Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Một số khái niệm và thuật ngữ
Luật Báo chí
Trên thế giới, Luật Báo chí (press law) là thuật ngữ chỉ một loại văn bản quy phạm pháp luật dùng để thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Từ những năm 90- Thế kỷ XX trở đi, khi Báo Điện tử và các loại hình truyền thông số phát triển, tùy theo mỗi quốc gia, Luật Báo chí được mở rộng hơn về nội hàm, hoặc được thay thế bằng các luật khác, như: Luật truyền thông (communication law), Luật thông tin đại chúng (mass media law),...
Ở Việt Nam, trong bài viết này, tác giả chỉ tiếp cận Luật Báo chí do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Nhà nước được thế giới chính thức công nhận tư cách pháp nhân với Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, Chủ quyền lãnh thổ) ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục.
Thuật ngữ Luật Báo chí được dùng ở Việt Nam từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 282 ngày 14/02/1956 về báo chí, sau đó, Sắc lệnh này được Quốc hội thông qua, trở thành Luật Báo chí đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Luật số 100/SL-L-002 ngày 20/5/1957. Ngoài Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến báo chí, Luật Báo chí được xem là hạt nhân cơ bản để thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, là công cụ pháp lý quan trọng để bảo đảm QTDNL trên báo chí của công dân Việt Nam.
Theo quy định của “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” năm 2015, tác giả đưa ra khái niệm “Luật Báo chí” như sau: Luật Báo chí là một văn bản có chứa quy phạm pháp luật về báo chí, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động báo chí.
Sửa đổi Luật Báo chí
“Sửa đổi là động từ, có nghĩa là thay đổi, thêm bớt cho phù hợp với yêu cầu đã khác trước”(1). Dựa vào cách giải nghĩa này và bám sát vào tình hình thực tế sửa đổi Luật Báo chí trong nhiều năm qua, tác giả đưa ra khái niệm “Sửa đổi Luật Báo chí” như sau: Sửa đổi Luật Báo chí là thay đổi những nội dung trong Luật Báo chí không còn phù hợp với tình hình hiện tại; bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với sự phát triển của báo chí; dự báo những hoạt động báo chí trong tương lai, nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc và dài lâu cho báo chí phát triển đúng hướng và tự do sáng tạo.
Quyền tự do ngôn luận (Freedom Speech of Rights)
Xét về mặt từ ngữ, “quyền tự do ngôn luận” là một tổ hợp từ, gồm: quyền/tự do/ngôn luận, với các ý nghĩa cụ thể(2). Tiếp cận từ góc độ quyền con người (Human‘ Rights), từ thế kỷ 18 đã có một số nhà nghiên cứu về QTDNL, trong đó, tập trung vào hai xu hướng cơ bản: Xu hướng thứ nhất cho rằng, QTDNL là quyền tự nhiên (Natural‘ Rights) của con người (gọi là nhân quyền, bẩm sinh đã có, như: quyền được sinh ra, ăn ở, nói năng, đi lại,...) cho nên, con người được nói năng tự do vô hạn, không ai được cấm cản, kể cả Nhà nước(3). Xu hướng thứ hai cho rằng, QTDNL là quyền pháp lý (Legal‘ Rights) của công dân, gọi là dân quyền hay quyền công dân (Citizen’s Rights), do luật pháp của nhà nước dân chủ pháp quyền định ra, cho nên, không được tự do vô hạn, mà phải tuân theo những giới hạn nhất định về quyền lợi và nghĩa vụ đã được luật pháp quy định(4). Những xu hướng nhận thức này cũng đã dẫn đến những hệ quả khác nhau.
Qua nghiên cứu một số tài liệu đã có của thế giới, của Việt Nam và quy định của Liên Hợp Quốc trong hai văn kiện (i) Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR, 1948); (ii) Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR, 1966), tác giả đưa ra khái niệm về QTDNL như sau: “Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do công bố thông tin, tự do biểu đạt ý kiến theo quan điểm riêng, tự do khiếu nại và tố cáo về bất cứ vấn đề gì, bằng nhiều hình thức, trên bất cứ phương tiện nào, phù hợp với quy định của luật pháp và quy ước xã hội”.
- Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Báo chí là một định chế xã hội, phản ánh và giám sát xã hội. Để hiểu về QTDNL trên báo chí của công dân, trước hết phải dựa vào căn cứ là nội hàm của khải niệm QTDNL, sau đó là dựa vào một số căn cứ khác (5). Bill Kovach & Tom Rosenstiel cũng đã từng đưa ra nhận định rằng, trong xã hội dân chủ, người dân có quyền tham gia phát biểu ý kiến trên báo chí. Với tính hiếu kỳ tự nhiên của con người, công chúng sẽ suy nghĩ và phản ứng trước những sự thật phơi bày trên báo chí và báo chí cần phải tạo ra diễn đàn để công chúng phê bình và bàn luận(6). Dựa trên những điều đã nghiên cứu được từ các tài liệu của thế giới và Việt Nam, tác giả đưa ra khái niệm về QTDNL trên báo chí của công dân như sau: “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí là quyền của công dân được tự do công bố thông tin, tự do biểu đạt ý kiến theo quan điểm riêng, tự do khiếu nạị và tố cáo về bất cứ vấn đề gì, bằng nhiều hình thức, trên bất cứ loại hình báo chí nào, phù hợp với quy định của luật pháp và quy ước xã hội”.
2. Luật Báo chí 2016 về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Báo chí Việt Nam, bắt đầu từ Gia Định báo (1865) cho đến nay đã trải qua 158 năm, trong đó, báo chí Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến nay là 48 năm. Thực tiễn báo chí đã chỉ ra rằng, dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, báo chí cũng được xác định là công cụ đắc lực để bảo vệ quyền và lợi ích tối cao của đất nước, của dân tộc; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; là diễn đàn để nhân dân thực hiện QTDNL. Hoạt động báo chí phải nghiêm cẩn tuân thủ quy định của pháp luật và quy ước xã hội.
Chính vì vậy, từ năm 1945, khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới được khai sinh, Chính phủ đã quan tâm đến việc phát triển báo chí đi đôi với quản lý báo chí bằng luật pháp, bảo đảm QTDNL trên báo chí của công dân. Từ năm 1992, Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên của ICCPR 1966, trên cơ sở đó, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thúc đẩy QTDNL trên báo chí của công dân thông qua các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và có quyền đưa ra các quy định về giới hạn QTDNL trên báo chí theo quy định của Liên Hợp Quốc nhưng phù hợp với điều kiện và luật pháp Việt Nam. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về báo chí, về QTDNL trên báo chí của công dân, cao nhất là Luật Hiến pháp và cụ thể nhất là Luật Báo chí.
Kể từ Luật Báo chí đầu tiên của Việt Nam năm 1957 cho đến nay, Luật Báo chí đã qua 3 lần sửa đổi (1989, 1999, 2016). Thời gian giữa các lần sửa đổi Luật Báo chí không theo định kỳ, mà theo yêu cầu thực tế của sự phát triển báo chí (thời gian dài nhất là 32 năm, từ năm 1957 đến năm 1989).
Với sự đầu tư trí tuệ, tâm huyết của hàng triệu triệu người, Luật Báo chí 2016 là kết quả của việc chỉnh sửa, bổ sung Luật Báo chí 1999, gồm 6 Chương, 61 Điều, được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016; Lệnh công bố Luật ngày 19 tháng 5 năm 2016.
Ngay dòng đầu tiên của Chương I, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đã nêu rõ: “Luật này quy định về quyền tự do báo chí (QTDBC), QTDNL trên báo chí của công dân;...”, đã cho thấy, nội dung trọng tâm của Luật Báo chí 2016 là hướng đến công dân - chủ thể hưởng thụ QTDNL trên báo chí. Điều 4, Khoản 1: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam....... là diễn đàn của Nhân dân” cũng khẳng định rằng, QTDNL trên báo chí của công dân theo Luật này chỉ được thực hiện trong phạm vi giao tiếp báo chí chính thức được Nhà nước cấp phép. Mỗi tờ báo có phương thức sử dụng ngôn luận của công dân theo tôn chỉ, mục đích của riêng mình, thông qua màng lọc “người gác cổng” chuyên nghiệp theo quy định của luật pháp và theo chuẩn mực về văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, chuẩn theo nguyên tắc hoạt động và đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Nội dung QTDNL của công dân được quy định trong Chương II, Điều 11, gồm 3 Khoản:
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
Có thể thấy, Luật Báo chí 2016 quy định về nội dung QTDNL trên báo chí của công dân khá cụ thể. Đây là công cụ để công dân nhận thức về QTDNL trên báo chí và hưởng thụ quyền theo đúng luật pháp quy định. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn công dân thực hiện QTDNL trên báo chí, thấy rất rõ nội dung quy định về QTDNL trên báo chí của công dân trong Luật Báo chí 2016 phần nào đó còn chưa thể hiện đúng sự vận động của thực tiễn hiện nay.
3. Thực tiễn công dân thực hiện QTDNL trên báo chí hiện nay theo quy định của Luật Báo chí 2016
Khoản 1, Điều 13, Chương 1 của Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền TDBC, quyền TDNL trên báo chí ”. Với quy định này, công dân hoàn toàn tự do thực hiện QTDNL trên báo chí, không có bất cứ sự cản trở nào. Luật Báo chí được xem như là cây gậy chỉ huy, hướng dẫn công dân đi đúng đường, hoàn toàn tự do khi thực hiện QTDNL trên báo chí. Cụ thể:
Công dân tự do tiếp cận thông tin từ báo chí
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 26.12.2022, cả nước có 869 cơ quan báo chí, trong đó có 127 Báo và 670 Tạp chí, 72 đài PT-TH (7). 689 cơ quan báo chí mỗi ngày cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ về tình hình đất nước và quốc tế để công dân tự do lựa chọn xem gì, nghe gì mà họ quan tâm hay thấy có ích cho cuộc sống.
Về mức độ công dân tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay (kết quả điều tra năm 2021 từ 1050 người có trả lời phỏng vấn anket = 100%), trong đó có 47,71% người tiếp cận thông tin từ Báo In; 23,71% nghe radio, 69,24% xem truyền hình, 85,9% xem báo điện tử, 91,4% xem mạng xã hội (facebook, zalo, ....)(8).
Ngoài thông tin trên báo chí chính thống, 77,93 triệu công dân Việt Nam sử dụng mạng Internet, tương đương 19,1% so với tổng dân số, đứng thứ 12 trong danh sách những quốc gia trên thế giới có người dùng Internet cao nhất. Có 70 triệu người dùng MXH, tương đương 71% tổng dân số(9).
Nhìn vào kết quả khảo sát trên, có thể thấy công dân hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm và tiếp cận thông tin, không còn bị bó hẹp trong một số phương tiện thông tin truyền thống như thế kỷ 20, trong đó, báo điện tử có thể thỏa mãn tối đa cho mọi đối tượng có nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh, độc, lạ,...
Công dân tự do tham gia vào hoạt động báo chí truyền thông
* Công dân cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhà báo qua các hình thức: trả lời trực tiếp, gửi đơn, thư,... Những thông tin này được nhà báo lựa chọn, kiểm chứng độ chính xác, xử lý theo mục đích phản ánh vụ việc. Hầu hết các tác phẩm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đều do người dân cung cấp thông tin. Các nhà báo thường sử dụng tư liệu là lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp của công dân trong tác phẩm của mình, ít nhất là 1 lời, nhiều nhất là 9 lời. Tuy nhiên, vẫn có một thực tế là 6,1%(10) công dân né tránh cung cấp thông tin cho nhà báo, đặc biệt là những vụ việc có tính chất nhạy cảm.
* Công dân tự sáng tạo tác phẩm để đăng tải trên trang Bạn đọc, Góc nhìn, Ý kiến, Hộp thư truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình (theo phương thức liên kết, xã hội hóa)...Ví dụ: Công dân tham gia các cuộc thi viết, thi ảnh,...do các báo tổ chức. Đã có những công dân đạt giải cao trong cuộc thi viết “Truyện đời tự kể” do báo Tuổi trẻ Tp. HCM tổ chức.
* Công dân bày tỏ ý kiến cá nhân, như: phản hồi thông tin, comment dưới mỗi tin bài trên báo điện tử, bình chọn, hoặc chia sẻ trên diễn đàn (forum),... Ví dụ: Năm 2014-2015, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 ở Biển Đông, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo chí đưa tin phản đối và công dân phản hồi ý kiến qua công cụ “Ý kiến bình luận” dưới mỗi tác phẩm báo chí, trong đó có bài Không thể lùi bước trước giàn khoan bất chính và phi nghĩa của Lê Chân Nhân trên dantri.com.vn ngày 9/5/2014, có tới hơn 503 comment. Đây là sự tham gia tự nguyện của công dân vào công việc làm báo - một sự hưởng thụ QTDNL một cách chủ động, có ý thức pháp luật cao để bảo vệ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, trong đó có quyền lợi hợp pháp của chính công dân.
Công dân tự do gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan báo chí
Khoản 2, Điều 12, Chương II của Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”.
Cơ quan báo chí phải tiếp nhận đơn thư, hoặc trực tiếp giải quyết, hoặc chuyển cơ quan chức năng giải quyết, hoặc mời chuyên gia tư vấn cho công dân. Nếu cơ quan báo chí sai, công dân cũng có quyền khiếu nại, kiện ra tòa án. Điều này cho thấy, trong một đất nước tự do dân chủ pháp quyền, công dân hưởng thụ QTDNL (cụ thể là thực hiện quyền tự do khiếu nại tố cáo trên báo chí) theo đúng tinh thần luật pháp, văn minh và nhân văn.
Nhìn chung, Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về báo chí là công cụ pháp lý quan trọng để công dân thực hiện QTDNL trên báo chí. Tuy nhiên, cũng có không ít công dân chưa biết đến Luật Báo chí, hoặc chưa sử dụng Luật Báo chí hữu hiệu để hưởng thụ tối đa QTDNL trên báo chí của mình.
3. Góp ý về việc sửa đổi Luật Báo chí 2016
Đến năm 2023, việc thực hiện Luật Báo chí 2016 cũng đã được 8 năm - thời gian không phải là quá dài so với đời sống của một văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, Luật này cũng đã bộc lộ những điểm chưa thực sự bắt kịp với đời sống thực tiễn báo chí, trong đó, xu thế chủ đạo là báo chí số đang chuyển động quá nhanh như hiện nay. Dưới góc độ nhận thức hạn hẹp của cá nhân, tác giả cho rằng, việc sửa đổi Luật Báo chí 2016 là cần thiết, sao cho thể hiện được tính chuyên môn sâu, khoa học, hiện đại, có tầm bao quát nhiều chục năm, cần có những điểm tương đồng với Luật Báo chí của khu vực và thế giới, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động báo chí, bảo đảm tối đa QTDNL trên báo chí của công dân. Tác giả có vài góp ý nhỏ nhìn từ góc độ QTDNL trên báo chí của công dân như sau:
Thứ nhất, Điều 3: Giải thích từ ngữ: Khoản 1. Báo chí: Hiện nay có rất nhiều loại hình báo chí, có cả báo định kỳ (như: báo In, PT, TH) và báo không định kỳ (như: Báo Điện tử, sau này có thể còn có những loại hình báo chí mới không định kỳ khác nữa), cho nên, cần bổ sung thêm cụm từ “không định kỳ” sau cụm từ “xuất bản định kỳ”, thành “xuất bản định kỳ và không định kỳ”. Cũng có những thuật ngữ khác, hoặc nội dung cần được giải nghĩa rõ ràng hơn, mặc dù trong các Bộ luật khác đã có. Ví dụ: Điều 3, Khoản 2, mục 17 và mục 18: cần xem lại “sản phẩm có tính chất báo chí” có phải là đối tượng quản lý của Luật Báo chí không? bởi vì thực tế hiện nay, có nhiều người không phân biệt rạch ròi được đâu là Báo Điện tử (hiện nay có 29 cơ quan báo chí chỉ thực hiện loại hình điện tử )(11), đâu là trang tin điện tử của cá nhân, doanh nghiệp,... vì chúng đều bắt đầu bằng một địa chỉ web. Nếu “sản phẩm có tính chất báo chí” này “không được xem là báo chí”, thì có thể đưa sản phẩm này vào quản lý ở một văn bản Luật khác có nội hàm rộng hơn.
- Thứ hai, Chương II, Điều 11: “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”: Ba Khoản quy định về QTDNL này cùng chỉ một hành vi và cùng một nội dung: công dân có ý kiến trên báo chí, chỉ là ý kiến về các loại nội dung khác nhau. Như vậy, chưa thể hiện được hết nội hàm chỉ hành vi thực hiện quyền của QTDNL trên báo chí của công dân (theo Điều 19 Khoản 2 của ICCPR năm 1966). Ngoài ra, quy định về “quyền” nhưng lại hơi giống như giải nghĩa từ ngữ.
Trong thực tế, theo tác giả, căn cứ vào “hành vi thực hiện quyền” thì không chỉ là hành vi đưa ra ý kiến, mà phải là 3 nội dung riêng rẽ về QTDNL trên báo chí của công dân, như: (i) Công dân được tự do công bố thông tin trên báo chí (ví dụ: công bố tác phẩm do công dân sáng tạo trên trang Bạn đọc của các báo; được cung cấp thông tin cho báo chí; được nói lời chính danh (làm nhân chứng) trong tác phẩm báo chí); (ii) Công dân được tự do chia sẻ ý kiến theo quan điểm riêng trên báo chí (ví dụ: phản hồi, comment về những thông tin báo chí đã đăng tải; hoặc: góp ý về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên diễn đàn do báo tổ chức,..); (iii) Công dân được tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Những quy định về quyền lợi này cũng cần có những quy định về nghĩa vụ tương ứng, đặc biệt là việc xác định nội hàm của “ngôn luận” được “tự do” đến đâu?(12).
- Thứ ba, Chương I: Những quy định chunng, Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm: gồm 13 Khoản. Các quy định nghiêm cấm này không được phân biệt rạch ròi: quy định nào đối với cơ quan báo chí, nhà báo; quy định nào đối với công dân khi thực hiện QTDNL trên báo chí?. Ví dụ: Điều 9, Khoản 12: Nội dung là dành cho công dân, hay dành cho cả nhà báo? Hoặc: sẽ là không công bằng khi tờ báo do không kiểm soát tốt tính năng bình luận, đăng bình luận của công dân có vi phạm Điều 9, tờ báo thì bị xử lý vi phạm hành chính, còn người bình luận thì sao?, bởi người bình luận theo tác phẩm cũng chính là làm cho thông tin thêm nối dài, đa dạng góc nhìn, cho nên họ cũng có phải trách nhiệm pháp lý như nhà báo. Cho nên, dù là quy định chung thì Điều 9 này cũng cần rạch ròi, bởi quyền lợi cũng phải có nghĩa vụ tương xứng (đối với cả nhà báo và công dân).
Luật Báo chí được ví như chiếc la bàn chỉ hướng để báo chí phát triển đúng, bảo đảm tối đa QTDNL của công dân, cho nên, cần được đầu tư trí tuệ, vật chất và tâm huyết để chỉnh sửa, tránh được kiểu luật ống, luật khung, đời sống của luật quá ngắn, sẽ có hiệu quả thiết thực khi áp dụng trong đời sống./.
_______________________________________________
(1) Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.847.
(2) Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, các trang: 786, 1039, 666.
(3) Xem: John Stuart Mill (2005), Bàn về tự do, Nxb. Tri thức, HN.
(4) Xem: Claude Frederic Bastiat (2016), Luật pháp, Nxb. Tri thức, HN.
(5) Dẫn theo: Nguyễn Thị Hằng Thu (2022), Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, Luận án Tiến sĩ, Học viện BC&TT, HN, tr. 36 - 42.
(6) Bill Kovach & Tom Roenstiel (2001), Những yếu tố của báo chí, Nxb. Thông tấn, H., tr. 236 - 237.
(7) https://www.xaydungdang.org.vn, ngày 26/12/2022
(8) Nguyễn Thị Hằng Thu (2021), Tác phẩm báo In, Đề tài sách giáo trình (Phần phụ lục), Học viện BC&TT, HN.
(9) vnetwork.vn, truy cập ngày 6/3/2023.
(10) Nguyễn Thị Hằng Thu (2021), Tác phẩm báo In Đề tài sách giáo trình (Phần phụ lục), Học viện BC&TT, HN.
(11) https://cspl.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/tinchitiet. (truy cập ngày 16/6/2023).
(12) Xem: Nguyễn Thị Hằng Thu, Hiểu đúng về “tự do” trong quyền “tự do ngôn luận” trên báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số tháng 7 năm 2018.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 7/2023
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Rạng rỡ Việt Nam
-
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: 95 năm tiên phong vì Tổ quốc và nhân dân
-
3
Thư chúc mừng năm mới của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
-
4
Mười sự kiện, hoạt động nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024
-
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta khối lượng đồ sộ, nhiều thể loại các tác phẩm báo chí; hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận toàn diện và sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam và phong cách nghề nghiệp của người làm báo. Bài viết khái quát những cống hiến chủ yếu của Người trên lĩnh vực báo chí nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Bình luận