt Nam hợp tác thực chất, hiệu quả với tất cả các quốc gia trên thế giới, tham gia sâu rộng và phát huy được vai trò trong các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực, quốc tế.
Không tiến hành liên minh quân sự,mối quan hệ hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng được giữ vữngvàsự hợp tác giữa Việt Nam với các nước sẽ góp phần giữ gìn an ninh biên giới, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Không liên liên minh quân sự giúp Việt Nam không đánh mất lợi thế địa chiến lược. Khi tiến hành liên minh quân sự có nghĩa là việc “chọn bên” đã được thực hiện. Trong toan tính của bên đối lập, vị trí địa chiến lược của Việt Nam sẽ không còn giá trị lợi dụng. Nhiều quốc gia trung lập khác sẽ không còn mặn mà tìm đến Việt Nam. Vì thế, vị thế địa chiến lược của đất nước suy giảm, làm mất đi cơ hội hợp tác sâu rộng và thực chất với nhiều đối tác.
Trong điều kiện hoà bình, có vị trí địa chiến lược, có “cơ đồ”, vị thế như hiện nay, thì việc liên minh quân sự sẽ là “lợi bất cập hại”. Thay vì tiến hành liên minh quân sự, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, đa dạng hoá, đa phương hoá như Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ.
Để đối phó với các thách thức bên ngoài, Việt Nam cần xây dựng các mối quan hệ quốc tế song phương, đa phương thực chất, hiệu quả, đồng thờiphát huy tối đa sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, vị thế quốc tế để bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”./.
_________________________________________________________
(1) Phan Văn Rân, Nguyễn Văn Chuyên (2021), “Phê phán quan điểm Việt Nam cần liên minh quân sự để bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, số 9 (79), tr.34.
(2) Brantly Womack (2020), Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.9.
Nguồn: Bài đăng trên trang điện tử Việt Nam ngày 25/11/ 2022
Bài liên quan
- Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
- Bài học cho những kẻ ảo tưởng
- Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
Mỗi dịp Tết cổ truyền, vào thời khắc giao thừa thiêng liêng, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đều gửi lời chúc năm mới tràn đầy ý nghĩa, mong rằng năm mới sẽ mang đến cho mỗi người dân sự bình an, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc viên mãn và thành công rực rỡ. Thư chúc Tết đong đầy niềm tin yêu, kỳ vọng và khát vọng lớn lao về một năm mới an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn dân tộc. Mỗi câu chữ trong thư như ngọn lửa truyền cảm hứng, kết nối triệu trái tim, động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 66 - “Lời hiệu triệu mùa xuân” để càng thấy rõ ý nghĩa của lời chúc Tết.
Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
Thực tế cho thấy, việc để lọt những người không đủ đức, đủ tài, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng vào cấp ủy, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số bộ, ngành, địa phương và Trung ương đã gây ra những hậu quả tai hại, hệ lụy khôn lường, làm suy giảm uy tín của Đảng, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây phương hại đến niềm tin của nhân dân. Do đó, vấn đề mấu chốt trong công tác nhân sự là kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Bình luận