Phụ nữ với truyền thông
Ngày nay trong lĩnh vực truyền thông, các phóng viên nữ không còn là hiện tượng lạ nữa. Ở nhiều nước, giờ đây người ta cho rằng không cần thiết phải hạn chế các nữ phóng viên tham gia làm phóng sự điều tra vào bất cứ giờ nào, kể cả vào ban đêm, mà ngược lại, các phóng viên nữ thậm chí còn tham gia làm phóng sự tại nhiều nơi xảy ra chiến sự. Phóng viên người Anh Kate Adie là một trong nhiều phóng viên nữ rất nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trên màn hình ti vi ở phạm vi toàn cầu, với những câu chuyện những thông tin cập nhật thường xuyên về các điểm nóng của toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo thời báo Luân Đôn, việc chọn phụ nữ tham gia vào lĩnh vực truyền thông, như phóng viên, phát thanh viên bản tin hay người dẫn chương trình sẽ tạo nên sự hấp dẫn hơn cho độc giả. Mặc dù nhận định trên còn chưa được kiểm chứng, nhưng một thực tế không phủ nhận được đó là trong hơn hai thập kỷ qua ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lĩnh truyền thông và cũng ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ một số vị trí quan trọng trong ngành này. Mặc dù phụ nữ đã có những tiến bộ vượt bậc, nhưng cho dù họ có năng lực và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được những bước tiến trong nghề nghiệp thì những phụ nữ làm việc trong lĩnh vực truyền thông vẫn khó mà đạt được những vị trí cao. Thậm chí, hiện vẫn có xu hướng đối xử với những phóng viên nữ không được công bằng như với các đồng nghiệp nam của họ.
Tất nhiên xu hướng này có những tiêu chí khác nhau để đánh giá năng lực của các phóng viên nam và phóng viên nữ. Sau 20 năm nghiên cứu về khác biệt giới trên truyền hình ở Mỹ, trường Anneberg School of Comunication thuộc Đại học Pennsylvania đã đưa ra kết luận rằng: thế giới được phản ánh qua truyền hình dường như bị đóng băng trong định kiến. Một đứa trẻ lớn lên cùng với mạng lưới truyền hình dành cho trẻ em sẽ nhìn thấy 123 nhân vật vào mỗi buổi sáng thứ 7, nhưng hiếm khi, thậm chí không bao giờ chúng nhìn thấy một phụ nữ đóng vai trò là người lãnh đạo. Trong thế giới qua lăng kính của truyền thông, vai trò xã hội cũng như vai trò nghề nghiệp đối với nam và nữ bị phân biệt rõ ràng. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới ghi lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ qua hàng loạt các phương tiện và nội dung truyền thông, và mỗi khi một phụ nữ xuất hiện thì họ dường như bị gắn với công việc nhà và hiếm khi họ được xuất hiện như là những người năng động, quyết đoán và có lý trí. Tất nhiên là hình ảnh như thế này cũng có, nhưng chỉ là những ngoại lệ.
Một nghiên cứu được tiến hành tại nhiều nước (trên 25 kênh truyền hình ở 10 nước Châu Âu) đã cho thấy, từ nước này sang nước khác, triển vọng nghề nghiệp của phụ nữ trong lĩnh vực truyền thông không mấy lạc quan. Ngược lại, chúng ta còn bắt gặp những tình trạng bi quan như nhau và sự lặp lại của những số liệu thống kê. Nhưng tại sao những kết quả này lại gây cho mọi người sự chú ý?
Nhìn chung thì chúng ta ít gặp phụ nữ trên truyền hình hơn nam giới. Và tại sao chúng ta lại nghiên cứu triển vọng nghề nghiệp của phụ nữ trong lĩnh vực truyền thông? Bởi vì, ngành truyền thông giữ một vị trí ngày càng quan trọng trong cuộc sống của cả nam giới và nữ giới trên toàn cầu. Từ 1960 - 1991, các khu vực đang phát triển đã tăng số lượng đài thu thanh và vô tuyến so với thế giới (16% lên 36% đài, 8% lên 29% tivi). Các nước ở châu Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập và châu Á là những khu vực có tốc độ phát triển lớn nhất.
Ở nhiều nước tại vùng Caribe, Châu Mỹ La tinh và khu vực Thái Bình Dương, số lượng người sở hữu ti vi và đài đã vượt quá số lượng trung bình của thế giới. Các phương tiện truyền thông điện tử đã xoá bỏ những hạn chế của tình trạng mù chữ mà vốn trước kia đã khiến cho một số lượng lớn dân số không thể tiếp cận được thông tin cũng như chương trình giải trí thông qua các phương tiện truyền thông. Ví dụ, hiện nay ở Mỹ, Nhật và Bồ Đào Nha người ta thường dành ít nhất là 4 tiếng để xem tivi mỗi ngày. ở các nước khác, con số này trung bình là từ 2 - 4 giờ mỗi ngày.
Các phương tiện truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm và thái độ của con người về chính con người, cũng như các mối quan hệ của con người và vị trí của mỗi người trên thế giới. Nhưng những gì mà mỗi người nhìn thấy và nghe thấy trên các phương tiện truyền thông thì đều đã được lựa chọn, nó chỉ phản ánh những quan điểm hay những ưu tiên cụ thể của thế giới. Sự lựa chọn và sự thể hiện qua các chương trình truyền thông cụ thể đã tạo ra những giả thuyết nhất định về vai trò và vị thế của phụ nữ.
Kết quả của nhiều khảo sát cho thấy, phụ nữ là những người sử dụng truyền thông nhiều nhất và sở thích của họ hoàn toàn khác với sở thích của nam giới. Một nghiên cứu gần đây của UNESCO về nhu cầu của người xem các chương trình truyền hình đã phát hiện ra một mẫu hình hoàn toàn trùng lặp ở cả 9 nước được tiến hành nghiên cứu. Trung bình, phụ nữ ở Úc, Bungari, Hungari, Ấn Độ, Italia, Hàn Quốc, Hà Lan, Philipin và Thuỵ Điển xem ti vi nhiều gấp 12 lần nam giới. Và, trong khi nam giới thích xem chương trình thể thao, các chương trình định hướng hành động và các chương trình bản tin thời sự, thì phụ nữ thích xem các chương trình như sân khấu, âm nhạc và các chương trình giải trí khác. Mô hình xem truyền hình theo sở thích này đã phản ánh cách phụ nữ và nam giới bộc lộ mình trong hàng loạt các phương tiện truyền thông. Mỗi giới có xu hướng thích những nội dung, chương trình truyền thông mà qua đó họ có thể có được những hình ảnh về chính giới của mình, cho dù đó có thể chỉ là các nhân vật được truyền thông hay các vấn đề được chú trọng.
Tuy nhiên, nhìn chung thì phụ nữ rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông hơn nam giới. Như vậy, cũng không thể ngạc nhiên khi kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều phụ nữ đã không hài lòng với các phương tiện truyền thông. Một nghiên cứu tiến hành năm 1994, ở Vương quốc Anh cho biết có một số phụ nữ cảm thấy chưa hài lòng với khái niệm “Các vấn đề phụ nữ”, và dường như những vấn đề này không được các phương tiện truyền thông chú trọng. Một phụ nữ nói: “Các vấn đề của phụ nữ không phải lúc nào cũng được đề cập tới ở các chương trình được cho là nghiêm túc. Các vấn đề này không được chú trọng như các vấn đề chính trị, trong khi chúng ta rất cần được quan tâm, bởi vì những vấn đề ấy có thể sẽ làm thay đổi xã hội một cách căn bản.
Phần lớn các phụ nữ được phỏng vấn trong nghiên cứu trên đều nói rằng họ mong muốn được xem nhiều phát thanh viên và bình luận viên nữ xuất hiện trên truyền hình hơn, bởi điều này sẽ có tác dụng kích thích họ và những phụ nữ khác quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề của chính phụ nữ. Điều đó cho thấy những phụ nữ trên đã nhận thức được việc tiếp cận các phương tiện truyền thông sẽ đem lại sức mạnh cho họ. Do đó, những người quyết định nội dung truyền thông cần phải cân nhắc đến tác động của việc quyết định đưa thông tin nào và hình ảnh gì sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và những nội dung đó sẽ được thể hiện như thế nào.
Các số liệu của UNESCO cho thấy trong 15 năm qua, số lượng phụ nữ theo học về báo chí, truyền thông đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các khu vực. Hầu như ở khắp nơi, tỉ lệ phụ nữ theo học trong lĩnh vực này đều tăng lên.
Số liệu điều tra cho thấy 50 trong số 81 nước được điều tra có trên 50% phóng viên và sinh viên đang theo học truyền thông, báo chí là phụ nữ. Nhưng thực tế, phụ nữ mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các tổ chức truyền thông như đài phát thanh, đài truyền hình hay các cơ quan phát hành sách báo.
Các nghiên cứu tiến hành năm 1993 - 1994 ở một số nước châu Phi, châu Âu và châu Mỹ La tinh cho thấy không nước nào có tỷ lệ phụ nữ làm trong ngành truyền thông đạt 50%. Trên thực tế, đa số các nước không thuộc châu Âu còn có tỉ lệ thấp hơn, chỉ có 30% số phụ nữ tìm được việc làm trong ngành truyền thông, thấp hơn rất nhiều so với số người được đào tạo.
