Quản lý thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử hiện nay
Thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia
Quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng ta xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi phải có chiến lược mới với tầm nhìn mới, hệ thống giải pháp mới để giữ vững an ninh quốc gia trong mọi tình huống. Trong đó, việc phát huy vai trò của hệ thống báo chí truyền thông là đặc biệt quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội càng tỏ rõ sức mạnh của nó, là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc; là diễn đàn của người dân, tham gia giám sát, phản biện, phản ánh thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của giai cấp và của Đảng cầm quyền.
Ở Việt Nam, báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đổi mới nội dung và phương thức, thích ứng với xu thế phát triển của nền báo chí hiện đại. Báo chí ngày càng đóng góp tích cực vào mọi mặt đời sống, xã hội, nhất là trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực.
Việc truyền tải thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện ở rất nhiều loại hình báo chí khác nhau với sự đa dạng về chủ đề và thể loại góp phần cung cấp cho công chúng một lượng thông tin lớn, đa dạng về các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ đất nước.
Vấn đề quản lý thông điệp
Việc quản lý các thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia phải thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, mọi lực lượng trong xã hội đều phải quy tụ dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia.
Báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài các lực lượng này, việc quản lý thông điệp cần đi đúng định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước nhằm phát đi các thông điệp về an ninh quốc gia nhanh chóng, kịp thời, chính xác góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, từng bước làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong công tác truyền thông về bảo vệ an ninh quốc gia, báo mạng điện tử có vai trò quan trọng. Nhờ những thông điệp được đăng tải trên các tờ báo mạng mà nhân dân có những hiểu biết nhất định, luôn đồng hành với những biến đổi từng ngày của đất nước. Có được những thành công như vậy phải kể tới sự nỗ lực của nhiều yếu tố ở tất cả các khâu như thu thập thông tin hiện trường, tổ chức sản xuất, biên tập... trong đó quản lý đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử nhìn chung vẫn còn không ít bất cập thuộc về: chủ thể quản lý, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý; chất lượng tin bài, nhiều thông tin còn chưa được kiểm duyệt chính xác về mặt nội dung, cách phản ánh thiếu sinh động, tin bài còn chưa đồng đều, chưa có chiều sâu, hình thức còn đơn điệu...
Đặc biệt, một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay trong việc truyền tải thông điệp về an ninh quốc gia là hiện tượng giật gân, câu view, vẫn còn một số tờ báo mạng điện tử quan tâm quá nhiều đến việc thỏa mãn thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng nhằm thu lợi nhuận mà không tính tới hậu quả tiêu cực do việc làm đó gây ra. Do vậy, truyền thông bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử hiện nay có vị trí, vai trò quan trọng – ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của đất nước.
Một số giải pháp
Một là, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo mạng điện tử về vai trò của công tác quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia. Đây là điều kiện tiên quyết đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo quy luật khách quan, trong hoạt động thực tiễn của con người, nhận thức đúng mới có hành động đúng. Nhận thức không những giữ vai trò quan trọng, định hướng mà còn chỉ đạo hoạt động của chủ thể, là cơ sở, tiền đề cho sự chuyển biến tích cực, đồng bộ, thống nhất trên tất cả các khâu, các bước của quá trình. Nhận thức đúng là cơ sở để có thái độ, động cơ đúng đắn, xây dựng ý chí quyết tâm, trách nhiệm cao trong quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia của các chủ thể.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, quyết liệt, để nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo mạng điện tử về vai trò của công tác quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia cần thực hiện tốt: quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ TT&TT về công tác báo chí; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục giúp các chủ thể nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan báo chí cần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất trong thực hiện công tác quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia.
Hai là, đổi mới nội dung quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia trên các tờ báo mạng điện tử. Thực tế nội dung thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử thời gian qua cơ bản thể hiện quan điểm và lập trường trong xử lý những vấn đề an ninh phát sinh, những thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta góp phần nâng cao nhận thức công chúng, tạo cái nhìn tích cực vào việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định như: một số thông tin chưa kịp thời, chính xác...
Để giải quyết những hạn chế này cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung như: mở thêm chuyên mục, chuyên sâu về bảo vệ an ninh quốc gia và tuyên truyền thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia; chú trọng cải tiến nội dung với phương châm: “Trung thực - Hấp dẫn - Bổ ích”; thường xuyên đổi mới hình thức các tin, bài bảo đảm hấp dẫn, sinh động. “Báo chí phải thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, thực hiện tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân; phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng, ý kiến, truyền tải thông tin thiết thực đến toàn thể nhân dân”.
