Sứ mệnh của người làm báo đầy tự hào, vẻ vang nhưng cũng vô cùng gian nan
Cùng dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí như Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và gần 30 cơ quan báo chí khác.
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã được nghe thông tin về tình hình hoạt động báo chí trong thời gian qua và một số vấn đề về phát triển nền báo chí Việt Nam trong thời gian tới; tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và dự kiến 6 tháng cuối năm 2021; về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chiến lược vaccine; tình hình đóng góp, sử dụng Quỹ vaccine phòng COVID-19...
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước, nhất là trong những thời điểm đất nước có những vấn đề lớn hoặc những khó khăn cần tập trung xử lý, giải quyết, góp phần giành thắng lợi cuối cùng như: Công cuộc đổi mới đất nước; Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phòng, chống dịch COVID-19; Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ; bày tỏ lòng biết ơn về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp của các bộ, ban, ngành dành cho báo chí nước nhà. Đồng thời nêu những thách thức mà báo chí Việt Nam đang phải đối mặt; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan báo chí, đội ngũ nhà báo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời cảm ơn chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến tất cả các nhà báo lão thành, các phóng viên, biên tập viên, cán bộ, người lao động đang làm việc trong các cơ quan báo chí của Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thủ tướng khẳng định, lịch sử của nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn với sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng nhấn mạnh: Bác Hồ, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, đã nói: “nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”, là cầu nối thể hiện ý Đảng, lòng dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là công cụ “phò chính diệt tà”. Đối với người làm báo cách mạng, Bác cũng khẳng định “cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén” do đó “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng”. Chính vì vậy, sứ mệnh của những người làm báo đầy ý nghĩa, tự hào, vẻ vang nhưng cũng vô cùng gian nan, vất vả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ôn lại những đóng góp, hy sinh của đội ngũ những người làm báo Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đồng thời bày tỏ lòng tri ân đối với các thế hệ nhà báo đã cống hiến hết mình vì đất nước, vì sự nghiệp của Đảng, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, thời kỳ nào cũng vậy, các nhà báo luôn là những chiến sỹ dũng cảm trên tất cả các mặt trận: Từ trong thiên tai, bão lũ, những điểm nóng ở mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt trong thời gian gần đây là những chiến sỹ báo chí giữa tâm dịch COVID-19... để thông tin kịp thời, chính xác tình hình đến công chúng. Báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Thủ tướng cho biết, hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu hết mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, có vai trò, vị trí quan trọng trên mặt trận tư tưởng, là cầu nối truyền tải, thông tin giữa Chính phủ và nhân dân, lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực với phương châm “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Các nhà báo là chiến sỹ với ngòi bút, trí tuệ sắc bén truyền tải chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới công chúng một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Đảng và Nhà nước đang quyết tâm để ngăn chặn đại dịch, trong đó chú trọng chiến lược vaccine để tiêm miễn phí đến toàn dân, tạo miễn dịch cộng đồng để sớm phục hồi kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chính phủ sẽ thường xuyên đánh giá, dự báo tình hình trong nước và quốc tế để xây dựng, triển khai kịch bản phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, hiệu quả. Thủ tướng mong muốn nhận được sự đồng hành, chia sẻ và hành động của các cơ quan báo chí trên cơ sở phát huy truyền thống “bút sắc, lòng trong, tâm sáng” để cùng với Đảng, Nhà nước chúng ta thực hiện được mục tiêu chung.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thách thức, đánh giá cao và có giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan báo chí, các nhà báo đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong phạm vi, quyền hạn. Chính phủ mong muốn nhận được sự ủng hộ, góp ý của các nhà báo để xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hiểu dân và gần dân, tất cả vì lợi ích của quốc gia, vì dân tộc, lợi ích của nhân dân. Những kiến nghị, đề xuất của các các cơ quan báo chí là chính đáng, xuất phát từ thực tiễn, Chính phủ ghi nhận và sẽ xem xét để đưa ra các quyết định cụ thể./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 20.6.2020
Bài liên quan
- Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
- Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực II, III, IV.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 19/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm, chúc mừng và tặng quà một số nhà báo lão thành tại Thủ đô Hà Nội.
Bình luận