Một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông châu Á (AMIC) tiến hành tại 6 nước cho thấy, ở 6 nước này có sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng phụ nữ được đào tạo về ngành truyền thông với số lượng phụ nữ làm việc trong ngành truyền thông. Kết quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Hà Lan đã chỉ ra rằng, phụ nữ tốt nghiệp ngành báo chí ít có cơ hội tìm được việc làm trong ngành truyền thông hơn nam giới.
Ngoài ra, phụ nữ làm việc trong ngành truyền thông đa số ở vị trí hành chính mà họ ít làm những công việc viết bài hay biên tập. Ở hầu hết các nước được tiến hành nghiên cứu trong khu vực châu Phi, châu Á, châu Âu và Mỹ La tinh có hơn 50% phụ nữ đang làm trong ngành truyền thông chỉ làm các công việc hành chính hoặc dịch vụ. Đặc biệt, trong các công việc hành chính thì phụ nữ thường chỉ làm các công việc như thư ký hay quản lý cấp thấp.
Mặt khác, hầu như không có phụ nữ làm các công việc kỹ thuật trong ngành truyền thông, là những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, do đó cũng được trả lương cao và là cơ sở để thăng tiến chuyển sang làm sản xuất chương trình hoặc làm quản lý. Có rất ít phụ nữ làm các công việc kỹ thuật là do họ không được đào tạo, cụ thể, trung bình ở các nước thuộc châu Âu có 8%, ở Châu Phi là 5%, và ở các nước Mỹ La tinh chỉ có 4% phụ nữ làm các công việc này. Tuy nhiên, đấy không phải là lý do duy nhất. Nghiên cứu ở châu Âu cũng cho thấy số lượng phụ nữ được tuyển vào làm kỹ thuật rất thấp, cho dù họ được đào tạo chính quy, có đầy đủ những bằng cấp cần thiết.
Công việc chính, quan trọng nhất trong ngành truyền thông là công việc biên tập hay sản xuất chương trình, phát hành các ấn phẩm. Các công việc này đem lại nhiều triển vọng cho phụ nữ, đặc biệt là ở châu Mỹ La tinh. Trong 6 nước ở châu á được tiến hành điều tra, phụ nữ chiếm 28% số phóng viên đạt chuẩn, 29% phóng viên thường trú, 30% tổng biên tập, 24% biên tập viên và 21% trưởng phòng, giám đốc, giám đốc điều hành. Ngược lại, tại các nước châu Phi, Nhật Bản, Malaixia không có phụ nữ nào làm đến vị trí tổng biên tập, còn ở Ấn Độ: 1 trong 3 tờ nhật báo lớn có tổng biên tập là nữ. Các đài phát thanh, truyền hình đều có sự phân biệt giới đáng kể, phụ nữ có xu hướng tham gia các công việc như phát thanh viên, trợ lý sản xuất. Những công việc này thường không thể mang lại cho họ sự thăng tiến trong nghề nghiệp, mặc dù đôi khi những công việc đó được trả lương khá cao.
Tuy nhiên, ở hầu hết các nước được tiến hành khảo sát, phụ nữ đã dần dần tiếp cận được các công việc sản xuất chương trình. Cụ thể ở vị trí chịu trách nhiệm sản xuất chương trình, tại châu Âu có 33%, châu Phi có 34%, châu Mỹ La Tinh có 41%, Malaixia có 36% là phụ nữ, và ở truyền hình Ấn Độ là 30%, một con số khá lớn so với tỉ lệ chung về phụ nữ làm việc trong lĩnh vực truyền hình (15%).
Vị trí của những người tham gia sản xuất chương trình thường có ảnh hưởng rất lớn, chẳng hạn như Trưởng ban Biên tập là người chịu trách nhiệm sản xuất một chương trình. Nhưng thực tế sự tham gia của phụ nữ vào vị trí này giảm đáng kể, ở châu Mỹ La tinh còn 16%, ở châu Âu và châu Phi còn 15%, ở Ấn Độ còn 4%, ở Malaixia, Nhật Bản, Namibia, Swaziland không có trường hợp nào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngành truyền thông, quyền lực chủ yếu thuộc về nam giới. Trong hơn 200 tổ chức truyền thông ở 30 nước trong 4 khu vực được khảo sát chỉ có 7 tổ chức do phụ nữ lãnh đạo, ngoài ra còn có 7 giám đốc điều hành là nữ. Phần lớn các cơ quan truyền thông do nữ làm lãnh đạo là các đài phát thanh hay các tạp chí nhỏ. Trên thực tế, số lượng phụ nữ giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông còn rất ít. Cụ thể, khi phân tích số liệu về truyền thông ở châu Âu cho thấy, số lượng nam giới giữ vị trí cao nhất, đông gấp 7 lần so với phụ nữ. Cũng như trong các ngành khác, phụ nữ làm việc trong ngành truyền thông chỉ đạt đến các vị trí trung bình trong bậc thang chức vụ. Thực tế cho thấy để đạt được đến vị trí cao nhất là vô cùng khó khăn đối với phụ nữ.
Hiện nay, mặc dù sự phân biệt đối xử đã được loại bỏ nhưng việc tiếp cận với quyền lực của phụ nữ trong ngành truyền thông vẫn gặp phải hàng loạt các rào cản vô hình như thái độ, điều kiện làm việc, sự phân công công tác… chính những cản trở này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ. Ví dụ như các tổ chức truyền thông thường dựa vào các yêu cầu pháp luật để đảm bảo trả lương công bằng. Nhưng các số liệu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thống kê từ năm 1985 cho thấy sự chênh lệch đáng kể về thu nhập giữa các phóng viên nam và phóng viên nữ, đặc biệt là ở các nước úc, Thuỵ Điển, Anh, Hàn Quốc và Singapore. Điều này không thể giải thích bằng bất kỳ một sự khác biệt nào về giờ làm việc của họ. Song điều đó chỉ có thể được giải thích bởi một số yếu tố chủ quan như sự tương quan quyền lực giữa phóng viên nam và phóng viên nữ, giá trị công việc và loại công việc mà họ được giao, kết quả họ đạt được và khả năng đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau của họ.
Phụ nữ vẫn tiếp tục đấu tranh để giành được sự thừa nhận và tôn trọng như những phóng viên truyền thông chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này rất khắc nghiệt. Giả thuyết cho rằng nội dung truyền thông sẽ hay hơn nếu có thêm nhiều phụ nữ tham gia biên soạn nội dung - là một chủ đề không thể thiếu trong các cuộc thảo luận, hội thảo có bàn về vấn đề giới trong ngành truyền thông trong suốt hơn 20 năm qua. Thật khó có thể xác định được những mối liên hệ giữa công việc của phụ nữ trong ngành truyền thông với những thay đổi về bản chất của các sản phẩm truyền thông.
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng: giữa phóng viên nam và phóng viên nữ không có sự khác biệt về phương pháp tiếp cận các vấn đề mà các phương tiện truyền thông đã đề cập. Nếu bỏ qua các nguyên nhân khiến cho phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi những thói quen hay thực tiễn làm việc vốn tồn tại từ lâu trong ngành truyền thông thì chúng ta cần chú ý đến một nhận xét của Kay Mills, một cựu phóng viên người Mỹ: “Nội dung thảo luận sẽ thay đổi nếu một nửa số người tham gia thảo luận là nữ. Như vậy số lượng sẽ đảm bảo thành công! Hiện nay, tại hầu hết các cuộc hội thảo ngày càng có nhiều phụ nữ sẵn sàng nói ra những điều mà họ biết, là những vấn đề làm độc giả quan tâm”.
Thực tế trong ngành truyền thông hiện nay phụ nữ chiếm chưa đến một nửa, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng. Nhưng dẫu sao trong vòng mấy năm qua, số lượng phụ nữ trong ngành này đã tăng lên rất đáng kể, cũng như việc phụ nữ đã bắt đầu nắm giữ những vị trí quan trọng, điều mà khoảng một thập kỷ trước đây chúng ta chưa thể hình dung được. Khi phụ nữ trở thành một lực lượng lao động đáng kể trong ngành thì đã có những dấu hiệu cho thấy phụ nữ có thể và đã tạo ra nhiều thay đổi, thậm chí trong những lĩnh vực rất khó như săn tin, làm các chương trình thời sự, phóng sự. Kết quả điều tra vị trí Tổng Biên tập của 100 tờ nhật báo tiến hành ở Mỹ năm 1992 đã cho thấy có 84% Tổng Biên tập được hỏi cho rằng phụ nữ và ngành truyền thông đã có nhiều thay đổi, cả trong việc xác định những chủ đề thông tin cũng như việc đưa ra các chủ đề mới như sức khoẻ phụ nữ, chăm sóc gia đình, quấy rối tình dục và phân biệt đối xử, bạo lực, hiếp dâm, phụ nữ và di cư, chất lượng cuộc sống và nhiều vấn đề xã hội khác.
Thực tế cho thấy, trong ngành truyền thông hiện nay, vấn đề của phụ nữ cũng cấp thiết như vấn đề của nam giới, thế hệ phóng viên nữ trong tương lai có thể sẽ giành vị thế cao hơn và sớm hơn. Tuy phụ nữ chấp nhận những vị thế trong truyền thông hiện nay, nhưng họ cũng có thể thay đổi những vị thế ấy, nhằm phản ánh một cách chân thực những quan tâm và quyền lợi của toàn bộ giới nữ./.
(Lê Thị Hồng Hải lược dịch theo Fourth World Conference on Women).
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận