Từ khoá : quan hệ sản xuất

3 bài viết

Tìm hiểu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nền kinh tế tri thức

Tìm hiểu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nền kinh tế tri thức

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với những bước tiến như vũ bão đang tác động toàn diện đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế thế giới biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương hướng hoạt động. Cuộc đấu tranh diễn ra rất quyết liệt giữa các quốc gia trên mặt trận kinh tế tạo nên sự phân hóa, tạo nên bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.

Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ

Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ

Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa là một phần quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác về xã hội nói chung và xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Theo dự đoán của Mác, thời kỳ quá độ sẽ xuất hiện trong tương lai gần, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất sẽ là những nước đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ, nhà nước trong thời kỳ quá độ sẽ là nhà nước chuyên chính vô sản, chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ sẽ là chế độ dân chủ vô sản; thời kỳ quá độ sẽ không kéo dài hàng trăm năm; khi thời kỳ quá độ kết thúc thì chế độ tư hữu sẽ mất đi, sản xuất hàng hóa sẽ không còn, giai cấp sẽ không tồn tại, nhà nước và chế độ dân chủ sẽ tiêu vong, sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Từ lý luận triết học của C.Mác về tư bản, phê phán những quan điểm không đúng về phạm trù tư bản

Từ lý luận triết học của C.Mác về tư bản, phê phán những quan điểm không đúng về phạm trù tư bản

“Tư bản” được coi như là phạm trù trung tâm của Bộ Tư bản để C.Mác phân tích chủ nghĩa tư bản (CNTB) bằng quan điểm duy vật lịch sử. Giải quyết những vấn đề cơ bản về phạm trù tư bản từ góc độ triết học giúp chúng ta khẳng định được những chân giá trị trong học thuyết của C.Mác về CNTB và bác bỏ những quan điểm không đúng về tư bản trong tư tưởng của C.Mác.