Ba là, đổi mới phương thức, cơ chế quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia trên các tờ báo mạng điện tử. Dưới góc độ cạnh tranh báo chí, để theo kịp với sự phát triển rất nhanh của phương tiện truyền thông hiện đại, báo mạng điện tử cần phải luôn chủ động tìm tòi phương thức tiếp cận thông tin, đổi mới nội dung, hình thức các bản tin, chuyên mục với phong cách làm báo hiện đại để không khô cứng, thông tin một chiều, đơn điệu hoặc chạy theo trào lưu hay nâng cao tính hấp dẫn một cách thiếu thận trọng làm mất đi tính nghiêm túc và giá trị đích thực của các tờ báo mạng điện tử thời hiện đại.
Bên cạnh đó, việc quá chặt chẽ, quy củ, hình thức trong quản lý dẫn tới nhiều thông điệp chưa được phát sóng kịp thời, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh thông tin.
Vì vậy, để đổi mới phương thức và cơ chế quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia trên các tờ báo mạng điện tử một cách hiệu quả cần thực hiện tốt một số nội dung: nghiên cứu lại tổng thể nhiệm vụ các phòng, ban trong toàn bộ các tờ báo mạng điện tử, xác định vị trí, tầm quan trọng của các thông điệp về bảo vệ an ninh quốc gia và vai trò, thẩm quyền rõ ràng của từng bộ phận tham gia; coi trọng công tác tuyển chọn nhân lực đầu vào có sự chuẩn hóa ngay đối với những kỹ năng chuyên môn định hướng tới; thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông chuyên nghiệp; đổi mới quy trình tổ chức sản xuất hiện tại, ban hành văn bản chuẩn hóa quy trình trên cơ sở loại bỏ bớt những khâu xét duyệt trung gian, bổ sung những khâu cần thiết như trong quy trình giải pháp nêu trên.
Bốn là, tăng cường bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cộng tác viên cho báo mạng điện tử. Đội ngũ cộng tác viên là một trong những lực lượng góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí. Trên thực tế, để có được những thông điệp tốt về bảo vệ an ninh quốc gia không thể thiếu sự trợ giúp, nguồn tin bài phong phú của đội ngũ này.
Những năm qua, ban lãnh đạo các tờ báo mạng điện tử chưa thực sự quan tâm và phát huy vai trò của đội ngũ này. Do đó, chưa phát huy được tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tờ báo. Do vậy, trong thời gian tới, cấp ủy, ban biên tập, tổng biên tập các báo cần thực hiện đồng bộ một số nội dung trọng tâm sau: làm tốt công tác tuyển chọn, tổ chức, xây dựng đội ngũ cộng tác viên; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, giao lưu giữa cộng tác viên với các tờ báo mạng điện tử trên tất cả các khâu: nhận bài, biên tập, đánh giá, phổ biến kịp thời chủ đề tháng, chủ đề năm, hướng nghiên cứu, những vấn đề đặt ra đang cần tập trung phản ánh nhằm gợi mở, định hướng viết cho họ; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cộng tác viên có nhiều đóng góp, có nhiều tin bài chất lượng cao trên báo mạng điện tử.
Quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản và đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan báo chí đến đội ngũ nhà báo, phóng viên, các tác phẩm báo chí nhằm đạt những mục tiêu đề ra về bảo vệ an ninh quốc gia trên tất cả các mặt khác nhau.
Nhất quán quan điểm: “Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam”.
Thực hiện đồng bộ những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý thông điệp bảo vệ an ninh quốc gia trên báo mạng điện tử có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng theo tinh thần Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị khóa XI về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet; đồng thời, phù hợp với quan điểm chỉ đạo trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Đảng và Chính phủ./.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.156.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H., T.17, tr.551.
3. V.I.Lênin (1979): Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, H., T.8, tr.245.
4. Nguyễn Xuân Phúc, “Báo chí cách mạng Việt Nam luôn xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng tiên phong, kiên trung trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, dân tộc”, Báo Điện tử Nhân dân, ngày 21.6.2018.
5. Cổng thông tin điện tử, Bộ TTTT, Quan điểm trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. H., 10.4.2019.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 24.09.2021
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận