Quảng Ninh đưa nội dung giáo dục Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vào trường học
Hạ Long là một vùng cảnh quan tuyệt đẹp có biển, trời trong xanh, mênh mông, huyền ảo với những hòn đảo mang nhiều hình dáng kỳ thú vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa duyên dáng thơ mộng làm xao xuyến lòng người. Ở trong lòng núi đảo của Hạ Long lại có hàng trăm hang động đẹp nổi tiếng như: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Trinh Nữ, Tam Cung, Tiên Ông, Kim Quy, Hoa Cương...
Hạ Long là vùng biển đảo có hệ sinh thái đa dạng, đến nay đã xác định được trên 400 loài cá, 500 loài động vật đáy, 160 loài san hô, 355 loài sinh vật phù du, 140 loài rong biển, 34 loài thực vật ngập mặn ...
Hạ Long còn là một vùng thiên nhiên đầy những huyền thoại, là cái nôi cư trú của người Việt Nam cổ với 3 nền văn hoá tiền sử nối tiếp nhau phát triển từ hậu kỳ đá cũ đến sơ kỳ kim khí cách đây từ 17.000 năm đến 2.500 năm.
Vịnh Hạ Long đã được tổ chức UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị vẻ đẹp tự nhiên kỳ ảo và độc đáo ngoại hạng có tính toàn cầu về cảnh quan năm 1994 và Giá trị kiến tạo địa chất, địa mạo Karst năm 2000.
Quảng Ninh đang tiếp tục đề nghị UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 3 toàn bộ vùng vịnh Hạ Long, vì trước đây khu vực di sản được công nhận mới chỉ có một phần trong vùng Vịnh gồm: một phần vùng biển thành phố Hạ Long, vùng biển Cẩm Phả và huyện Vân Đồn.
Là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long không chỉ là tài sản của Quảng Ninh, của Việt Nam mà trở thành tài sản vô giá của toàn nhân loại nên cả cộng đồng quốc tế đều có trách nhiệm giám sát, giữ gìn, bảo tồn. Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Ninh, các ngành chức năng của Nhà nước và cộng đồng Việt Nam trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản là quan trọng.
Bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là phải bảo vệ nguyên vẹn di sản gồm: núi đá, hang động, bãi tắm, san hô, hệ thống động thực vật trong nước, trên đảo, nguồn gen, môi trường nước và cảnh quan tự nhiên. Phải giữ nguyên vẻ hoang sơ như vốn có của nó, không làm biến dạng cảnh quan. Đồng thời tu bổ, tôn tạo trả lại những giá trị bền vững, toàn vẹn và đa dạng của tự nhiên mà thiên nhiên và con người đã xâm hại.
Hiện nay, khu vực di sản nằm trong tam giác chiến lược phát triển kinh tế của miền Bắc, là nơi có bể than rộng lớn lộ thiên; với Quảng Ninh là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp, phát triển đô thị, khai thác kinh tế biển, du lịch... Cảnh quan di sản bị đe doạ bởi các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng đô thị... gây ra, nhất là các chất thải dân sinh, công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Nhận thức được vinh dự và trách nhiệm trực tiếp giữ gìn, tôn tạo để Vịnh Hạ Long mãi mãi xứng đáng là một di sản vô giá của nhân loại, của thế hệ Việt Nam hôm nay và con cháu mai sau, Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Chỉ thị số 28/2000/CT-UB “về việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo tồn di sản” và Nghị quyết 09-NQ/TU “về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2005” cùng nhiều văn bản chỉ đạo khác đối với các cơ quan chức năng của tỉnh nhằm giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn, bảo tồn di sản. Nhất là đối với học sinh trong các trường học. Đây là đối tượng đông đảo có thể làm tốt công tác tuyên truyền về giá trị di sản trong gia đình và cộng đồng, đồng thời cũng là là lực lượng trực tiếp bảo vệ, giữ gìn thiết thực và có hiệu quả nhất.
Với trách nhiệm của mình, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã bàn biện pháp đưa chương trình, nội dung, giáo dục Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vào nhà trường và thành lập Ban chỉ đạo chương trình giáo dục di sản trong trường học cùng với sự giúp đỡ, cố vấn của Tổ chức bảo tồn động, thực vật quốc tế (FFI). Trách nhiệm của từng ngành và nhiệm vụ của các thành viên được phân công cụ thể. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm về nội dung, tài liệu giảng dạy tham quan Vịnh. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về tập huấn giáo viên, xây dựng kế hoạch thời gian, chương trình, kiểm tra việc giảng dạy; Tổ chức bảo tồn động, thực vật quốc tế (FFI) chịu trách nhiệm tài liệu, in ấn tài liệu và cố vấn chương trình.
