Quy trình thẩm định nguồn tin
Từ clip xuyên tạc ở Bến Tre
Ngày 28.10, đoạn video clip do Nguyễn Chí Khương, sinh năm 1993, sống ở Ấp 5, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quay và xuất bản lên Facebook kèm theo lời chú thích: “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm quê hương Bến Tre”, dài hơn 3 phút ghi hình ảnh đoàn xe hơn 50 chiếc, dẫn đầu là xe cảnh sát giao thông và sau đó là các xe gắn biển công vụ (biển xanh và biển đỏ) nối nhau chạy trên một con đường quê. Clip được ghi bằng một cú máy, bố cục đứng, không sắp đặt lại, giữ tiếng động hiện trường và lọt tiếng nói của người ghi hình.
Sau khi đoạn clip này được đưa lên Facebook và mạng Youtube, rất nhiều người đã chia sẻ lại kèm theo những lời bình luận ác ý, đầy tính xuyên tạc, mang nội dung vu khống nói xấu Đảng, Nhà nước và cán bộ cấp cao.
Sự thật là gì? Vào ngày 28/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang chủ trì kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tại Hà Nội. Hình ảnh đoàn xe trong đoạn clip lan truyền trên các trang mạng là xe của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đơn vị chức năng của tỉnh Bến Tre tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2016.
Tham dự sự kiện diễn tập này có nhiều đồng chí tướng lĩnh QĐND Việt Nam; lãnh đạo Vụ An ninh quốc phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, công an nhiều tỉnh, thành ĐBSCL. Số lượng xe (trên 50 chiếc) trong clip là xe chở các đồng chí lãnh đạo nói trên cùng các đại biểu từ các địa phương trong khu vực, các học viên đang học bổ sung kiến thức quốc phòng toàn dân của ĐBSCL tại Sóc Trăng, có chương trình thực tập 2 ngày tại Bến Tre.
Trong số những tổ chức và cá nhân chia sẻ đoạn video này, có nhiều người là nhà báo, nhiều người được xem là trí thức trong và ngoài nước (hiện nay hầu hết đã gỡ bỏ và xin lỗi công khai), nhiều cơ quan báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên, giới truyền thông bị việt vị từ những “tin vịt” hoặc những dạng “virus thông tin” như thế.
Thiết bị cầm tay với màn hình tương tác giờ đây đã trở thành công cụ đơn giản, thông minh, lợi hại để mỗi giây hàng tỷ Byte thông tin được người dùng Internet tải lên mạng toàn cầu này. Và dù có thừa nhận hay không, truyền thông xã hội vẫn là một thực thể đang tác động sâu sắc, phức tạp, thậm chí xô bồ đến bữa tiệc thông tin của công chúng...
Ngày nay, với mạng xã hội, ai cũng là người đưa tin khá nhanh nhạy về các sự kiện trong đời sống. Nhưng, các nguồn tin trên mạng xã hội xuất phát từ cá nhân, chưa qua kiểm chứng bằng các nguyên tắc nghiệp vụ báo chí và bản thân người đưa tin không chịu trách nhiệm trước công chúng về nội dung. Tình trạng thông tin thật - giả, xấu - tốt lẫn lộn trong truyền thông hiện nay đòi hỏi người tiêu dùng tin tức bình thường phải có những năng lực truyền thông nhất định, phải tỉnh táo để tránh bị “ngộ độc” thông tin.
Kinh nghiệm thẩm định nguồn tin của báo chí
Ấy là nói công chúng truyền thông bình thường, còn với nhà báo, khi khai thác nguồn tin từ truyền thông xã hội, còn cần phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra, thẩm định - vốn là những nguyên tắc kinh điển của báo chí.
Thông tin đáng tin cậy là thông tin chỉ dẫn hành động. Thông tin đáng tin cậy giúp người tiếp nhận đưa ra quyết định, thực hiện hành động hoặc chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm với những người khác - Theo định nghĩa của trường Đại học Stony Brook (Mỹ)
Tiếp cận thông tin trên môi trường truyền thông hiện nay cần phải xác định ai là nguồn tin và vì sao họ lại biết được thông tin này, đồng thời, đối chiếu với các nguồn có thông tin tương tự. Phải đọc phần giới thiệu về trang web cung cấp thông tin đó (xem là báo điện tử được cấp phép hay trang blog, trang web cá nhân). Click vào các bài viết xung quanh trên trang web ấy, đọc kỹ tên miền của trang web để xác định xem có phải là trang giả mạo (thường các trang web giả sẽ có nhiều bài link liên kết không hoạt động). Tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, đừng tin vào các số như lượng người thích (like), số lượt chia sẻ (share) vì các con số đó hoàn toàn có thể mua bán với giá rất rẻ.
Các học giả ở trường Đại học Stony Brook (Mỹ) cũng đề ra một công thức thẩm định thông tin, gọi là công thức I'M VAIN.
I’M VAIN là một câu được ghép từ các ký tự đầu của những chữ:
- INDEPENDENT: Nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin được nêu không?
- MULTIPLE: Nguồn tin có đa chiều không?
- VERIFY: Thông tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa?
- AUTHORITATIVE: Nguồn cung cấp tin ấy có thẩm quyền không?
- INFORMED: Thông tin ấy người ta có được bằng cách nào?
- NAMED: Nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh? Công thức khái quát và dễ nhớ này cần được các nhà báo hôm nay vận dụng trong tác nghiệp báo chí nói chung và sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp nói riêng.
Hàng dỏm, hàng giả, hàng kém chất lượng... buộc nhà quản lý phải tìm nhiều biện pháp ngăn chặn. Nhưng khó có biện pháp quản lý nào có thể ngăn hoàn toàn các hành vi gian dối nên lời khuyên lâu nay chúng ta vẫn thường nghe là phải biết làm người tiêu dùng thông minh. Giờ đây, lời khuyên ấy còn dành cho cả những người tiêu dùng tin tức cũng như nhà báo.
Tất nhiên, các cơ quan quản lý vẫn đã và đang nỗ lực để ngăn ngừa những thông tin xấu, thông tin độc hại. Nhưng, trước hết, nhà báo và người tham gia mạng xã hội hôm nay phải tạo cho mình một bộ lọc để tránh mắc bẫy vô tình chia sẻ những thông tin sai sự thật./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 02.12.2016
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận