Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử là các biện pháp tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý ở các tạp chí điện tử nhằm chuyển tải thông điệp về môi trường tới công chúng một cách chính xác, rõ ràng, hiệu quả, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác môi trường, giúp nâng cao hơn nữa nhận thức của công chúng, thúc đẩy thay đổi hành vi của cộng đồng. Thông qua khảo sát 3 trang Tạp chí điện tử: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (MT&CS), Tạp chí Môi trường và Đô thị (MT&ĐT) về quản lý thông điệp môi trường cho thấy thực trạng quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam đã đạt được những ưu điểm và còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Về ưu điểm
Thứ nhất, các tờ tạp chí đã kịp thời tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường đến với công chúng.
Thực tế, Báo chí nói chung, tạp chí điện tử nói riêng là diễn đàn trao đổi thông tin giữa nhân dân và Nhà nước. Báo chí mở diễn đàn ở trên các phương tiện truyền thông đại chúng để đăng tải các ý kiến, hay mở những diễn đàn trực tiếp góp phần thu thập ý kiến của người dân. Các diễn đàn này được công khai, minh bạch, phản ánh các vấn đề để người dân bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội trong đó có vấn đề về bảo vệ môi trường. Đồng thời các tạp chí cũng cung cấp những câu trả lời từ cơ quan chức trách có thẩm quyền giải đáp thắc mắc cho người dân. Ngoài ra, các tạp chí còn có các mục diễn đàn nhỏ để công chúng bày tỏ thái độ về vấn đề mà được đề cập đến; cùng một sự kiện, vấn đề nào đó để tham khảo các ý kiến của người dân; hoặc phỏng vấn lấy ý kiến nhanh của các chuyên gia.
Hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề môi trường tại các trang tạp chí điện tử trong thời gian vừa qua dựa trên số liệu khảo sát tại ba trang tạp chí đã nêu trên (thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022) trong đó: nội dung thông tin về bảo vệ môi trường xuất hiện nhiều nhất với 2.414 bài (chiếm 33%); nội dung trong nhóm thông điệp về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về môi trường với 1.785 tin, bài (chiếm 25%); nội dung trong nhóm thông điệp về thực trạng ô nhiễm môi trường với 1.593 tin, bài (chiếm 22%); đối với nội dung nhóm về giải pháp liên quan tới bảo vệ môi trường là 1.429 tin, bài (chiếm 20%).
Từ số liệu trên có thể nhận thấy, việc quản lý nội dung thông tin về thông điệp môi trường trên các tạp chí điện tử đã thực hiện đúng chức năng là cầu nối thông tin, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, góp phần giảm thiểu những sai phạm, vi phạm pháp luật không đáng có liên quan đến môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về chính sách môi trường để từ đó thực thi nghiêm chỉnh và đúng quy định của pháp luật. Bởi nhân dân chính là người thực hiện đồng thời cũng là kênh phản hồi thông tin được phản ánh thông qua thực tiễn khi đưa Luật hay nghị quyết, nghị định vào thực tế cuộc sống. Thông qua thực tiễn hoạt động sẽ góp phần vào công tác chỉnh sửa, bổ sung bộ luật về môi trường ngày càng hoàn chỉnh.
Thứ hai, các tờ tạp chí điện tử đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Có thể thấy, “Vấn đề bảo vệ môi trường đang được quan tâm và coi như một nhiệm vụ cơ bản, cấp bách, nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường đã và đang đứng trước những thách thức to lớn. Vậy nên truyền thông môi trường trong đó cụ thể là báo chí là một công cụ quan trọng của quản lý môi trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ hoặc hành vi của con người trong cộng đồng”(1).
Thực tiễn thời gian vừa qua, các tờ tạp chí điện tử đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, minh chứng là: từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022 cho thấy, có 7.223 bài báo viết về thông điệp về môi trường được đăng tải trên ba tạp chí điện tử đã nêu trên, trong đó trung bình có 19,8 tin, bài viết/ngày (tiêu biểu có một số ngày diễn biến dịch phức tạp số bài viết tăng lên đạt 50 - 100 tin, bài/ngày). Về số lượng bài viết đăng tải liên quan đến thông điệp về môi trường thường dao động từ 500 - 800 tin, bài/tháng. Nội dung đăng tải trên đều liên quan đến nhiều khía cạnh thông tin về môi trường từ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thực trạng ô nhiễm môi trường và các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường. Ví dụ như: ngày 3/11/2022, Tạp chí Môi trường và Đô thị có bài viết: “Bắc Ninh chỉ đạo tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê” hay ngày 20/7/2022, tạp chí Môi trường và Cuộc sống có bài viết “Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa và nỗ lực giảm thiểu của Việt Nam”… từ thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử đã giúp các cơ quan chức năng có thêm nhiều nguồn tư liệu để có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm, đồng thời tạo dư luận xã hội giúp người dân ngày càng quan tâm và nhận thức rõ hơn về những tác hại cũng như lợi ích từ việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người hiện nay.
Thứ ba, các tờ tạp chí điện tử đã góp phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các địa phương tăng cường công tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang trở thành nỗi nhức nhối mang tính toàn cầu. Nó đang là vấn đề nóng từ những nước nghèo đến những nước phát triển hay các quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, trái đất đang oằn mình chống chịu với những tác động thô bạo từ con người. Chặt phá rừng, rác thải nhựa, hiệu ứng nhà kính, nhà máy xả nước thải, khí thải độc hại ra môi trường… đó là những gì đã, đang và sẽ diễn ra. Sự lặp đi lặp lại khiến “Mẹ Thiên nhiên” tổn thương và nổi giận. Và từ đó, những cơn “siêu bão” xuất hiện nhiều hơn và càn quét mọi thứ chúng đi qua trên đất liền gây ra bao đau thương mất mát; những cơn lũ dâng cao “nuốt chửng” xóm làng; bệnh dịch xuất hiện nhiều hơn; hạn hán, bão tuyết ngày càng khốc liệt… Tuy nhiên, lời “răn đe” của “Mẹ Thiên nhiên” dường như chưa khiến con người lo lắng. Minh chứng điển hình là rất nhiều vụ vi phạm về môi trường quy mô lớn đã bị phát hiện. Vì những lẽ đó, vai trò của báo chí đối với vấn đề tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là rất lớn. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí, đã rất cố gắng trong việc thực hiện “sứ mệnh” bảo vệ môi trường và thực tế có rất nhiều các vụ việc hủy hoại môi trường đã được phát hiện nhờ cơ quan báo chí.
Sự cố ô nhiễm môi trường do nhà máy nghiền đá tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gây chú ý trong dư luận vào những tháng cuối năm 2022(2). Người dân xã thôn Tuyên Cáo đã phản ánh với báo chí rằng xưởng nghiền đá của một doanh nghiệp tư nhân có diện tích rộng hàng nghìn mét vuông nằm sát bên bờ sông Vân thuộc làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) hoạt động ngày đêm gây ô nhiễm, tiếng ồn, bụi bặm khiến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong vụ việc này không thể phủ nhận được vai trò của báo chí. Bởi khi sự việc đang nóng, báo chí đã minh bạch, cung cấp nhiều thông tin. Thậm chí, phóng viên còn chụp lại được cảnh hàng trăm mét vuông đất bị doanh nghiệp san lấp, lấn chiếm làm bãi tập kết đá. Chủ tịch UBND xã Ninh Vân sau đó cũng thừa nhận việc người dân phản ánh xưởng nghiền đá trên gây ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi là có thật và cam kết có biện pháp xử lý. Qua đó có thể thấy vai trò và trách nhiệm của phóng viên và cơ quan báo chí trong những sự việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và cung cấp thông tin từ đó giúp các cơ quan chức năng có phương án xử lý phù hợp, góp phần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ổn định cuộc sống của nhân dân.
Có thể thấy, hơn lúc nào hết vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Nhận thức rõ điều đó, các tờ tạp chí điện tử đã liên tục phản ánh được nhiều khía cạnh của môi trường, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Các tờ tạp chí điện tử đã tạo ra cơ chế trong việc hình thành và phát triển các luồng dư luận xã hội về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tạo dựng và thúc đẩy động lực làm trong sạch môi trường sống của con người. Đó cũng là đặc trưng của nền báo chí hiện đại Việt Nam - một nền báo chí mang đậm chất nhân văn và truyền thống văn hóa yêu thiên nhiên, yêu hòa bình của dân tộc ta.
- Về một số hạn chế
Một là, đôi khi việc quản lý quy trình tổ chức sản xuất chưa thực sự chặt chẽ, chưa đảm bảo tính chính xác của nguồn tin phóng viên
Như chúng ta đã biết, giai đoạn 2020 - 2022 gần như là năm đầu tiên báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng phải hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Vì vậy, nảy sinh nhiều vấn đề mới trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên và trong hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo ban biên tập. Đặc biệt là, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều kiện làm việc của phóng viên còn hạn chế và khó khăn. Năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, lần đầu tiên trải nghiệm tình hình sản xuất thông điệp trong bối cảnh dịch bệnh, có những phóng viên không tránh khỏi còn bỡ ngỡ. Thậm chí còn xuất hiện trường hợp có vì quá vội vàng, đã có những phóng viên sử dụng thông điệp mạng xã hội để đưa tin mà chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến tính chính xác của nguồn tin, làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với cơ quan báo chí.
Hai là, thực tế cho thấy một số nhà báo trẻ chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, xây dựng, quản lý, bảo vệ môi trường nên việc đưa tin đôi khi không chính xác, gây hiểu lầm, kích động dư luận.
Có thể nói, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của phóng viên là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ quyết định trực tiếp đến đứa con tinh thần là sản phẩm báo chí mà họ “thai nghén” và “sinh ra”. Song, thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những phóng viên, nhà báo trẻ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa khi đưa thông điệp môi trường đến với độc giả, hoặc vì chạy theo lợi nhuận hay số lượng bài viết mà bỏ quên, hoặc ít quan tâm đến nội dung, tính chính xác của thông tin cũng như ý nghĩa khi truyền thông điệp đến với độc giả gây nên một số hệ quả không đáng có tại một số các cơ quan báo chí. Vấn đề này đã khiến không ít phóng viên bị kỷ luật, bị cách chức vì vi phạm kỷ luật, quy định của cơ quan báo chí. Vì vậy yêu cầu đặt ra trong quá trình tác nghiệp đòi hỏi các phóng viên, nhà báo trẻ hiện nay phải luôn không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền, xây dựng và bảo vệ môi trường trong tình hình mới.
Ba là, chưa có cơ chế đặc thù khuyến khích phóng viên viết cho tạp chí điện tử nên lượng thông tin không dồi dào
Việc chưa có cơ chế đặc thù để khuyến khích phóng viên viết cho tạp chí điện tử có thể được xem là hạn chế lớn nhất của các cơ quan báo chí trong diện khảo sát hiện nay. Các cơ quan báo chí này chưa sử dụng tạp chí điện tử làm phương tiện chia sẻ thông tin (Web 2.0), nghĩa là chưa sử dụng được độc giả với tư cách là người sản xuất nội dung thông tin cho tạp chí điện tử của mình dẫn đến việc lựa chọn thông tin chưa thực sự hấp dẫn, lôi kéo được đông đảo lương độc giả quan tâm. Ngoài ra, với nguồn nhân lực còn hạn chế và quá trình sản xuất mất nhiều thời gian cũng trở thành một thách thức đối với các phóng viên, nhà báo khi đưa tin về công tác này.
2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp môi trường trong thời gian tới
Thứ nhất, tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thông tin truyền thông về công tác báo chí.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển của toàn hệ thống chính trị, bảo đảm thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là vấn đề nguyên tắc, dựa trên khoa học và thực tiễn. Có như vậy mới bảo đảm được sự thống nhất và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau tùy theo tính chất, đặc điểm từng lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể khác nhau. Quản lý báo chí là vấn đề nguyên tắc, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động đúng nguyên tắc, có hiệu quả, thể hiện bằng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với báo chí trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với báo chí ngành Tài nguyên Môi trường và các báo khảo sát nói riêng, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài nguyên và môi trường về tổ chức, hoạt động và nội dung. Trong bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động như hiện nay, việc đảm bảo các yêu cầu như: Định hướng báo chí phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trong công tác tuyên truyền, phải bảo đảm hoạt động đúng nguyên tắc, mục đích, đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời về các vấn đề, sự kiện liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ và ứng phó với thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường.
Thứ hai, thực hiện tôn chỉ, mục đích của báo chí với tư cách là cơ quan tuyên truyền chính trị, nghiệp vụ, pháp luật trong quân đội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong bối cảnh đất nước đang thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập để phát triển kinh tế, báo chí, đặc biệt là báo chí ngành Tài nguyên môi trường như Tạp chí Tài nguyên và Môi trường dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ, phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định, phát triển đúng hướng cả về tổ chức, chính trị, tư tưởng và chuyên môn. Đảm bảo mỗi ấn phẩm báo chí, việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và mục đích được xác định trong giấy phép là yếu tố cốt lõi, xuyên suốt. Đối với tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị hay Môi trường và Cuộc sống đều gắn trực tiếp thông điệp môi trường vào tôn chỉ mục đích vì vậy cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện tốt điều này không những có thể vừa góp phần phổ biến kiến thức khoa học về hoạt động của ngành Môi trường lại vừa đảm bảo được chức năng thông tin, tuyên truyền của báo chí.
Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức thông tin.
Về nội dung, hướng đi chủ yếu của các tờ tạp chí điện tử phải chủ động, tích cực, thể hiện rõ vai trò của báo chí cách mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh môi trường. Tập trung cải tiến nội dung với phương châm: “Trung thực - Hấp dẫn - Hữu ích”, trên cơ sở nắm bắt, cập nhật thông tin đa dạng, đa chiều, kịp thời, chính xác, trung thực, mang tính định hướng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, không chạy theo xu hướng thị trường
Hình thức các thông điệp môi trường cần được trình bày hấp dẫn, sinh động; luôn sáng tạo, đổi mới về phương thức hoạt động để áp dụng vào thực tiễn trong bảo vệ môi trường hiện nay. Tăng cường tuyên truyền các hoạt động ở cơ sở, giảm tuyên truyền nặng về “lễ” và “vui vẻ”, tăng cường đấu tranh, nhân đạo. Điều này đòi hỏi người làm báo không được hài lòng với những gì mình đã có mà phải cần mẫn suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi, nhạy bén để nắm bắt những thành tựu khoa học mới; Sử dụng thành thạo công nghệ, kỹ thuật, phương tiện truyền thông trong trình bày thông điệp; đồng thời tăng cường công tác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ từ các tờ tạp chí khác nhằm bổ sung, trau dồi, tích lũy vốn kiến thức cho bản thân phục vụ ngày càng hiệu quả nhiệm vụ công tác trong tình hình mới./.
_______________________________
(1) https://tainguyenvamoitruong.vn/vai-tro-cua-bao-chi-trong-truyen-thong-ve-moi-truong-cid16887.html
(2) https://tainguyenvamoitruong.vn/nguoi-dan-buc-xuc-vi-xuong-nghien-da-trai-phep-gay-o-nhiem-moi-truong-cid16700.html
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ môi trường, 2020
2, Madina Bulatova, Ayazbi Beysenkulov (2015), “Báo chí đổi mới: Con đường mới của phát triển truyền thông”, Tạp chí Nghiên cứu và Giáo dục Khoa học Xã hội Châu Âu
3. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb. Chính trị - Quốc Gia, Hà Nội.
4. Đinh Văn Hường (2006), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Jeanie Nguyen (2010), Tác động của tạp chí kỹ thuật số và tạp chí in tới môi trường, Nxb. Đại học Bách khoa Tiểu bang California - San Luis Obispo.
6. A. Castrechini, E. Pol, và J. Guàrdia-Olmos (2014), Thông điệp truyền thông về các vấn đề môi trường, Từ diễn ngôn khoa học đến chính trị, Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng Châu Âu.
7. Dương Xuân Sơn (2022), Vai trò của báo chí trong truyền thông về môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
8. Ian Hargreaves (2014), “Báo chí: Một lời giới thiệu ngắn gọn”, Nxb. Đại học Oxford.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử
Bài liên quan
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
- Giám sát của báo chí đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
- Tuyên truyền điển hình tiên tiến trên các tạp chí của Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí ở nước ta hiện nay
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
(LLCT&TTĐT) Báo chí không chỉ truyền đạt thông tin tri thức mà còn truyền cảm hứng, tạo động lực, khơi nguồn mong muốn thay đổi và thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp. Bài viết đi sâu vào việc phân tích các thông tin liên quan đến năng suất lao động đang được phản ánh trên báo chí hiện nay, cùng với việc đánh giá mức độ tiếp nhận, sử dụng các thông tin này trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bình luận