Mục đích của chương trình giảng dạy được xác định rõ là giáo dục cho học sinh hiểu rõ:
- Giá trị nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
- Những quy định bảo vệ và yêu cầu giữ gìn lâu dài di sản.
- Vai trò và trách nhiệm của các thế hệ học sinh trong tuyên truyền, bảo vệ di sản.
Năm học 2001 - 2002, Quảng Ninh bắt đầu việc giảng dạy ở 6 trường thuộc 3 cấp học của thành phố Hạ Long. Tài liệu giảng dạy do Ban chỉ đạo soạn thảo. Phương pháp giảng dạy được lồng ghép trong chương trình giáo dục về lịch sử, địa lý địa phương, trong giờ giáo dục công dân, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội. Việc học tập của học sinh diễn ra sôi nổi, hào hứng, bước đầu đã có những chuyển biến tốt trong nhận thức và hành vi đối xử với di sản.
Từ thực tế giảng dạy ở 6 trường, Ban chỉ đạo đã tổ chức hội thảo về nội dung, phương pháp giảng dạy, tiến tới soạn thảo bộ tài liệu chính thức về di sản cho cả 3 cấp học phổ thông.
Năm học 2002 - 2003, Quảng Ninh tiếp tục dạy môn Di sản Hạ Long ở các trường phổ thông trong địa bàn thành phố Hạ Long với bộ tài liệu mới biên soạn. Để việc học tập của học sinh đạt hiệu quả cao hơn, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường dạy mỗi tháng 2 bài về giáo dục di sản và được coi là một môn học độc lập như các môn học khác, không học lồng ghép như trước. Thời gian học đối với học sinh tiểu học vào giờ sinh hoạt lớp; các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giờ lịch sử hoặc địa lý địa phương.
Năm học 2003 - 2004 việc dạy môn giáo dục di sản Vịnh Hạ Long được mở rộng tiếp ở các trường trung học của 4 huyện, thị xã là: Cẩm Phả, Yên Hưng, Vân Đồn và Cô Tô. Đến nay đã có 1.692 lớp tiểu học, 1.076 lớp trung học cơ sở và 460 lớp trung học phổ thông và 3.228 cán bộ, giáo viên các cấp tham gia giảng dạy và học tập bộ môn này. Đáng kể nhất là Quảng Ninh đã biên soạn được một bộ tài liệu học tập riêng cho các lớp học phổ thông gồm: 1.700 bộ thuộc bậc tiểu học, 1.200 bộ cho trung học cơ sở và 500 bộ cho trung học phổ thông. Theo đánh giá của các nhà sư phạm và cán bộ nghiên cứu giáo dục, bộ tài liệu này mang tính giáo khoa, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ và tính thực tiễn. Cấu trúc mỗi bài trong tài liệu gồm từ 3 đến 5 hoạt động cụ thể. Hệ thống kênh chữ và kênh hình bố trí hợp lý ở các cấp học. Bộ tài liệu đã được thẩm định và nghiệm thu, in ấn và phát hành.
Ngoài việc giảng dạy và học tập trên lớp, các trường đã có sáng kiến tổ chức nhiều hình thức ngoại khoá như: làm báo tường, thi thơ, thi vẽ tranh về cảnh đẹp Hạ Long, triển lãm tranh của các em, tập làm hướng dẫn viên du lịch, tham quan Vịnh và các hang động... làm cho học sinh có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên Vịnh Hạ Long, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của biển, đảo, trời nước... đồng thời tạo cho các em điều kiện để thể hiện hành vi của mình như gom rác làm sạch môi trường, hướng dẫn khách du lịch ý thức bảo vệ cảnh quan...
Có thể nói, việc đưa nội dung giáo dục bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vào trường học ở Quảng Ninh đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhà trường đã cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng, thói quen văn hoá cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm, tình yêu, niềm tự hào cho học sinh về Vịnh Hạ Long; giúp các em có suy nghĩ và hành vi đúng đắn trước di sản, và là những tuyên truyền viên về bảo tồn di sản trong gia đình và cộng đồng. Hoạt động của nhà trường đã được nhân dân hoan nghênh và được Tổ chức bảo tồn động, thực vật thế giới (FFI) và UNESCO đánh giá cao./.
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
Nguyễn Hoàng Lam
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Các Nghị quyết của Bộ Chính trị mới ban hành gồm: Nghị quyết 57; Nghị quyết 59; Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 được xem là “bộ tứ trụ cột” đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân triển khai trong thực tiễn. Dư luận đánh giá rất cao việc Đảng ban hành các nghị quyết này và kỳ vọng vào sự phát triển của đất nước. Dù vậy, vẫn có những tiếng nói thiếu hiểu biết, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, phủ nhận những kết quả mà đất nước đã và đang đạt được.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận