Tác phẩm ảnh của nhà báo Việt Văn được chọn làm bìa cuốn sách “Hòa bình"

Cuốn sách gồm 196 trang, khổ 21 x 29,7 cm, quy tụ nhiều tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, cắt dán, minh họa và nhiều phương tiện truyền thông tổng hợp của các nghệ sĩ từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ukraina, Ethiopia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha, Ý ...
Với chủ đề "Nghệ thuật nói về hòa bình và chống chiến tranh”, mỗi tác giả gửi đến cuộc thi bên cạnh tác phẩm nghệ thuật còn đưa ra 1 slogan cho chủ đề “Hòa bình”.
Việt Văn phóng viên Lao Động là tác giả Việt Nam duy nhất được lựa chọn cho sách cùng với 35 nghệ sĩ khác. Slogan của Việt Văn đưa ra là “Peace for All” (Hòa bình cho tất cả) được gửi cùng tác phẩm tới cuộc thi vào tháng 4.2022.
Trong khi các slogan của các nghệ sĩ khác rất đa dạng như “Không có chiến tranh, chỉ có hòa bình và tình yêu” (No war only peace and love”) của tác giả Emel Cevikcan, “Tình yêu, tình yêu, sợ hãi chiến tranh” (Love, love, scare war) của Serena Calderaro...
Tác phẩm “Cầu nguyện” (Praying) của Việt Văn chụp tại chùa Hương, từng đoạt giải nhất thể loại “Con người” và giải ba Nhà nhiếp ảnh của năm của Photo Master Cup (Mỹ), giải nhất Talent House (Mỹ), giải nhì “Nghệ thuật vòng quanh thế giới” (Art around the world) của Anh, triển lãm và in ở nhiều tạp chí thế giới.

Cuốn sách là ý tưởng sáng tạo của “No Name Collective”(London, Anh) là một gallery trưng bày trực tuyến, với nhiều phòng triển lãm ở Châu Âu, ra đời tại London vào năm 2017 với mong muốn tạo ra một công cụ hỗ trợ thực sự cho các nghệ sĩ đang lên và quảng bá nghệ thuật đương đại, khi tổ chức các cuộc thi, xuất bản tạp chí, tổ chức triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm; nhằm thiết lập mối liên hệ với các phòng trưng bày, giám tuyển, nhà sưu tập từ khắp nơi trên thế giới.
Việt Văn, phóng viên Lao Động trước đó từng được chọn là người thắng cuộc (winner) trong cuộc thi Thử thách (Challenge) tháng 1.2022 và có tác phẩm in trong tạp chí nghệ thuật đương đại “No Name Collective Art Magazine” tháng 2.2022./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 9.8.2022
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
4
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
5
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 1: Những giá trị to lớn của “sức mạnh mềm”
Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là hồn cốt của mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chính vì sự quan trọng của văn hóa, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước liên tục cấu kết, tổ chức tuyên truyền, kích động chống phá dưới nhiều hình thức, cường độ, mức độ và trên nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, chúng phủ nhận nền tảng văn hóa tinh thần xã hội chủ nghĩa được xây dựng mấy chục năm qua, lấy đó là nội dung ưu tiên, là mũi tấn công nhằm thay đổi tâm lý, tình cảm, tư tưởng của xã hội, nhất là giới trẻ. Loạt bài: “Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về chính trị, tư tưởng” tập trung làm rõ những hiện tượng chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hướng tới xây dựng một nền văn hóa tinh thần với những giá trị nhân văn, tốt đẹp, làm cơ sở để đất nước có đủ sức mạnh vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận